7. Kết cấu của luận văn
2.1. Tổng quan về quậnHoàng Mai, thành phố Hà Nội
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1.Vị trí địa lý:
Quận Hoàng Mai nằm ở phía Nam khu vực nội thành thành phố Hà Nội. Toạ độ địa lý của quận vào khoảng 20053’ - 21035’ độ vĩ bắc và 105044’ - 106002’ độ kinh đơng.
- Phía Bắc giáp quận Hai Bà Trưng; - Phía Nam giáp huyện Thanh Trì;
- Phía Đơng giáp huyện Gia Lâm và quận Long Biên; - Phía Tây giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xuân.
Sơ đồ 1. Bản đồ hành chính quận Hồng Mai, thành phố Hà Nội
2.1.1.2.Tài nguyên đất
Theo tài liệu điều tra trên địa bàn quận có các loại đất chính sau: - Đất phù sa không được bồi, không glây hoặc glây yếu: Loại đất này phân bố ở những nơi có địa hình cao và trung bình, tập trung ở các phường Định Cơng, Đại Kim, Hồng Liệt, Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam.
- Đất phù sa không được bồi glây mạnh: Đất nằm rải rác ở những nơi trũng, lịng chảo, có ở phường Đại Kim. Do hàng năm bị ngập nước liên tục vào mùa hè nên đất thường ở trong tình trạng yếm khí, tỷ lệ mùn khá, độ chua pHKCl từ 4,5 - 6 do ảnh hưởng của chất hữu cơ chưa phân giải.
- Đất phù sa ít được bồi trung tính kiềm yếu: Đất phân bổ ở những giải đất thuộc ngồi đê sơng Hồng thuộc các phường Lĩnh Nam và Trần Phú. Phần lớn loại đất này có thành phần cơ giới cát pha, khả năng giữ màu, giữ nước kém và không bị chua
- Đất phù sa được bồi hàng năm trung tính kiềm yếu: Đất phân bố ở những dải đất dọc theo bờ sông Hồng thuộc các phường Lĩnh Nam và Thanh Trì. Những nơi có địa hình cao, đất có thành phần cơ giới nhẹ; nơi có địa hình thấp, đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng.
- Đất cồn cát, bãi ven sông: Đất nằm ở bãi sông Hồng thuộc các phường Lĩnh Nam và Thanh Trì. Hàng năm bị ngập nước, bãi cát được bồi thêm hay bị cuốn cát đi, do đó địa hình, địa mạo ln bị thay đổi. Trên diện tích này một phần sử dụng để khai thác cát phục vụ xây dựng, còn lại chủ yếu bỏ hoang.
2.1.1.3.Thực trạng môi trường
Quận Hồng Mai có các hồ lớn như hồ Yên Sở, Linh Đàm với diện tích mặt nước lớn, tạo cho quận cảnh quan đẹp, thích hợp cho điều kiện phát triển các khu vực công viên cây xanh, phục vụ cho việc nghỉ ngơi, giải trí và điều hịa khơng khí. Tuy nhiên, do là khu vực tiêu thốt nước thải của thành phố chảy qua các con sông Kim Ngưu, sông Lừ và sông Sét vào hệ thống hồ
điều hòa Yên Sở trong khi nước thải chưa được xử lý triệt để nên vấn đề ô nhiễm đang là mối quan tâm hàng đầu trên địa bàn quận.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh Covid-19, tổng giá trị sản xuất các ngành chủ yếu của Quận (theo giá so sánh) ước đạt 42.380 tỷ đồng tăng 7,74% so với năm 2019 (kế hoạch tăng 13,8%). Trong đó: ngành cơng nghiệp, xây dựng ước đạt 21.358 tỷ đồng tăng 6,18% (kế hoạch tăng 9,31%), ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 20.901 tỷ đồng tăng 9,6% (kế hoạch tăng 18,65%), ngành nông nghiệp ước đạt 121 tỷ đồng bằng 80,5% so với năm 2019 (kế hoạch tăng 0,55%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng định hướng.
