Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 38 - 43)

trên địa bàn thành phố Hà Nội

1.3.1. Nguyên tắc quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy

Đấu tranh phòng chống tệ nạn ma túy là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của tồn xã hội, trước hết là của các cơ quan nhà nước có chức năng và của mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Để quản lý cơng tác PCTNMT đạt hiệu quả cần tuân thủ các nguyên tắc:

Thứ nhất, nguyên tắc quản lý theo pháp luật

Quản lý nhà nước đối với công tác cai nghiện ma túy là một nội dung cụ thể của hoạt động quản lý hành chính nhà nước, mà thực chất là quá trình tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phịng chống tệ nạn ma túy nói riêng. Quản lý bằng pháp luật chứ không chỉ đạo bằng đạo lý. Pháp luật thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân về một xã hội khơng có TNMT. Để bộ máy nhà nước nói chung, mỗi cơ

quan nhà nước nói riêng hoạt động có hiệu quả địi hỏi phải xác định đúng chức năng, thẩm quyền và quy định quyền hạn của mỗi cơ quan; đồng thời mỗi cơ quan phải xác lập một cách đúng đắn và hợp lý mối quan hệ trong quá trình thực hiện chức năng, phải có nhiều phương pháp và hình thức tổ chức và hoạt động phù hợp để tạo thành cơ chế đồng bộ trong quá trình thiết lập và thực hiện quyền lực nhà nước, tất cả điều đó chỉ có thể thực hiện được khi dựa trên cơ sở vững chắc của nhà nước và quy định của pháp luật. Việc đảm bảo nguyên tắc quản lý xã hội theo pháp luật trong công tác quản lý cai nghiện ma túy ln có ý nghĩa quan trọng, khơng những đảm bảo tính thống nhất trong tổ chức thực hiện các nội dung, yêu cầu mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn ma túy trong cộng đồng mà còn là điều kiện cần thiết để phát hiện, đấu tranh với tội phạm về ma túy và các vi phạm pháp luật khác về ma túy.

Nhà nước ban hành những chính sách để triển khai thực hiện những chủ trương, nghị quyết của Đảng về cơng tác cai nghiện ma túy. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, ban hành những văn bản pháp quy, thống nhất quản lý nhà nước về công tác cai nghiện ma túy, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về cơng tác cai nghiện là Bộ Lao động-Thương binh Xã hội. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện và phối hợp với các cơ quan hữu quan trong công tác này.

Thứ hai, nguyên tắc tập trung dân chủ

Nguyên tắc này phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng được quản lý xã hội đối với công tác cai nghiện ma túy theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cơ quan quản lý nhà nước, của cộng đồng dân cư, của gia đình đối tượng người nghiện ma túy. Nhà nước đóng vai trị định hướng, ban hành các quy định, tổ chức bộ máy, hướng dẫn nghiệp vụ hỗ trợ các đối tượng tuyên truyền, vận động xã hội chung tay xây dựng một xã hội khơng có ma túy. Việc thực hiện quản lý xã hội đối với công tác cai nghiện ma túy trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ các mục tiêu, chương trình dự án khác đang triển khai ở địa phương, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các vấn đề cần thiết, có cơ chế, chính sách khuyến khích cộng đồng, doanh nghiệp và các tổ chức khác tham gia, đóng góp vào quản lý xã hội đối với công tác cai nghiện ma túy.

Thứ ba, nguyên tắc phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia

Nguyên tắc phát huy vai trị của quần chúng nhân dân vào q trình quản lý thể hiện sự thống nhất của hoạt động tham gia trực tiếp, hay gián tiếp của cơ quan chức năng vào quần chúng nhân dân đấu tranh phòng chống tệ nạn ma túy trên cơ sở dân chủ, việc quản lý công tác này là nhiệm vụ của hệ thống chính trị và tồn xã hội, cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trị chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng, quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện; hình thành cuộc vận động “Xây dựng xã, phường lành mạnh khơng có tệ nạn ma túy” Chương trình “Phịng, chống ma túy từ gia đình” xã hội hóa cơng tác phịng, chống nghiện ma túy.

1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và nguồn lực cho cai nghiện ma túy ma túy

1.3.2.1. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch cai nghiện ma túy, chỉ đạo tổ chức cai nghiện ma túy và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện ma túy.

- Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện ma túy.

- Chủ trì phối hợp với các bộ, ban, ngành, tổ chức và chính quyền địa phương xây dựng, hướng dẫn hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy, dạy nghề, tạo việc làm, tư vấn, hỗ trợ, tạo điều kiện vật chất và tinh thần giúp đỡ người đã cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Thống kê, đánh giá tình hình cai nghiện ma túy và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện ma túy.

- Hướng dẫn, chỉ đạo việc thành lập, giải thể cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở khác về cai nghiện ma túy.

- Thực hiện hợp tác quốc tế về cai nghiện ma túy và giải pháp các vấn đề xã hội sau cai nghiện ma túy.

1.3.2.2. Bộ Y tế

- Ban hành danh mục, quy chế quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất sử dụng trong lĩnh vực y tế và tổ chức thực hiện quy chế quản lý chất ma túy sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa học.

- Quy định việc nghiên cứu thuộc và phương pháp cai nghiện ma túy; cấp, thu hồi giấy phép lưu hành thuốc, phương pháp cai nghiện ma túy; hỗ trợ về người, chuyên môn kỹ thuật y tế để cai nghiện ma túy.

- Thực hiện hợp tác quốc tế và kiểm soát thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa học.

- Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, thu hồi giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu thuốc cai nghiện ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, chất ma túy, tiền chất sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa học.

