.12 Kết quả khảo sát về trang thiết bị phục vụ cho công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 78)

Chỉ tiêu đánh giá Đồng ý Không đồng ý

Cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu

công việc (6/38) 15,79% (32/38) 84,21% Trang thiết bị đầy đủ (10/38) 26,32% (28/38) 73,68%

Các thiết bị hiện đại (1/38) 2,63% (37/38) 97,37%

Các thiết bị được bổ sung thường xuyên (2/38) 5,26% (36/38) 94,74%

Nguồn: Kết quả khảo sát

Thứ ba: Về nhân sự QLNN về ATTP là lĩnh vực có tính chất cơng việc phức tạp, địi hỏi phải có kinh nghiệm cơng tác và nắm vững quy định pháp luật xuyên suốt.

Tuy nhiên, thời gian qua đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách về ATTP ở tuyến huyện chưa được ổn định và còn thiếu. Cán bộ phụ trách ATTP ở

chuyên môn, khơng có các cán bộ chun mơn về ATTP tại các xã,…chính vì vậy sẽ rất khó khăn cho cơng tác kiểm tra.

Việc lấy mẫu xét nghiệm còn nhiều khó khăn, phương tiện trang thiết bị phục vụ công tác thử nghiệm, lấy mẫu thực phẩm, máy móc kiểm nghiệm,… hiện chưa đáp ứng nhu cầu kiểm nghiệm các chỉ tiêu hoạt chất.

Thứ năm: Về phương tiện đi lại hỗ trợ cơng tác QLNN thì chưa có xe chun dùng phục vụ cơng tác thanh tra, kiểm tra, lấy mẫu giám sát ATTP…

Hầu hết các phương tiện đi lại, phương tiện phục vụ công vụ đều được tận dụng giữa các cơ quan của huyện, thường xuyên sử dụng hệ thống phương tiện của Trung tâm Y tế huyện hoặc th ngồi, dẫn đến khơng chủ động hồn tồn trong việc thực hiện cơng vụ về ATTP.

2.3.3 Nguyên nhân

2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan

Có thể nhận thấy nguyên nhân dẫn tới những hạn chế, tồn tại mang tính chất chủ quan xuất phát từ nội tại bên trong hoạt động QLNN về ATTP trên địa bàn huyện Krông Bông hiện nay như sau:

Thứ nhất, hệ thống các VBQPPL về ATTP được ban hành từ Trung ương đến địa phương còn triển khai chậm, khi triển khai còn nhiều bất hợp lý và chưa phù hợp với thưc tiễn.

Thứ hai, việc ban hành văn bản thực hiện công tác QLNN về ATTP tại địa phương cịn chậm, nội dung mang tính chung chung, khơng cụ thể, khơng thể hiện được tính phối hợp trong việc triển khai thực hiện các hoạt động QLNN về ATTP trên địa bàn.

Thứ ba, trình độ của cán bộ, nhất là cán bộ được giao thực hiện nhiệm vụ QLNN về ATTP chưa được qua đào tạo về chuyên môn, nhất là những cán bộ, công chức thuộc Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phòng NN&PTNT và

Phòng Y tế. Tổ chức bộ máy QLNN về ATTP còn cồng kềnh, chức năng vẫn còn chồng chéo.

Thứ tư, trang thiết bị, máy móc phục vụ cho cơng tác QLNN về ATTP trên địa bàn huyện cịn ít, nhất là trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn tại Khoa ATTP của TTYT huyện.

Thứ năm, sự chồng chéo, trùng lặp, đùn đẩy trách nhiệm giữa các ngành, các cấp trong thực hiện nhiệm vụ QLNN về ATTP, đặc biệt là đối với các CSSXKD có nhiều ngành cùng quản lý như: rượu, sữa,… và sự phối hợp thông tin quản lý trong QLNN về ATTP chưa cao (các ngành thường thông tin riêng, báo cáo ghi chung chung..). Có sự phối hợp liên ngành trong thanh tra, kiểm tra nhưng tỉ lệ xử lí các hành vi vi phạm vẫn cịn thấp.

Thứ sáu, hoạt động truyền thông, giáo dục về ATTP được thực hiện thiếu tính chủ động, sáng tạo, chưa chú trọng đến việc giáo dục đạo đức, ý thức trách nhiệm về ATTP đối với người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, công tác tun truyền khơng thường xun, mang tích thời vụ; các cấp, các ngành chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của truyền thông, giáo dục về ATTP đối với cộng đồng; chưa mạnh dạn, quyết liệt đăng tải trên các phương tiện truyền thông về các tổ chức, cá nhân vi phạm, cơ sở không đủ điều kiện ATTP, sản phẩm thực phẩm không đảm bảo ATTP… để người tiêu dùng biết và lựa chọn. Bên cạnh đó do cơng tác tun truyền phổ biến pháp luật chưa được chú trọng nên vẫn cịn tình trạng cơng chức thực thi pháp luật khơng biết có văn bản mới để triển khai thực hiện (đặc biệt là tại tuyến xã).

