1 .Tính cấp thiết của đề tài
1.3.2 .Nội dung chính sách đối với ngườicó cơng
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách
Việc đưa các chính sách đối với người có cơng vào thực tiễn không phải là việc đơn giản và nhanh chóng. Trên thực tế đó là một quá trình phức tạp, chịu nhiều tác động của các yếu tố thúc đẩy và cản trở đến việc thực hiện chính sách, trong đó có các yếu tố quan trọng sau:
Một là, bản chất của vấn đề chính sách
Chính sách được đề ra nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong đời sống, vì vậy bản chất của các vấn đề chính sách sẽ tác động bằng nhiều các đến q trình thực hiện chính sách. Chính sách đối với người có cơng là nhóm chính sách liên quan đến an sinh xã hội, vì vậy q trình thực hiện chính sách địi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất từ trung ương đến địa phương, các
bộ, nghành có liên quan trong hệ thống chính trị, từ đó mới đem lại hiệu quả trong công tác triển khai thực hiện.
Theo Pháp lệnh ưu đãi người có cơng năm 2020, thì người có cơng bao gồm 12 nhóm, do vậy đối tượng thực hiện chính sách đối với người có cơng lớn. Trong đó, mỗi nhóm đối tượng đều có những tiêu chuẩn khác nhau, tỷ lệ thương tật khác nhau nên việc giải quyết chính sách cho các đối tượng cũng sẽ khác nhau, trong quá trình tổ chức thực hiện cũng sẽ đưa ra những chính sách khác nhau để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng một cách phù hợp nhất, đúng vấn đề mà đối tượng đang có nhu cầu. Ví dụ như: Đối tượng là thương binh thì việc thực thi chính sách sẽ khơng thể giống với đối tượng vừa là thương binh, vừa là người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hố học.
Bên cạnh đó, việc thực thi chính sách đối với người có cơng khơng chỉ là một hoạt động mà bao gồm nhiều hoạt động, ở nhiều lĩnh vực khác nhau như hỗ trợ nhà ở, trợ cấp, phụ cấp hàng tháng, điều dưỡng, ưu đãi giáo dục, mai táng phí…Do đó, trong q trình thực hiện chính sách địi hỏi sự triển khai một cách toàn diện với nguồn lực lớn và sự tham gia của nhiều chủ thể.
Hai là, bối cảnh thực tế
Bối cảnh thực tế, có thể bao gồm là bối cảnh xã hội, kinh tế, tác động lớn đến việc thực hiện chính sách đối với người có cơng.
Qua hơn 74 năm thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với người có cơng. Xã hội ngày càng phát triển, cùng với sự phát triển đó, thì cùng với chính sách ưu đãi của Nhà nước, phát huy truyền thống dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, phong trào chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có cơng đã trở thành tình cảm, trách nhiệm của tồn xã hội là những nội dung quan trọng trong các diễn đàn, đã khơi dậy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, huy động được sức mạnh của toàn xã hội, đã trở thành những công việc thường xuyên với nhiều hoạt động thiết thực được
phát triển từ thôn bản, làng, xã, đường phố, đã đi sâu vào tâm khảm mỗi người dân tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần góp phần để chăm sóc người có cơng trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó, trong những nằm qua, khi kinh tế dần phát triển, mức chi trả phụ cấp, trợ cấp của các đối tượng chính sách có cơng cũng dần dần được nâng lên để phù hợp với mức thu nhập chung của toàn xã hội, hoạt động xã hội hố trong cơng tác đền ơn đáp nghĩa cũng ngày được nâng cao, chất lượng của các cuộc vận động “quỹ đền ơn đáp nghĩa” được quan tâm, từ đó hoạt động hỗ trợ cho đối tượng chính sách có cơng cũng được triển khai có hiệu quả hơn, giúp đỡ được rất nhiều đối tượng có cơng giảm bớt phần nào khó khăn trong cuộc sống.
Ba là, thể chế hành chính
Để thực hiện chính sách đối với người có cơng, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật là điều cần thiết từ trung ương đến địa phương. Các văn bản này tạo môi trường pháp lý cho việc thực hiện chính sách đối với người có cơng. Góp phần quan trọng trong việc triển khai thực hiện chính sách đối với người có cơng phải kể đến hệ thống các văn bản sau:
Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020, Pháp lệnh ưu đãi người có cơng của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội.
Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”;
Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2013 của Chính phủ, Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng;
Nghị định 56/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”;
Nghị định số 58/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có cơng với cách mạng (thực hiện đến 31 tháng 12 năm 2021);
Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có cơng với cách mạng;
Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 04 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về Hỗ trợ người có cơng với cách mạng về nhà ở;
Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 05 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có cơng với cách mạng và thân nhân;
Thông tư 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 07 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có cơng với cách mạng;
Thông tư Liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03 tháng 06 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính về Hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có cơng với cách mạng và thân nhân; quản lý các cơng trình ghi cơng liệt sĩ;
Thơng tư Liên tịch số 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về Hướng dẫn giám định thương tật đối với thương binh và người được hưởng chính sách như thương binh;
Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế.
Quyết định số 23/2018/ QĐ-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc phân cấp thực hiện chính sách miễn,
giảm tiền sử dụng đất đối với người có cơng với cách mạng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Bốn là, năng lực triển khai thực hiện chính sách của đội ngũ cán bộ, cơng chức
Chất lượng, hiệu quả thực hiện chính sách phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức tham gia thực hiện chính sách đó. Nói cách khác, năng lực thực hiện chính sách của đội ngũ cán bộ, công chức quyết định chất lượng, hiệu quả việc thực hiện chính sách. Do đó, muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chính sách đối với người có cơng cần phải khhơng ngừng nâng cao năng lực thực thực hiện chính sách của đội ngũ cán bộ, cơng chức. Năng lực của cán bộ, công chức trong thực hiện chính sách đối với người có cơng có thể hiểu chính là việc hiểu, nắm bắt các chủ trương, đường lối, các quy định của pháp luật và triển khai chính sách có hiệu quả và giải quyết chính sách đạt được mục tiêu. Năng lực thực hiện chính sách đối với người có cơng được thể hiện ở các năng lực sau: năng lực xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách; năng lực phổ biến, tuyên truyền chính sách; năng lực phân công, phối hợp thực thi chính sách; năng lực kiểm tra, đơn đốc, kiểm tra để duy trì chính sách; năng lực đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực thi chính sách. Nếu cán bộ, cơng chức thực hiện chính sách khơng có các năng lực trên khơng chỉ làm cho việc thực hiện chính sách chính sách khó đạt được mục tiêu, mà cịn có thể làm cho mục tiêu của chính sách dễ bị sai lệch dẫn đến sự khơng đồng tình, thống nhất, ủng hộ của nhân dân.