Trong những năm gần đây vấn đề ATTP đang diễn ra ngày càng trầm trọng, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp, gây thiệt hại đến tính mạng con người và tiền của. Trước những diễn biến đó thì vai trị của quản lý nhà nước là đặc biệt quan trọng trong đó Nhà nước là chủ thể trực tiếp và
toàn diện của quản lý về ATTP. Trước hết, nhà nước thông qua việc hoạch định và ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến ATTP để hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có định hướng để sản xuất thực phẩm sạch, đảm bảo ATTP. Ngồi ra, thơng qua các văn bản chính sách, nhà nước cũng quy định rõ nhiệm vụ quản lý của từng bộ, ngành và các cấp chính quyền quản lý chặt chẽ vấn đề ATTP.
Thông qua việc tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, kế hoạch có liên quan đến ATTP, nhà nước sẽ đóng vai trị trực tiếp quản lý vấn đề ATTP trong việc kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện về sản xuất, chế biến cũng như tiêu dùng của tất cả các mặt hàng thực phẩm.
Nhà nước sử dụng công cụ pháp luật cũng như đội ngũ thanh tra, kiểm tra các cấp để quản lý vấn đề ATTP. Các bộ phận này có trách nhiệm riêng biệt để thanh tra, kiểm tra lập lại trật tự sản xuất, kinh doanh theo đúng yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà nước. Các bộ, ngành có liên quan phối hợp với Bộ Y tế để cùng quản lý các vấn đề liên quan đến ATTP.
Nhà nước tổ chức tuyên truyền, giáo dục về ATTP cho nhân dân để nâng cao ý thức và hiểu biết vấn đề này. Chỉ đạo tổ chức các đợt cao điểm về ATTP, đẩy mạnh cơng tác phịng chống ngộ độc thực phẩm, công tác tuyên truyền, giáo dục đạt hiệu quả. Như vậy, Nhà nước có vai trị đặc biệt quan trọng, quyết định trong mọi lĩnh vực có liên quan đến thực phẩm từ sản xuất, chế biến đến tiêu dùng.
Mặt khác, QLNN về ATTP là sự tác động của các cơ quan QLNN về ATTP nhằm định hướng phát triển, nâng cao khả năng kiểm soát chất lượng sản phẩm thực phẩm đáp ứng các mục tiêu kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. Công tác quản lý chất lượng thực phẩm ra đời và phát triển cùng với các hoạt động của đời sống kinh tế và xã hội, cơng tác quản lý ATTP có vai trị quan trọng, tác động nhiều mặt và sâu sắc đến hầu khắp các lĩnh vực, từ sản xuất
kinh doanh, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ cho đến việc bảo vệ mơi trường, an tồn sức khoẻ con người, đảm bảo cơng bằng và lợi ích quốc gia. Trong thời kỳ nền kinh tế phát triển như hiện nay thì vai trị của quản lý ngày càng trở lên quan trọng. Vai trò quản lý nhà nước về ATTP trước hết phải là vai trị định hướng và đảm bảo cho hoạt động có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế. Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển kinh tế phải dựa vào đẩy mạnh xuất khẩu, mà muốn đẩy mạnh xuất khẩu phải dựa vào tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Như vậy, định hướng cơ bản về công tác ATTP hiện nay là đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Làm tốt công tác này sẽ giúp hàng hoá của Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.
Vai trị khơng thể thiếu của QLNN về ATTP là việc đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc. Thơng qua việc quy định và kiểm sốt về vệ sinh, an tồn, mơi trường. Nhà nước đảm bảo sản phẩm, hàng hóa, nguyên vật liệu… nhập khẩu vào Việt Nam phải bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người tiêu dùng, an toàn cho môi trường tự nhiên và xã hội. Bằng các hoạt động kiểm tra giám sát thường xuyên ở các khu vực cửa khẩu các khu vực buôn bán để kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm.
Nhờ có vai trị QLNN về ATTP đã tạo niềm tin đối với người tiêu dùng giúp cho người tiêu dùng cảm thấy yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm dịch vụ trên thị trường. Mặt khác, vai trò của Nhà nước còn thể hiện ở chỗ đề ra quy hoạch, kế hoạch tổng thể, đáp ứng những cân đối lớn của toàn bộ nền kinh tế, tránh hiện tượng đầu tư dàn trải, không hiệu quả, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển trong lĩnh vực ATTP. Định hướng cho công tác đảm bảo ATTP theo đúng chủ trương chính sách đã đề ra. Hạn chế tiêu cực, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.