Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 26 - 33)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời

1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ngoà

ngoài trời.

Như tác giả đã đề cập, quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời cũng nằm trong hệ thống quản lý nhà nước đối với ngành văn hóa. Bộ máy quản lý ngành văn hóa cũng giống như các ngành khác trong hệ thống quản lý nhà nước. Cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về văn hố là Chính phủ; Bộ văn hố, thể thao và du lịch (cấp trung ương); UBND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hố trong địa phương mình theo quy định của pháp luật. Hoạt động này bao gồm các công việc như đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; xây dựng và chỉ đạo quy hoạch, kế hoạch; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy; hướng dẫn, tuyên truyền; thẩm định; cấp giấy phép, giấy chứng nhận…. Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan tham mưu giúp việc trực tiếp cho UBND thành phố. Phịng Quản lý Văn hóa, Thanh tra Sở, các phịng VHTT ; UBND quận, huyện, thị xã tham mưu giúp việc Sở Văn hóa và Thể thao.

Thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo có một số nét nổi bật: thứ nhất, Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo. Thứ hai, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Thứ ba, Sở văn hoá và thể thao và du lịch (tại Hà Nội là Sở Văn hóa và Thể Thao) vẫn tiếp tục thực hiện mọi thẩm quyền quản lý nước đối với hoạt động quảng cáo tại địa phương.

1.2.2.1. Chính phủ

Là cơ quan hành pháp và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực kinh tế - văn hóa, xã hội của Việt Nam, thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo (có quảng cáo ngồi trời).

Tại Điều 5, Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 có quy định: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo; Bộ, cơ quan ngành bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ VHTT&DL thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.

Tại Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi hành mốt số điều của Luật Quảng cáo cũng nêu Bộ VHTT&DL chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quảng cáo trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền cơ chế, chính sách, pháp luật về hoạt động quảng cáo; Hướng dẫn, đôn đốc xây dựng quy hoạch quảng cáo ngoài trời tại địa phương; thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định sản phẩm quảng cáo; tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý trong hoạt động quảng cáo; thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về quảng cáo theo quy định của pháp luật; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quảng cáo; các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Bộ và các cơ quan ngang bộ khác có trách nhiệm phối hợp với Bộ VHTTDL trong việc thực hiện quản lý nhà nước về quảng cáo theo lĩnh vực và phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

1.2.2.3. Ủy ban nhân dân các cấp

* UBND cấp tỉnh là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương được giao trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quảng cáo trong địa phương mình, việc này được thể hiện gồm thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng:

Tại Điều 4, Luật Quảng cáo năm 2012 quy định nội dung quản lý nhà nước thẩm quyền chung của UBND cấp tỉnh gồm: ban hành và tổ chức thực

hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động quảng cáo; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động quảng cáo; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động quảng cáo; phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động quảng cáo; chỉ đạo hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động quảng cáo; chỉ đạo, tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho hoạt động quảng cáo; tổ chức thực hiện công tác khen thưởng trong hoạt động quảng cáo; thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quảng cáo; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo.

Tại Điều 28 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP quy định nội dung quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân tỉnh và UBND các cấp về quảng cáo tại địa phương theo phân cấp của Chính phủ theo thẩm quyền riêng gồm: cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài; tổ chức xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn; tổ chức, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về quảng cáo tại địa phương; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ về quảng cáo tại địa phương; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về hoạt động quảng cáo theo thẩm quyền; báo cáo định kỳ việc quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 31 tháng 12 hằng năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 38, Luật Quảng cáo năm 2012 quy định cụ thể: Giao UBND cấp tỉnh về xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời, bao gồm: xây dựng và phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời tại địa phương trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Luật Quảng cáo có hiệu lực; điều chỉnh quy hoạch quảng cáo theo các giai đoạn phù hợp với sự phát triển của

địa phương; niêm yết văn bản quy hoạch và bản vẽ chi tiết quy hoạch tại trụ sở UBND các cấp và công bố trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời.

UBND cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc xây dựng, phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời theo quy trình sau: Xây dựng dự thảo Đề án quy hoạch quảng cáo ngoài trời; lấy ý kiến cơng khai của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; hoàn thiện hồ sơ và phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngồi trời; cơng bố quyết định phê duyệt, niêm yết đề án quy hoạch quảng cáo ngoài trời và bản vẽ chi tiết quy hoạch tại trụ sở UBND cấp và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.

1.2.2.4. Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội

Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hà Nội; thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố Hà Nội quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, quảng cáo (trừ quảng cáo trên báo chí, trên mơi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thơng, cơng nghệ thơng tin) trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật; các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở VH&TT và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố và theo quy định của pháp luật. Sở VH&TT có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND thành phố Hà Nội, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ VHTT&DL.