1.3.3.3. Bộ Công an

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch phịng, chống tội phạm về ma túy; tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch phòng, chống ma túy của các bộ, ngành trình Chính phủ; chủ trì phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy; tổ chức tiếp cận và xử lý thông tin về tội phạm ma túy; ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý chất ma túy và tiền chất phục vụ đấu tranh chống tội phạm về ma túy.

- Tổ chức lực lượng điều tra các tội phạm về ma túy, hướng dẫn các cơ quan khác tiến hành điều tra ban đầu các tội phạm này theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức công tác giám định chất ma túy và tiền chất; thực hiện thống kê nhà nước về phịng, chống ma túy; quản lý thơng tin các tội phạm về ma túy; phối hợp với Bộ Lao động-Thượng binh và Xã hội chỉ đạo việc lập hồ sơ và tổ chức đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, giữ gìn an ninh, trật tự tại các cơ sở cai nghiện, kiểm tra hoạt động cai nghiện ma túy tại cộng đồng và trong các cơ quan cai nghiện ma túy; thực hiện hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm về ma túy.

- Bộ trưởng Bộ Công an cấp, thu hồi giấy phép quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chấy ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, cấp, thu hồi giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu chất ma túy sử dụng trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm.

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ để xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức cai nghiện bắt buộc, hỗ trợ triển khai thực hiện mơ hình, đề án thí điểm trong công tác điều trị nghiện ma túy.

- Kính phí đóng góp của người cai nghiện và gia đình người cai nghiện ma túy.

- Kinh phí từ các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và người ngoài.

1.3.3. Phương pháp quản lý

Phương pháp quản lý nhà nước đối với công tác cai nghiện ma túy là tổng thể các cách thức, biện pháp tác động có thể có và mang tính chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý để đạt được các mục tiêu quản lý đề ra.

Phương pháp quản lý có vai trị rất quan trọng đến sự thành công hay thất bại trong việc thực hiện các nhiệm vụ, ảnh hưởng đến tính hiệu quả của quản lý công tác cai nghiện ma túy. Phương pháp quản lý xã hội đối với công tác cai nghiện ma túy của thành phố Hà Nội hiện nay cịn tạo động lực kích thích tính năng động, sáng tạo của các bộ phận, các khâu, các cấp trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra nhằm ngăn ngừa, đẩy lùi tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.

Do đặc điểm của đối tượng quản lý là những người nghiện ma túy nên phương pháp quản lý nhà nước đối với công tác cai nghiện ma túy có những phương pháp riêng phù hợp với lĩnh vực quản lý đặc thù. Trong đó, có hai phương pháp chủ đạo đó là: phương pháp giáo dục, tuyên truyền và phương pháp mệnh lệnh hành chính.

Do đặc điểm quản lý của công tác cai nghiện ma túy, đối tượng quản lý là những người nghiện ma túy có tinh thần khơng ổn định, vì vậy, đơi lúc áp dụng mệnh lệnh hành chính là khơng phù hợp, cần kết hợp với biện pháp giáo dục tuyên truyền để đạt được hiệu quả quản lý. Việc lạm dụng các biện pháp hành chính sẽ gây tác động tiêu cực đến hiệu quả của công tác xã hội hóa cai nghiện nếu khơng cân nhắc kỹ.

Một là, phương pháp hành chính: Đây là phương pháp quản lý bằng cách

ra chỉ thị từ trên xuống, nghĩa là các cơ quan có thẩm quyền, cá nhận được trao quyền quản lý cai nghiện ma túy ra những quyết định bắt buộc đối với các cấp,

trưng của phương pháp này là sự tác động mang tính trực tiếp của các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền lên các cấp theo ngành dọc ở địa phương, các gia đình, cộng đồng dân cư, người nghiện ma túy bằng cách quy định đơn phương nhiệm vụ, hoạt động và phương án hành động, các biện pháp nghiệp vụ cụ thể. Phương pháp hành chính trong quản lý công tác cai nghiện ma túy biểu hiện thông qua việc sử dụng các biện pháp bắt buộc đối với đối tượng nghiện ma túy, sử dụng ma túy và các hành vi khác theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng trái phép chất ma túy là một trong những hành vi vi phạm các quy định về phịng, chống và kiểm sốt ma túy. Đối với hành vi vi phạm hành chính này, cá nhân vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật.

Hai là, phương pháp giáo dục tuyên truyền: bên cạnh việc áp dụng các

biện pháp mang tính chất mệnh lệnh hành chính trong quản lý công tác cai nghiện cần lồng ghép với các biện pháp tuyên truyền vì: nghiện ma túy là một bệnh mãn tính - khó chữa có đặc tính là dễ tái nghiện. Thơng qua giáo dục, tuyên tuyền, trang bị cho người nghiện ma túy những kiến thức tổng hợp về kỹ năng sống, cách phịng chống tái nghiện qua đó giúp họ vững tin trở lại với gia đình và cộng đồng xã hội.

Ba là, phương pháp kinh tế: là cách thức mà chủ thể quản lý sử dụng động

lực vật chất tác động lợi ích của các đối tượng quản lý. Trong quản lý công tác cai nghiện ma túy chủ thể quản lý thông qua các biện pháp chi phối trực tiếp lên lợi ích của cộng đồng, của gia đình và người nghiện ma túy. Thông qua cách thức tác động này công tác quản lý cai nghiện ma túy đạt được hiệu quả mong muốn. Đây là phương pháp rất quan trọng tuy tác động gián tiếp nhưng lại thúc đẩy mạnh mẽ đến cá nhân người nghiện, gia đình người nghiện và cả cộng đồng. Lợi ích vật chất sẽ tác động làm cho đối tượng phải thay đổi thói quen, hành vi trái với đạo đức, pháp luật của mình để góp phần tạo ra trật tự xã hội, một xã hội ngày tốt đẹp và ổn định hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)