2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy trên địa bàn
2.3.1. Những kết quả đã đạt được và nguyên nhân
2.3.1.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện
a. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
- Trong giai đoạn 2016-2020, Thành phố tích cực thực hiện Chỉ thị số 48/CT-TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Nghị quyết số 98/NĐ-CP ngày 26/12/2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo
cơng tác phịng, chống và kiểm sốt cai nghiện ma túy trong tình hình mới và Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả cơng tác phịng, chống và kiểm sốt ma túy.
+ Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, Hội đồng nhân dân Thành phố, UBND Thành phố đã ban hành các Nghị quyết, Quyết định, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các chính sách triển khai cơng tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện; chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt từ cấp Thành phố đến cấp quận/huyện và xã, phường, thị trấn.
+ Trên cơ sở Nghị quyết, Chương trình cơng tác của Thành ủy, Hội đồng nhân dân Thành phố, UBND Thành phố đã ban hành các kế hoạch giai đoạn, kế hoạch hàng năm về công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy, trong đó tập trung chỉ đạo và triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: đẩy mạnh cơng tác tun truyền, phố biến chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống ma túy và cai nghiện ma túy, tác hại của nghiện ma túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp và lợi ích của cơng tác cai nghiện ma túy; đổi mới, đẩy mạnh công tác cai nghiện tự nguyện.
+ Thực hiện chỉ đạo của Thành phố, căn cứ đặc điểm cụ thể của địa phương, hàng năm cấp ủy và chính quyền các quận, huyện, thị xã đã kịp thời xây dựng và ban hành các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch về cơng tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma tuý; chỉ đạo, đôn đốc các xã, phường, thị trấn xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch. Chỉ đạo lực lượng chức năng làm tốt công tác quản lý người nghiện, người sử dụng ma túy, đẩy mạnh công tác vận động và đưa người nghiện đi cai nghiện tại Cơ sở cai nghiện và tại cộng đồng; quản lý, hỗ trợ người sau cai nghiện ma tuý, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, các hoạt đồng này lồng ghép với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, phong trào “Toàn dân tham gia phát hiện, tố giác, đấu tranh với tội phạm; cảm hóa, giáo dục người lầm lỗi tại gia đình và cộng đồng dân cư” và “xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh khơng có tệ nạn ma túy”. + Tại các xã, phường, thị trấn đã ban hành các Nghị quyết, Kế hoạch hàng năm về triển khai công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy tại địa bàn. Kiện toàn Ban Chỉ đạo 138 cấp xã và Đội Công tác xã hội tình nguyện, tổ cơng tác cai nghiện ma túy tại gia đình và tại cộng đồng; phân cơng rõ vai trò, trách nhiệm và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống ma
tuý, cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy tại địa bàn; phát động phong trào
b. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Với vai trò là cơ quan thường trực trong công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND Thành phố trình HĐND Thành phố ban hành các nghị quyết, quyết định về công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy như: ....
c. Công tác xây dựng, ban hành Kế hoạch:
Hằng năm UBND Thành phố tổ chức xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu cụ thể chi tiết đến các đơn vị có liên quan, như trong năm 2021 (Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 08/2/2021 của UBND thành phố Hà Nội):
- Phấn đấu 90% số người nghiện, người sử dụng ma túy có mặt tại cộng đồng có hồ sơ quản lý trên địa bàn Thành phố được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, điều trị, cai nghiện ma túy, trong đó: lập hồ sơ và đưa 900 người nghiện đi cai nghiện ma túy bắt buộc: theo Biểu chỉ tiêu cơng tác phịng, chống ma túy tại Kế hoạch phòng, chống ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2021; tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và tại cộng đồng cho 1.100 người; vận động 2.100 người cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma túy công lập của Thành phố; tổ chức cai nghiện, điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện ngồi cơng lập cho 1.000 người nghiện ma túy; duy trì điều trị bằng thuốc thay thế Methadone cho 4.986 bệnh nhân đang điều trị năm 2020 chuyển sang năm 2021; vận động 1.500 người nghiện các chất dạng thuốc phiện điều trị bằng thuốc thay thế Methadone, phấn đấu cuối năm 2021 lũy tích có 6.500 bệnh nhân được điều trị thay thế bằng Methadone.
- Phấn đấu 100% người hoàn thành thời gian cai nghiện ma túy được quản lý sau cai, được tư vấn, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tạo việc làm với các hình thức phù hợp.
- Phát triển mơ hình quản lý sau cai nghiện ma túy tại các địa phương, ít nhất mỗi quận/huyện/thị xã áp dụng 01 mơ hình quản lý sau cai nghiện ma túy hiệu quả; tiếp tục duy trì hoạt động 36 Câu lạc bộ B93 tại các địa phương, phấn đấu có 80% Câu lạc bộ có số buổi và thành viên tham gia sinh hoạt đều đặn, hiệu quả.