2.1.2.2.Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực a) Khu vực kinh tế nơng nghiệp
Duy trì quản lý an tồn thực phẩm ngành nông nghiệp, thực hiện xét nghiệm nhanh cho các hộ kinh doanh trong đợt dịch Covid-19 tại chợ Đầu mối phía Nam và chợ cá Yên Sở. 100% các hộ kinh doanh tại chợ ký cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
b) Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp ước đạt 17.062 tỷ đồng (tăng 4,7% so với năm 2019), một số ngành cơng nghiệp chủ yếu có mức tăng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019 như: sản xuất giấy tăng 4,7%, thiết bị điện tăng 3,92%, chế biến thực phẩm tăng 4,73%, sản xuất sản phẩm cao su, nhựa tăng 4,74%, sản phẩm kim loại tăng 5,88%,...
c) Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ, du lịch
Tiếp tục triển khai Đề án của Thành phố về quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây, duy trì 74 cửa hàng trái cây an tồn và cơng nhận thêm những cửa hàng đủ điều kiện. Tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng. Các lực lượng chức năng của ban chỉ đạo 389 đã tiến hành kiểm tra 325 vụ, xử lý 319 vụ hàng nhập lậu ,
hàng giả, vi phạm VSATTP,... thu nộp ngân sách và giá trị hàng tịch thu, tiêu hủy 28,8 tỷ đồng, phát hiện xử lý 26 vụ vi phạm về sản xuất, tiêu thụ khẩu trang, nước rửa ray không rõ nguồn gốc phạt 141 triệu đồng.
2.1.2.3.Thực trạng các vấn đề xã hội
a) Công tác giáo dục - đào tạo
Tồn quận có 54 trường cơng lập, 35 trường ngồi cơng lập, 406 nhóm trẻ tư thục với 94.220 học sinh, trong đó cơng lập có 71.255 học sinh .
Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy. Các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đạt được nhiều thành tích nổi bật.
b) Cơng tác văn hóa - thơng tin - tuyên truyền
Hoạt động thông tin, tuyên truyền trong các dịp lễ tết và các sự kiện chính trị được triển khai trang trọng, tiết kiệm. Tiếp tục duy trì thực hiện 02 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn.
Tập trung triển khai kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hành chính, chỉ đạo tăng cường quản lý, lưu trữ, chia sẻ dữ liệu, sử dụng các phần mềm dùng chung của Thành phố, hệ thống hịm thư cơng vụ, hệ thống chỉ đạo, điều hành, theo dõi nhiệm vụ trên cơ sở hướng dẫn của Thành phố, triển khai hiệu quả hệ thống họp trực tuyến. Duy trì tốt thực hiện các thủ tục hành chính qua hệ thống phần mềm “một cửa điện tử dùng chung 3 cấp của Thành phố” và dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4. Bố trí nguồn vốn và triển khai đầu tư hạng mục trang thông tin điện tử 14 phường. Thực hiện nghiêm túc Quy chế phát ngôn và cung cấp thơng tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của Thành phố.
2.2. Tình hình sử dụng đất ởquận Hồng Mai, thành phố Hà Nội
Theo kết quả thống kê đất đai đến năm 2020, quận Hồng Mai có tổng diện tích tự nhiên là 4.019,20ha. Được phân ra theo các mục đích sử dụng như sau (Bảng 1):
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Đến năm 2020, diện tích đất nơng nghiệp của quận là856,77ha chiếm 21,3% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:
Đất trồng lúa 76,11ha, chiếm 1,5%tổng diện tích tự nhiên và 8,9 tổng diện tích đất nơng nghiệp;
Đất trồng cây hàng năm khác có quy mơ lớn nhất với 492,90ha, chiếm 12,3%tổng diện tích tự nhiên và 57,7% tổng diện tích đất nơng nghiệp;
Đất trồng cây lâu năm 11,2 ha, chiếm 0,3%tổng diện tích tự nhiên và 1,3% tổng diện tích đất nơng nghiệp;
Đất ni trồng thủy sản 264,19ha, chiếm 6,6%tổng diện tích tự nhiên và 30,8%tổng diện tích đất nơng nghiệp;
Đất nơng nghiệp khác 12,45ha, chiếm 0,3% tổng diện tích tự nhiên và 1,5% tổng diện tích đất nơng nghiệp.