2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân dẫn tới những hạn chế tồn tại mang tính chất khách quan, xuất phát từ những yếu tố bên ngoài tác động vào hoạt động QLNN về ATTP trên địa bàn huyện Krơng Bơng hiện nay có thể kể tới như sau:

Nguyên nhân phát sinh từ nền kinh tế nông nghiệp, quy mô sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, có xuất phát điểm trình độ thấp, tồn tại từ lâu đời và phần lớn vẫn còn ở quy mơ hộ gia đình, chưa được quy hoạch, chưa được tiếp cận và áp dụng các phương pháp kĩ thuật hiện đại trong sản xuất, kinh doanh, chế biến.

Nguyên nhân phát sinh từ nhận thức về ATTP của cộng đồng: Tập quán ăn uống, trình độ dân trí thấp, mức thu nhập người dân thấp, nhận thức về kiến thức và thực hành đảm bảo ATTP còn chưa cao, nhiều suy nghĩ, hành vi, lối sống không đảm bảo ATTP đã ăn sâu vào ý thức, khiến cho việc thay đổi trở nên rất khó khăn. Bởi vậy, muốn đưa các quy định pháp luật về ATTP vào cuộc sống một cách có hiệu quả thì khơng chỉ đơn thuần thơng qua các biện pháp pháp lý, xử phạt, cưỡng chế mà cịn phải thơng qua giáo dục, tun truyền, hình thành dần văn hóa pháp luật về ATTP trong đời sống cộng đồng.

Nguyên nhân từ việc hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu thương mại hàng hoá kéo theo sự gia tăng số lượng các mặt hàng thực phẩm trong khi năng lực của CQQLNN về ATTP chưa theo kịp nên việc kiểm soát hàng hoá, thực phẩm cịn nhiều khó khăn, đặc biệt là thực phẩm nhập lậu.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 đã mô tả khái quát về huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk, đã mơ tả, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm tại huyện Krơng Bơng, tỉnh Đăk Lăk từ năm 2018-2020 tập trung vào 3 nội dung: Thực trạng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Công tác thông tin, giáo dục truyền thông, phổ biến chính sách pháp luật về an tồn thực phẩm và Cơng tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm. Qua đó, tác giả đã chỉ ra những thành công và bất cập trong công tác quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm trên địa bàn huyện Krơng Bông, tỉnh Đăk Lăk.

Thông qua chương 2, đề tài có một đóng góp quan trọng đó là đã đánh giá được những mặt được và chưa được của thực trạng công tác quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm tại huyện Krơng Bơng, tỉnh Đăk Lăk hiện nay, làm cơ sở đề xuất các giải pháp hồn thiện cơng tác này ở chương 3.

CHƯƠNG III.

GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG BÔNG TỈNH ĐẮK LẮK

3.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm tại tỉnh Đăk Lăk nói chung và huyện Krơng Bơng nói an tồn thực phẩm tại tỉnh Đăk Lăk nói chung và huyện Krơng Bơng nói riêng

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giị chả, ơ mai … Nhiều loại thịt bán trên thị trường khơng qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình cơng nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.

Ngồi ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm.

Việc bảo quản lương thực, thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẩn đến các vụ ngộ độc thực phẩm.

Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà cịn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc

hại từ mơi trường bên ngồi vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn.

Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2.

Hiện nay các quốc gia trên thế giới đang đầu tư và nghiên cứu sử dụng các thực phẩm (chiếu xạ, biến đổi gen), sử dụng chất kích thích tăng trưởng, sử dụng kháng sinh … để tăng năng suất cây trồng, vật ni. Bên cạnh đó, sự biến đổi khí hậu làm cho Trái đất nóng lên, vấn đề ơ nhiễm mơi trường sống … làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật gây ra. Nếu khơng có sự kiểm sốt tốt vấn đề an tồn thực phẩm thì việc sử dụng các thực phẩm này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân huyện Krông Bơng, tỉnh Đăk Lăk nói riêng và các tỉnh thành khác nói chung.

