Công cụ quản lý nhà nước vềđất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 32 - 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.1. Nhận thức chung quản lý nhà nước vềđất đai

1.1.7. Công cụ quản lý nhà nước vềđất đai

Để thực hiện chức năng quản lý về đất đai, nhà nước đã sử dụng các cơng cụ sau:

Thứ nhất,Chính sách và Luật pháp

Chính sách và pháp luật là công cụ quan trọng nhất để quản lý nhà nước về đất đai bởi vì nó vạch ra phương hướng phát triển và duy trì một trật tự kỷ cương cần thiết cho quản lý và sử dụng đất đai trong xã hội. Từ năm 1980 đến nay, ở nước ta quan hệ pháp luật về đất đai có nhiều bước phát triển. Tại Hiến pháp 1980, nhà nước tuyên bố đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước quản lý đất đai thống nhất trên cả nước. Nội dung

này được Hiến pháp 1992 tiếp tục khẳng định. Từ năm 1980 - 1986 đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách và văn bản pháp luật nhằm quản lý đất đai có hiệu quả, đồng thời khuyến khích động viên các tổ chức trong và ngoài nước, các hộ gia đình và các cá nhân sử dụng đúng mục đích, hợp lý, có hiệu quả đất đai được giao. Các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng đã giải quyết được các vấn đề cấp bách về ruộng đất mang tính lịch sử và đề ra bước phát triển mới cho quan hệ kinh tế, trong đó có quan hệ quản lý, sử dụng đất đai, đặc biệt là từ Đại hội Đảng VI năm 1986. Để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các chủ trương, chính sách về quản lý đất đai của Đảng đi vào đời sống, Luật đất đai 1987 đã được ban hành đã thể chế hóa những chính sách cơ bản về đất đai đối với các thành phần kinh tế, đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất. Tiếp đó Luật đất đai năm 1993 ra đời dựa trên cơ sở Hiến pháp 1992 chứa đựng những quan điểm đổi mới cơ bản: Nhà nƣớc giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài; hộ gia đình, cá nhân được chuyển quyền sử dụng đất. Để đất đai thực sự phát huy thế mạnh là “Hàng hóa đặc biệt” của cơ chế thị trường, năm 1998 Nhà nước ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai, mở rộng quyền cho người sử dụng đất. Tuy nhiên, đất đai là một vấn đề phức tạp và rất nhạy cảm trong đời sống xã hội, do sự phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trường, những năm gần đây, trong thực tiễn quản lý và sử dụng đất đã nảy sinh một số vấn đề bất cập như: Thẩm quyền giao đất, cho thuê, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) còn chồng chéo, việc định giá đền bù để giải phóng mặt bằng còn những quan điểm chưa thỏa đáng... cần phải nhanh chóng tháo gỡ để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý và sử dụng đất. Năm 2001 Quốc hội đã tiếp tục ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính, thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp GCNQSDĐ... được phân cấp mạnh hơn cho địa phương để địa phương chịu trách nhiệm, chủ động thực hiện các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cải tiến giảm thiểu phiền hà trong các thủ tục quản lý nhà nước về đất đai và cho người sử dụng.

Thứ hai,Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai là các công cụ quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai bởi vì đó chính là cơ sở để đảm bảo cho việc quản lý thống nhất của Nhà nước đối với đất đai, cân đối quỹ đất của từng vùng, ngành, địa phương để đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội đặt ra, bảo đảm cho đất đai được phân phối, sử dụng công bằng, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Quy hoạch đất đai chính là sự tính tốn phân bổ đất đai cụ thể và hợp lý về số lượng, vị trí khơng gian... cho các mục tiêu kinh tế - xã hội của các nước và từng địa phương ở mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. Kế hoạch việc sử dụng đất đai gắn liền với hoạt động quy hoạch và được xây dựng trên cơ sở quy hoạch. Nói đến kế hoạch đất đai là các biện pháp, các phương án được tính tốn cụ thể về mặt thời gian thực hiện. Thẩm quyền xét duyệt quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai được pháp luật đất đai phân định cụ thể cho các cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước đồng thời phát huy được tính chủ động và chịu trách nhiệm của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai.

Thứ ba,Tài chính

Tài chính là cơng cụ quản lý quan trọng cho phép thực hiện quyền bình đẳng giữa các đối tượng sử dụng đất, kết hợp hài hòa các lợi ích.Theo Nguyễn Đình Bồng (2012), có 03 cơng cụ tài chính trong quản lý đất ở Việt Nam hiện nay là thuế, lệ phí và giá.

Thuế: Nhà nước ban hành các loại thuế chủ yếu trong lĩnh vực đất đai

như Thuế sử dụng đất được thu hàng năm; Thuế thu nhập được thu khi có giao dịch về quyền sử dụng đất.

Phí: Các loại lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai như lệ phí trước bạ,

lệ phí địa chính. Hàng năm chủ sử dụng đất nộp thuế nhà đất do cán bộ địa phương thu về nộp vào ngân sách nhà nước,. Đối với các trường hợp trước đây vi phạm đất đai thì được xử lý cấp giấy chứng nhận QSD đất nhưng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính để đủ điều kiện xét cấp giấy như nộp

tiền sử dụng đất, tiền chuyển mục đich sử đất, lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân… tránh việc thất thoát cho ngân sách nhà nước.

Giá đất: Đối với đất ở hiện nay, Nhà nước đã ban hành khung giá các

loại đất được quy định tại Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của quy định về giá đất[7]; Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về khung giá đất[8];Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp xác định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất và tư vấn xác định giá đất; để làm cơ sở chung cho Uỷ ban nhân dân Thành phố xây dựng bảng giá đất hàng năm làm căn cứ thu thuế sử dụng đất; thuế thu nhập từ chuyển quyền sử đụng đất, thu tiền khi giao đất, khi cho thuê đất, khi cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất…

Nhằm đảm bảo cho người sử dụng đất ở phải thực hiện quyền, đồng thời phải tuân thủ đúng nghĩa vụ mà pháp luật cho phép, các cơ quan của bộ máy nhà nước phải có cơ chế giám sát, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất. Đây là tổng hợp các biện pháp về chính sách, cơ chế và cả tiến bộ kỹ thuật được áp dụng để người sử dụng đất ở phải tuân thủ..

Điều tra giá đất trên địa bàn để xây dựng nên bảng giá đất của địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, để trên cơ sở đó để tránh thất thu cho ngân sách nhà nước thu được các lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân, tiền sử dụng đất,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)