Có thể nói rằng Hồng Mai là một trong số rất ít các đơn vị hành chính là quận cịn diện tích đất nơng nghiệp lớn. Điều này cho thấy nguồn lực về đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và cho phát triển đơ thị nói riêng ở đây là rất lớn; tuy nhiên điều đó cũng đặt ra khơng ít những khó khăn thách thức trong quan lý nhà nước về đất đai trước những tình trạng lấn chiếm đất, tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất kém hiệu quả.
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
Đến năm 2020, diện tích đất phi nông nghiệp của quậnlà3.162,43ha, chiếm 78,7% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:
Đất quốc phịng 34,35ha, chiếm 0,85% tổng diện tích tự nhiên và 1,09 % diện tích đất phi nơng nghiệp;
Đất an ninh 6,37ha, chiếm 0,16% tổng diện tích tự nhiên và 0,20% diện tích đất phi nơng nghiệp;
Đất khu cơng nghiệp 14,5ha, chiếm 0,36% tổng diện tích tự nhiên và 0,46% diện tích đất phi nơng nghiệp;
Đất thương mại dịch vụ 63,23ha, chiếm 1,57% tổng diện tích tự nhiên và 2,00% diện tích đất phi nơng nghiệp;
Bảng 1.Hiện trạng sử dụng đất quận Hoàng Mai năm 2020
Loại sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên 4.019,20 100,00
1 Đất nông nghiệp 856,77 21,32
1.1 Đất trồng lúa 76,11 1,89
Tr đó: Đất chuyên trồng lúa nước 59,84 1,49
1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 492,90 12,26
1.3 Đất trồng cây lâu năm 11,12 0,28
1.4 Đất nuôi trồng thuỷ sản 264,19 6,57
1.5 Đất nông nghiệp khác 12,45 0,31
2 Đất phi nông nghiệp 3.162,43 78,68
2.1 Đất quốc phòng 34,35 0,85
2.2 Đất an ninh 6,37 0,16
2.3 Đất khu công nghiệp 14,50 0,36
2.6 Đất thương mại, dịch vụ 63,23 1,57
2.7 Đất cơ sở SX phi nông nghiệp 154,24 3,84
2.8 Đất phát triển hạ tầng các cấp 829,82 20,65
2.9 Đất có di tích lịch sử - văn hóa 9,85 0,25
2.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải 0,00
2.11 Đất ở tại đô thị 1.069,00 26,60
2.12 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 7,06 0,18
2.13 Đất XD trụ sở của tổ chức sự nghiệp 3,20 0,08
2.14 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao 0,00
2.15 Đất cơ sở tôn giáo 10,58 0,26
2.16 Đất làm NT, nghĩa địa, nhà tang lễ, … 33,64 0,84
2.17 Đất SXVL xây dựng, làm đồ gốm 66,05 1,64
2.18 Đất sinh hoạt cộng đồng 4,85 0,12
2.19 Đất khu vui chơi, giải trí cơng cộng 223,98 5,57
2.20 Đất cơ sở tín ngưỡng 8,15 0,20
2.21 Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối 283,55 7,05
2.22 Đất có mặt nước chuyên dùng 225,42 5,61
2.23 Đất phi nông nghiệp khác 114,61 2,85
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 154,24ha, chiếm 3,84% tổng diện tích tự nhiên và 4,88% diện tích đất phi nơng nghiệp;
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia 829,82ha, chiếm 20,65% tổng diện tích tự nhiên và 26,24% diện tích đất phi nơng nghiệp;
Đất có di tích lịch sử - văn hóa 9,85ha, chiếm 0,25% tổng diện tích tự nhiên và 0,31% diện tích đất phi nơng nghiệp;
Đất ở tại đô thị 1.069,00ha chiếm 26,60% tổng diện tích tự nhiên và 33,80% diện tích đất phi nơng nghiệp.
Đất trụ sở cơ quan 7,06ha, chiếm 0,18%tổng diện tích tự nhiên và 0,22% diện tích đất phi nơng nghiệp;
Đất các tổ chức sự nghiệp 3,2 ha, chiếm 0,08%tổng diện tích tự nhiên và 0,10% diện tích đất phi nơng nghiệp;
Đất cơ sở tôn giáo 10,58ha, chiếm 0,26% tổng diện tích tự nhiên và 0,33% diện tích đất phi nơng nghiệp.
