Xây dựng quy hoạch, quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời theo quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 60 - 66)

7. Bố cục của luận văn

2.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành

2.2.5. Xây dựng quy hoạch, quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời theo quy

theo quy hoạch

Trong những năm gần đây, quảng cáo chuyên nghiệp ở Việt Nam đã trở thành một lĩnh vực kinh doanh độc lập, là hoạt động quan trọng trong quá trình

sản xuất, kinh doanh chung của cả nền kinh tế. Hoạt động quảng cáo ngoài trời là hoạt động kinh doanh có tác động mạnh tới cảnh quan đô thị. Bên cạnh yếu tố thương mại, hệ thống các phương tiện quảng cáo ngồi trời cịn đóng một vai trò quan trọng trong tổng thế cảnh quan đô thị hiện đại, đồng thời hệ thống này cũng sẽ mang lại một hiệu quả to lớn khi sử dụng vào việc tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị và an sinh xã hội. Ngành quảng cáo ngoài trời đã đóng góp một phần khơng nhỏ vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên hình thức này vẫn cịn tồn tại một số hạn chế như: lắp dụng không theo quy hoạch chung, không tuân thủ quy chuẩn kết cấu, hình thức, kích thước, khơng đảm bảo độ an toàn và đạt chuẩn thẩm mỹ… Tất cả đã gây tác động tiêu cực đến mỹ quan đơ thị và khó khăn trong quản lý nhà nước ở lĩnh vực này.

a) Đối với quy hoạch bảng quảng cáo đứng độc lập

Quy hoạch bảng quảng cáo đứng độc lập trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được Sở VH&TT lập và được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 348/QĐ-UBND ngày 13/01/2012. Nhưng đến nay do sự phát triển giao thông đô thị của thành phố đã xây dựng mới các tuyến đường, các tuyến đường cũ có quy hoạch bảng quảng cáo đứng độc lập đã hết hạn năm 2015 nên cần lập lại Quy hoạch quảng cáo tấm lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, một số cơng ty quảng cáo xây dựng loại hình bảng quảng cáo đứng độc lập khơng phép, sai phép khơng đúng kích thước, chiều cao, kết cấu của bảng, vị trí lắp đặt khơng đảm bảo đúng quy định. Vì vậy, ngày 24/4/2018 Quyết định số 1997/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2050 đã tạo cơ sở pháp lý để quản lý bảng quảng cáo đứng độc lập có hiệu quả cao và đồng bộ các hoạt động quảng cáo thương mại, tuyên truyền chính trị bằng bảng quảng cáo ngồi trời, góp phần cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi có nhu cầu quảng cáo từ đó góp phần thúc đẩy

phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tuy nhiên, kế hoạch triển khai Quyết định số 1997/QĐ-UBND vẫn đang được UBND phê duyệt nên hiện nay Sở VH&TT chỉ cấp phép nội dung quảng cáo cho những vị trí đã được phê duyệt trước đó tại Quyết định số 348/QĐ-UBND .

Hầu hết các bảng quảng cáo đứng độc lập (loại có diện tích từ 40m2 trở lên, còn được gọi là bảng quảng cáo tấm lớn) thường tập trung tại các nút, tuyến giao thông trọng điểm, đường quốc lộ, đường cao tốc, nơi có lưu lượng người, xe cộ tham gia giao thông đông đúc và loại bảng quảng cáo độc lập (có diện tích dưới 40m2) thường được lắp đặt tại khn viên, bãi đỗ xe, trụ sở doanh nghiệp, khuôn viên các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà ga, sân bay.