- Tổ chức dạy nghề cho 500 người cai nghiện bắt buộc tại các cơ sở cai nghiện ma túy; hỗ trợ vay vốn, dạy nghề, tạo việc làm cho 30 người sau cai nghiện ma túy và hộ gia đình người sau cai nghiện tại cộng đồng.
d. Công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn
- Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, đoàn thể và UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các Hội nghị tập huấn, tuyên truyền Luật Phòng, chống ma túy; Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013, Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016, Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013, Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29/6/2016 và các văn bản liên quan đến công tác cai nghiện, quản lý sau cai cho cán bộ các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ làm cơng tác phịng, chống tệ nạn xã hội các quận, huyện, thị xã, xã phường, thị trấn với sự tham gia của hàng vạn lượt người; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác lập hồ sơ tại các địa bàn.
- Tham mưu cho UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 225/KH- UBND ngày 12/12/2018 về triển khai thực hiện Đề án “Phối hợp truyền thơng phịng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đến năm 2020” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Trong k , các cơ quan thông tin đại chúng như Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, các Báo: Hà Nội mới, Kinh tế và Đô thị, An ninh Thủ đô, Phụ nữ Thủ đô, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng hàng trăm tin bài, phóng sự đưa tin về các hoạt động phòng, chống ma túy, cai nghiện quản lý sau cai tại các quận, huyện, thị xã hội và các xã, phường, thị trấn trong Thành phố.
- Các ngành, các đoàn thể, các tổ chức xã hội: Ủy ban mặt trận Tổ quốc Thành phố, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nơng dân, Liên đồn Lao động Thành phố... bằng nhiều hình thức như diễn đàn, sinh hoạt, tập huấn tuyên truyền, in ấn phát hành tờ rơi, tờ gấp, kẻ vẽ pano, khẩu hiệu....tuyên truyền, giáo dục công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy trong tổ chức đoàn thể và hội viên.
- Tại các cơ sở cai nghiện ma túy: công tác tư vấn, tuyên truyền luôn được quan tâm chú trọng, thông qua hoạt động chuyên đề về pháp luật phòng, chống ma túy, các biện pháp cai nghiện hiện nay, tác hại của ma túy và lợi ích của người cai nghiện, người sau cai nghiện ma túy.
- Kết quả: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế và Đô thị đăng tải 31 phóng sự và 63 chuyên trang, chuyên đề về cơng tác phịng, chống mại dâm, ma túy; các Sở, ngành, địa phương đã tổ chức triển khai 14.907 buổi tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, tuyên truyền kiến thức cai nghiện, quản lý.
2.3.1.2. Công tác cai nghiện ma túy
Kết quả công tác cai nghiện ma túy được tổng hợp tại bảng 2.2, cụ thể như sau:
a. Cơng tác cai nghiện tại gia đình, cộng đồng
- Hàng năm, Thành phố giao chỉ tiêu cho từng địa phương (giai đoạn 2016-2020: 1.200 chỉ tiêu). Căn cứ Kế hoạch của Thành phố, các quận, huyện, thị xã giao chỉ tiêu cụ thể đến từng xã, phường, thị trấn. Các địa phương đã thực hiện nghiêm túc cơng tác cai nghiện tại gia đình và tại cộng đồng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA và xây dựng, ban hành Quy chế hoạt động của Tổ công tác cai nghiện ma túy giúp UBND xã, phường, thị trấn thực hiện cơng tác cai nghiện tại gia đình và tại cộng đồng.
- Tại các xã, phường, thị trấn chưa đủ điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức cắt cơn cho người nghiện ma túy, Thành phố đã chỉ đạo các cơ sở cai nghiện ma túy phối hợp với địa phương để hỗ trợ cắt cơn cho người cai nghiện ma túy trong 15 ngày, sau đó bàn giao về địa phương tiếp tục quản lý, giúp đỡ và thực hiện các nội dung của cơng tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng.
- Công tác quản lý, giám sát, hỗ trợ người cai nghiện tại gia đình và tại cộng đồng đã được các địa phương chú trọng thực hiện, người tham gia cai nghiện đã được Chủ tịch UBND cấp xã giao cho Tổ công tác hướng dẫn người nghiện thực hiện kế hoạch cai nghiện, theo dõi, quản lý, giúp đỡ người cai nghiện tham gia các hoạt động xã hội để thay đổi hành vi, nhân cách và nâng cao năng lực tái hòa nhập cộng đồng.