Đất nghĩa trang, nghĩa địa 33,64ha chiếm 0,84% tổng diện tích tự nhiên và 1,06% diện tích đất phi nơng nghiệp;
Đất có sản xuất vật liệu xây dựng, gốm, sứ 60,05ha, chiếm 1,64% tổng diện tích tự nhiên và 2,09% diện tích đất phi nơng nghiệp.
Đất có mục đích cộng đồng 4,85ha, chiếm 0,12% tổng diện tích tự nhiên và 0,15% diện tích đất phi nơng nghiệp;
Đất có vui chơi, giải trí cơng cộng 223,98ha, chiếm 5,57% tổng diện tích tự nhiên và 7,08% diện tích đất phi nơng nghiệp;
Đất cơ sở tín ngưỡng 8,51ha, chiếm 0,20% tổng diện tích tự nhiên và 0,26% diện tích đất phi nơng nghiệp;
Đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng 283,55ha chiếm 7,05% tổng diện tích tự nhiên và 8,97% diện tích đất phi nơng nghiệp;
Đất mặt nước chuyên dùng khác 225,42ha chiếm 5,61% tổng diện tích tự nhiên và 7,13% diện tích đất phi nơng nghiệp;
Đất phi nơng nghiệp khác có 111,06ha, chiếm 2,85% tổng diện tích tự nhiên và 3,62% diện tích đất phi nơng nghiệp.
2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai
- UBND quận Hoàng Mai chịu trách nhiện trực tiếp quản lý công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn quậntheo sự ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Phịng Tài ngun và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Hoàng Mai thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: đất đai, tài nguyên nước, khống sản, mơi trường, biến đổi khí hậu.Phịng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của UBND quận Hoàng Mai; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội.
- Cơng chức Địa chính - Xây dựng phường có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về đất đai – xây dựng trên địa bàn phường.
- Cơ cấu tổ chức của phòng (Sơ đồ 2): hiện tại Phòng Tài nguyên và Mơi trường quận Hồng Mai có 11người, gồm: 1 trưởng phịng, 2 phó phịng và 6 chuyên viên và 02 hợp đồng.
Về số lượng cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương [15]:
- Cấp quận: Phân cơng 01 Lãnh đạo phịng và 4 chun viên Phịng Tài nguyên và Môi trường phụ trách lĩnh vực đất đai;
- Cấp phường: Mỗi phường có 02 cơng chức địa chính – xây dựng tại địa phương. Số lượng công chức phường thực hiện công tácquản lý nhà nước về đất đai của quận Hoàng Mai là 28 người. Công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai được tuyển dụng thơng qua hình thức thi tuyển cơng chức.
Sơ đồ 2. Cơ cấu tổ chức Phịng Tài ngun và Mơi trườngquận Hồng Mai, thành phố Hà Nội
2.4. Quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội
2.4.1. Tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức triển khai các văn bản đó triển khai các văn bản đó
Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực từ ngày 01/7/2014 và các Nghị định hướng dẫn thi hành, UBND Quận đã ban hành khoảng 40 văn bản quán triệt việc thi hành.
Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 15/9/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy[23] về “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo” và Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 01/9/2016
của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
tài sản gắn liền với đất trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Quận ủyHoàng Mai
đã xây dựng và ban hành nhiều kế hoạch để triển khai:
- Kế hoạch số 41/KH-QU ngày 31/10/2016 về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU;
- Kế hoạch số 42-KH/QU ngày 31/10/2016 triển khai thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TU trên địa bàn Quận.
- Đồng thời để việc triển khai một cách tập trung đồng bộ, Quận ủy đã cụ thể hóa bằng việc đưa các nội dung cấp giấy chứng nhận và GPMB thành các nhiệm vụ trọng tâm nằm trong các chương trình cơng tác tồn khóa thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, nhất là Chương trình 04- CTr/QU ngày 12/5/2016 của Quận ủy Hoàng Mai về việc “Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai, trật tự xây dựng, quản lý đơ thị quận Hồng Mai giai đoạn 2015-2020”; Chương trình 04-CTr/QU ngày
27/4/2021 của Quận ủy Hoàng Mai về “Tập trung đầu tư, hoàn thiện, phát
triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật khung; tăng cường quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, quản lý đô thị, trật tự xây dựng, bảo vệ mơi trường, phịng