Báo cáo tổng hợp Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội của Sở VH&TT Hà Nội đã cung cấp số liệu cụ thể của bảng quảng cáo đứng độc lập theo Quyết định số 1997/QĐ-UBND như sau:

- Đối với Quảng bảng quảng cáo tấm lớn là bảng quảng cáo đứng độc

lập có diện tích từ 40m2 trở lên, khi xây dựng cần được Sở Xây dựng cấp giấy phép. Tháng 10/2021, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tiến hành khảo sát và thống kê đối với từng vị trí bảng quảng cáo và bảng tuyên truyền. Tập trung khảo sát kỹ về vị trí, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng, quy mơ, tính chất cơng trình tấm lớn, đồng thời rà sốt, thống kê các trường hợp vi phạm hoặc tái vi phạm, những trường hợp không phù hợp quy hoạch, quy định tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội, từ đó tổng hợp kết quả khảo sát, đưa ra những khó khăn, vướng mắc, vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện quy hoạch và báo cáo UBND Thành phố; đề xuất các giải pháp, nhiệm vụ quản lý nhà nước, xử lý vi phạm về quảng cáo và nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền.

Hình 2.3. Biểu đồ số liệu bảng quảng cáo và bảng tuyên truyền tấm lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2021

(Nguồn Phịng Quản lý Văn hóa – Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội9

,2021)

Tất cả các bảng quảng cáo tấm lớn tại các vị trí trên đều phải thống nhất một kiểu dáng chung, bắt buộc một cột trụ và phải có giải pháp móng, đảm bảo an tồn, diện tích mặt bảng là 120m2, chiều cao của bảng tính từ mặt đất đến mép dưới của bảng là 15m và đến mép trên là 23m, bảng quảng cáo phải đảm bảo tiêu chí mỹ thuật và hệ thống liên kết chịu lực với các tác động bên ngồi như tác động gió, trọng tải tự thân. Qua số liệu khảo sát, tuyến đường vành đai I, II, III, tuyến đường Bắc Thăng Long – Nội bài, tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ hiện có nhiều bảng quảng cáo tấm lớn khơng phép lắp dựng hoặc bảng quảng cáo nằm trong vị trí hủy bỏ do vướng dự án (mở rộng đường cao tốc, tuyến đường dây 110kw cấp cho trạm biến áp…) nhưng chưa được tháo dỡ. Tuyến quốc lộ 18, quốc lộ 15 và quốc lộ 1A cịn rất nhiều vị trí nằm trong quy hoạch nhưng chưa có biển lắp dựng do các vị trí ở xa như vị trí giáp

ranh với tuyến Bắc Thăng Long – Nội Bài, tuyến Bắc Thăng Long – Nội Bài chiều sân bay Nội Bài về cầu Thăng Long sau khi thông tuyến cầu Nhật Tân không hấp dẫn được các doanh nghiệp quảng cáo và khơng có khách thực hiện quảng cáo. Hầu hết các bảng quảng cáo đã lắp dựng đều xuống cấp về kết cấu, cần phải được gia cố, bảo dưỡng, duy tu, duy trì để đảm bảo an tồn.

Các bảng tuyên truyền không bị điều chỉnh bởi Luật Quảng cáo và các quy định có liên quan.

- Đối với bảng quảng cáo đứng độc lập (loại có kích thước dưới 40m2),

doanh nghiệp khi muốn lắp dựng loại biển quảng cáo này cần được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Tuy nhiên một số công ty quảng cáo lợi dụng quy định bảng quảng cáo đứng độc lập diện tích dưới 40m2 khơng phải xin giấy phép xây dựng, thực hiện lắp đặt nhiều bảng quảng cáo trái phép, hình thức như bảng quảng cáo tấm lớn, nhiều bảng được lắp dựng trong các khuôn viên bãi đỗ xe, trụ sở doanh ngiệp gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến an tồn giao thơng. Các bảng quảng cáo này chỉ ký hợp đồng thuê đất với đơn vị sở hữu mặt bằng và không thông qua bất kỳ cơ quan quản lý nhà nước nào để thẩm định kết cấu cơng trình cũng như thơng báo thực hiện quảng cáo. Để đồng bộ quy hoạch đối với loại hình biển quảng cáo này, UBND thành phố đã đưa ra quy chuẩn kích thước của biển có diện tích tối đa 40m2, chiều cao từ mặt đường đến đỉnh cao nhất là 12m, trong mỗi khuôn viên được thực hiện một bảng quảng cáo loại hình này.