Ở trong nước, đảm bảo ATTP được xem yêu cầu cấp thiết nhằm đảm bảo sức khỏe nhân dân và phát triển giống nịi. Bên cạnh đó, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, đòi hỏi các địa phương phải tăng cường hơn nữa công tác bảo đảm ATTP của địa phương mình để thực hiện nghĩa vụ của các nước thành viên (các biện pháp về ATTP và kiểm dịch động vật, thực vật (SPS), …). Ngồi ra, tình trạng tư thương vì lợi nhuận, bất chấp sức khỏe cộng đồng, vi phạm đạo đức kinh doanh trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm (như việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, sử dụng chất cấm trong chăn ni, sử dụng phụ gia ngồi danh mục cho phép, quá liều lượng cho phép...) làm mất niềm tin của người tiêu dùng.

3.2 Quan điểm đảm bảo an tồn thực phẩm tại huyện Krơng Bông, tỉnh Đăk Lăk

3.2.1 Quan điểm của Trung ương

Con người là nguồn tài nguyên quý báu nhất của xã hội, con người quyết định sự phát triển của đất nước, trong đó sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Đảm bảo ATTP nhằm đảm bảo sức khỏe cho mọi người chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân và mỗi gia đình. Đảng và Nhà nước ta luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước. Con người là trung tâm của các chính sách kinh tế - xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng cho phát triển bền vững, bảo đảm thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hố và hiện đại hố đất nước. Tăng cường QLNN về ATTP phải xuất phát từ mục tiêu đảm bảo quyền được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của con người.

Đảng và Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm và được luật hoá bằng sự ra đời của Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 được Quốc hội khóa XII thơng qua ngày 17/06/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2011.

Sau đó, ngày 21/10/2011 Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Chỉ thị số 08-CT/TW của về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề ATTP trong tình hình mới. Theo đó, có 3 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện tốt: “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác bảo đảm an tồn thực phẩm”, “Nâng cao năng lực và chất lượng quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm” và “Đẩy mạnh cơng tác vận động, tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến thực sự về hành vi vi phạm an toàn thực phẩm, đẩy mạnh xã hội hóa cơng tác an toàn thực phẩm”.

An toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 (Quyết định số

20/QĐ-TTg) đặt mục tiêu đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 là: “Đến năm

2020: Về cơ bản, việc kiểm sốt an tồn thực phẩm trong tồn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập và phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước” “Đến năm 2030, cơng tác an tồn thực phẩm được quản lý một cách chủ động, có hiệu quả dựa trên các bằng chứng và thực hiện kiểm soát theo chuỗi; 100% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, người quản lý và người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm; 100% cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm đạt điều kiện an toàn thực phẩm”.

Năm 2017, sau hơn 6 năm thực hiện Luật An tồn thực phẩm, Chính phủ đã có báo cáo số 211/BC-CP ngày 18/5/2017 về tình hình thực thi chính sách, pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016. Báo cáo đã đề ra mục đích đối với cơng tác quản lý ATTP trong tình hình mới và các mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt đến năm 2020.

Trên cơ sở đánh giá đúng đắn về vai trò quan trọng của ATTP đối với sức khỏe nhân dân. Trong những năm vừa qua Đảng đã luôn quan tâm, chỉ đạo, đầu tư các nguồn lực cho lĩnh vực này. Đồng thời, Đảng xác định ATTP có ý nghĩa lớn đối với kinh tế, an sinh xã hội, sức khỏe cộng đồng, bảo vệ mơi trường và cũng có ảnh hưởng quan trọng tới tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước. Tại Kết luận số 11-KL/TW, ngày 19/01/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 08/CT-TW, ngày 21/10/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với đảm bảo ATTP trong tình hình mới, đã thể hiện rõ quan điểm:

An tồn thực phẩm có tác động lớn tới sức khỏe của người dân, sự phát triển kinh tế và là mối quan tâm của tồn xã hội. Do đó, hoạt động QLNN về

ATTP phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và lâu dài của cả hệ thống chính trị và của mỗi người dân, trong đó đề cao vai trị, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền.

Đầu tư cho việc đảm bảo ATTP là đầu tư phát triển, là đầu tư có hiệu quả, góp phần tạo ra sự phát triển bền vững của đất nước, mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội trực tiếp và gián tiếp.

Hoạt động bảo đảm ATTP đòi hỏi sự phối hợp liên ngành chặt chẽ, trong đó trách nhiệm QLNN về lĩnh vực này đóng một vai trị then chốt. Do đó, hồn thiện và tăng cường đủ mạnh đối với hệ thống QLNN về ATTP là yếu tố tiên quyết đảm bảo sự thành công và hiệu quả trong hoạt động bảo đảm ATTP.

Cần triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các biện pháp kiểm soát ATTP và tăng cường hoạt động QLNN về ATTP. Điều này cho thấy, đảm bảo ATTP là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)