Kết quả, giai đoạn 2016-2020 các địa phương đã tổ chức cai nghiện tại gia đình, tại cộng đồng đối với 3.096/1.200 lượt người nghiện ma túy, đạt 258% chỉ tiêu theo kế hoạch giai đoạn, trong đó cai nghiện tự nguyện tại gia đình 2.099 lượt người, cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng 787 lượt người, cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng 210 lượt người [41].
b. Công tác cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc
- Công tác lập hồ sơ
+ Từ khi các quy định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính do Tịa án nhân dân xem xét có hiệu lực, cơng tác lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện gặp nhiều khó khăn, số lượng người nghiện đi cai nghiện bắt buộc giảm đáng kể.
+ Để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong cơng tác lập hồ sơ đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện ma túy theo Luật Xử lý vi phạm hành chính, Thành phố ln quan tâm chỉ đạo các địa phương thường xuyên tập huấn, hướng dẫn, giải đáp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong cơng tác lập hồ sơ cai nghiện ma túy cho lực lượng cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn. Thực hiện sự chỉ đạo của Thành phố, các Sở, ngành và địa phương đã tích cực rà sốt người nghiện có nơi cư trú và khơng có nơi cư trú ổn định trên địa bàn để lập hồ sơ và xem xét, ra quyết định đưa người nghiện ma túy đi cai nghiện ma túy bắt buộc tại các cơ sở cai nghiện ma túy đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, số người nghiện đi cai nghiện bắt buộc có nơi cư trú cịn thấp, chủ yếu là đối tượng khơng có nơi cư trú ổn định, chiếm tỷ lệ 72,6%.
+ Kết quả, giai đoạn 2016-2020, các địa phương đã ra quyết định và tổ chức đưa 4.166 lượt người nghiện ma túy vào cai nghiện bắt buộc tại các cơ sở cai nghiện ma túy, trong đó số người có nơi cư trú ổn định 1.186 người, khơng có nơi cư trú ổn định 2.980 người [41].
c. Công tác cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma túy công lập của Thành phố
- Căn cứ Quyết định 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020; Công văn số 946/LĐTBXH-PCTNXH ngày 28/3/2014 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về "Thí điểm chuyển đổi Trung tâm cai nghiện ma túy bắt buộc sang Trung tâm cai nghiện ma túy tự nguyện". Để đảm bảo người nghiện trên địa bàn được điều trị với các hình thức phù hợp, Thành phố đã chỉ đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với các Sở, ngành xây dựng Đề án thí điểm cai nghiện tự nguyện, thời gian thí điểm 02 năm (2015, 2016). Theo đó, người nghiện có hộ khẩu thường trú và tạm trú dài hạn tại Hà Nội, tự nguyện cai nghiện với thời gian tối thiểu 06 tháng tại các Cơ
sở cai nghiện được hỗ trợ 65% chi phí cai nghiện, gia đình phải đóng góp 35% kinh phí. Trên cơ sở kết quả thí điểm thành cơng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2018/NĐ-CP theo đó đã có chính sách hỗ trợ cho người cai nghiện tự nguyện với mức hỗ trợ tương đương 70% chi phí so với cai nghiện bắt buộc. Hiện nay trên địa bàn Thành phố có 04 cơ sở cai nghiện ma túy tiếp nhận người vào cai nghiện ma túy tự nguyện: Cơ sở cai nghiện ma túy số 2, số 5, số 6, số 7 Hà Nội.
- Kết quả: Số người nghiện tham gia điều trị tự nguyện tại cơ sở cai nghiện tăng lên nhiều so với những năm trước, giảm số người cai nghiện bắt buộc từ 90% xuống còn 6% và điều trị tự nguyện tại các cơ sở công lập trước đây chỉ chiếm 10%, đến nay đã đạt trên 70% so với người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Giai đoạn 2016-2020, các cơ sở cai nghiện ma túy đã tiếp nhận quản lý và điều trị cho 11.117 lượt người cai nghiện tự nguyện trong đó hỗ trợ kinh phí 10.450 lượt người và khơng hỗ trợ kinh phí 667 lượt người [41].
d. Cai nghiện tại cơ sở cai nghiện do tổ chức, cá nhân thành lập
- Trên địa bàn Thành phố có 03 cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động theo Nghị định 147/2003 của Chính phủ, gồm: Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện Bạch Đằng; Trung tâm nghiên cứu điều trị cai nghiện bằng châm cứu thuộc Bệnh viện Châm cứu Trung ương; Phòng Điều trị nghiện ma túy và chống tái nghiện- Viện sức khỏe tâm thần thuộc Bệnh viện Bạch Mai. Với nhiệm vụ chủ yếu là cắt cơn, giải độc cho người cai nghiện tự nguyện từ các địa phương trên cả nước, thời gian điều trị cai nghiện ma túy tại các cơ sở chỉ khoảng từ 07 ngày đến 01 tháng.
- Kết quả giai đoạn 2016-2020, các cơ sở đã tiếp nhận điều trị cắt cơn nghiện ma túy cho 4.559 lượt người [41].