Sau gần ba năm triển khai thực hiện Quy hoạch quảng cáo đứng độc lập, Hà Nội khơng chỉ đang quy hoạch vị trí, điểm mà cịn xác định hình thức thiết kế, kiểu dáng, kích thước, diện tích, chất liệu của cơng trình quảng cáo tại vị trí quy hoạch; đồng thời quy hoạch các vị trí dành cho tuyên truyền chính trị để thống nhất quản lý và đảm bảo cảnh quan đô thị.

b) Đối với quảng cáo tấm nhỏ (gắn tại các cơng trình, nhà ở riêng lẻ, dải phân cách và nhà chờ xe buýt)

Hoạt động quảng cáo tấm nhỏ (loại biển có diện tích từ 20m2 trở xuống và khơng phải có giấy phép xây dựng) trên địa bàn thành phố Hà Nội rất đa dạng và phong phú. Theo thống kê tại Báo cáo tổn hợp quy hoạch quảng cáo

ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội của Sở VH&TT: năm 2018 trên địa

bàn thành phố có 365 bảng gắn nhà ở/cơng trình có thơng báo sản quảng cáo, 805 bảng hộp đèn quảng cáo đặt tại dải phân cách; 206 bảng quảng cáo là nhà chờ xe buýt và 03 trạm trung chuyển xe buýt (Long Biên, Nhổn, Hoàng Quốc Việt). Tình trạng bảng quảng cáo vi phạm khơng thực hiện thơng báo sản cịn tồn tại, đa số là bảng tự lắp với kích thước lớn tại các vị trí khơng phù hợp. Bảng quảng cáo trên dải phân cách phải tham gia tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị theo u cầu của Thành phố với hình thức xã hội hóa. Mẫu thiết kế bảng quảng cáo trên dải phân cách do Sở QH&KT thẩm định và UBND thành phố phê duyệt.

c) Đối với quy hoạch quảng cáo băng rôn

Hiện tại thành phố đã cho phép thực hiện giá treo băng rôn dọc trên thân cột đèn chiếu sáng tại 62 tuyền đường ở 10/12 quận (Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ, Hồn Kiếm, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Long Biên, Hà Đơng). Tổng số là 2775 vị trí treo băng rơn dọc do Sở VH&TT quản lý phục vụ nhiệm vụ chính trị và an sinh xã hội theo hình thức xã hội hóa.

d) Đối với quy hoạch màn hình chuyên quảng cáo (LED)

Màn hình quảng cáo LED gần đây đã khơng cịn xa lạ trong những năm gần đây trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhìn chung loại hình quảng cáo này chưa thực sự mang lại hiệu quả thự sự trong hoạt động tuyên truyền nhiệm vụ chính trị cũng như phát huy hết hiệu quả thương mại.

Trên địa bàn 10 quận hiện có 60 màn hình chun quảng cáo đã được UBND thành phố chấp thuận về chủ trương, trong đó có 52 màn hình đã lắp đặt và 08 màn hình cịn lại đang thực hiện hồ sơ theo hướng dẫn của Sở VHTT Hà Nội. Vị trí lắp dựng trong khuôn viên hoặc gắn vào tường công trình, trụ sở của tổ chức và khơng dùng âm thanh hay kết nối internet. Hồ sơ lắp đặt màn hình chuyên quảng cáo gửi đến Sở VH&TT để thống nhất với các sở ngành liên quan xem xét giải quyết theo tiêu chí quy hoạch.

e) Đối với biển hiệu

UBND thành phố yêu cầu việc đặt biển hiệu phải tuân thủ đúng các quy định của Luật quảng cáo và Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 20/01/2016. Theo thống kê chưa đầy đủ của các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội, hiện nay tồn thành phố có khoảng 65.204 biển hiệu. Trong đó số biển hiệu đúng quy định về nội dung, kích thước là 49.742 biển, số biển hiệu sai quy định, kèm nội dung quảng cáo là 15.462 biển, đã xử lý 8.457 biển, 7.005 biển hiệu đang được các quận, huyện tiếp tục xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)