Như vậy, Sở VHTT & DL là cơ quan trực tiếp tham mưu, giúp việc cho UBND thành phố Hà Nội về quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ngồi trời trên địa bàn. Thơng tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06/12/2013 quy định chức năng và nhiệm vụ của Sở VHTT Hà Nội:

- Chủ trì và phối hợp với các Sở, ngành ở địa phương xây dựng quy hoạch quảng cáo trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt; tiếp nhận và xử lý hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn theo quy trình sau đây:

a) Trực tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo và băng rôn.

b) Sau khi nhận đủ hồ sơ quy định tại Điều 29 của Luật Quảng cáo, Sở VHTT&DL có giấy tiếp nhận hồ sơ gửi tổ chức, cá nhân và vào sổ tiếp nhận hồ sơ.

c) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ được ghi trong sổ tiếp nhận hồ sơ, Sở VHTT&DL có ý kiến trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân thông báo sản phẩm quảng cáo. Trong trường hợp không đồng ý với các nội dung trong hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo của tổ chức, cá nhân, Sở VHTT&DL phải trả lời, nêu rõ lý do và yêu cầu nội dung cần chỉnh sửa.

d) Gửi nội dung văn bản thông báo sản phẩm quảng cáo và văn bản yêu cầu chỉnh sửa (nếu có) cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phịng Văn hóa và Thơng tin cấp huyện để phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.

- Giúp UBND cấp tỉnh báo cáo định kỳ việc quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn gửi về Bộ VHTT&DL trước ngày 31 tháng 12 hằng năm với các nội dung sau đây:

a) Văn bản QLNN về quảng cáo của địa phương đã ban hành.

b) Quy hoạch quảng cáo của địa phương, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch. c) Số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dịch vụ quảng cáo có trụ sở trên địa bàn; số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo có chi nhánh, văn phòng đại diện đặt tại địa phương. d) Số lượng, tình hình hoạt động của Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại địa phương.

đ) Số lượng hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo (cụ thể đối với từng phương tiện quảng cáo).

e) Các vi phạm về hoạt động quảng cáo và kết quả xử lý vi phạm trên địa bàn. Theo Thông tư liên tịch số: 43/2008/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 06/6/2008 của Bộ VHTT&DL và Bộ Tư pháp hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở VHTT&DL thuộc UBND cấp tỉnh, Phịng VH&TT thuộc UBND cấp huyện thì nhiệm vụ của Sở VHTT&DL về lĩnh vực quảng cáo bao gồm: thẩm định hồ sơ cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo đặt tại địa bàn tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép quảng cáo trên bảng, biển, pa- nơ, băng-rơn, màn hình đặt nơi cơng cộng, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di động khác và các hình thức tương tự treo, đặt, dán, dựng ở ngồi trời hoặc tại nơi cơng cộng trên địa bàn tỉnh; thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo (trừ báo chí, mạng thơng tin máy tính và xuất bản phẩm).

Phịng Quản lý văn hóa là phịng chun mơn trực thuộc Sở VHTT Hà Nội trực tiếp tham mưu giúp việc cho Lãnh đạo Sở VHTT thực hiện quản lý nhà nước các loại hình dịch vụ văn hóa trong đó có quảng cáo (trừ quảng cáo trên báo chí, mạng thơng tin máy tính và xuất bản phẩm) và cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo đặt tại địa bàn Hà Nội theo thẩm quyền của Sở. Thanh tra Sở VHTT Hà Nội là cơ quan trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật, xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực văn hóa (trong đó có quảng cáo ngoài trời) của các cơ quan tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố trong phạm vi chức năng, quyền hạn của Sở VHTT&DL và đề xuất với Lãnh đạo Sở kế hoạch, biện pháp tổ chức việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa.

1.2.2.5. Phịng Văn hóa Thơng tin và phịng Quản lý Đơ thị

- Phịng Văn hố và Thơng tin là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban

nhân dân huyện; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về văn hố, trong đó có quảng cáo ngồi trời trên địa bàn, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã và theo quy định của pháp luật. Phịng Văn hố và Thơng tin có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế cơng chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Văn hoá và Thể thao, Sở Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông.

Tại Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quảng cáo và Nghị Định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo có ghi rõ trách nhiệm của Phịng Văn hóa và Thơng tin cấp huyện gồm: kiểm tra việc thực hiện quảng cáo trên địa bàn; tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý đối với các hành vi vi phạm về hoạt động quảng cáo theo quy định của pháp luật; phối hợp với Thanh tra Sở VHTT&DL trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo trên địa bàn; thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Phịng Quản lý đơ thị có chức năng, nhiệm vụ cấp giấy phép xây dựng

bảng quảng cáo có kết cấu bằng thép và vật liệu tương tự tại mặt tiền, mặt bên tường nhà (mặt hơng) cơng trình, nhà từ 20m2 trở lên và bảng quảng cáo đứng độc lập từ 40m2 trở lên (theo phân cấp của UBND thành phố Hà Nội).

1.2.2.6. Cơng an thành phố (cơng an văn hóa PA03)

xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật trong hoạt động quảng cáo và thực hiện kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật đối với người phát tán tờ rơi tại các giao lộ, vịng xoay giao thơng. Cảnh sát phịng cháy chữa cháy phối hợp với Sở VH&TT trong việc lắp đặt biển hiệu, bảng quảng cáo không đúng quy định về an tồn phịng cháy, chữa cháy; thơng báo kết quả xử lý vi phạm đến Sở VH&TT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)