Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 50 - 66)

bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018-2020

2.2.1 Thực trạng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Bộ máy các cơ quan QLNN về ATTP được tổ chức theo quy định của luật pháp hiện hành, cụ thể:

Phòng Y tế: Trực tiếp tham gia các hoạt động QLNN về ATTP theo phân cấp quản lý của ngành y tế trên địa bàn. Quản lý an toàn thực phẩm và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với:

+ Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mơ dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.

+ Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có địa điểm cố định (bao gồm cả bếp ăn tập thể) khơng có giấy chứng nhận kinh doanh có quy mơ kinh doanh dước 200 suất ăn/lần phục vụ, trừ căng tin, bếp ăn tập thể phục vụ công nhân trong các cơ sở sản xuất thực phẩm, do cơ quan quản lý chuyên ngành đối với sản phẩm đó thực hiện quản lý.

+ Các cơ sở dịch vụ ăn uống lưu động. + Các cơ sở kinh doanh ăn uống đường phố.

Phòng Kinh tế - Hạ tầng: Được giao quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với lĩnh vực Cơng thương. Quản lý an tồn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại thực phẩm: rượu, bia, nước giải khát; sữa chế biến; dầu thực vật; sản phẩm chế biến từ hột, tinh bột; bánh, mứt, kẹo; dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm trên; cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của ngành Công thương trên địa bàn, bao gồm:

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẽ được cơ quan đăng ký kinh doanh theo thuộc Ủy ban nhân dân huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

theo quy định (trừ các cơ sở sản xuất thực phẩm, hợp tác xã thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên)

+ Cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ bao gồm cả các cơ sở kinh doanh thực phẩm trong các chợ, được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định (trừ các cơ sở kinh doanh thực phẩm, hợp tác xã thường xuyên sử dụng 10 lao động trở lên)

+ Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

+ Cơ sở kinh doanh ăn uống trong chợ.

Phịng Nơng nghiệp & Phát triển nơng thơn: Quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định phân cấp.

Tại cấp xã, thị trấn: UBND xã, thị trấn chịu trách nhiệm QLNN về ATTP trên địa bàn xã, thị trấn do mình quản lý đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có địa điểm cố định (bao gồm cả bếp ăn tập thể, căn tin trường học, nhà máy …) khơng có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mơ kinh doanh dưới 50 suất ăn/ lần phục vụ và các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.

* Phối hợp giữa các cơ quan tham mưu QLNN về ATTP trên địa bàn huyện Krơng Bơng, tỉnh Đăk Lăk.

Phịng Y tế chịu trách nhiệm chính trước Ban chỉ đạo liên ngành ATVSTP và UBND huyện Krông Bông; thực hiện QLNN về ATTP trên địa bàn huyện; là đầu mối thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành về ATVSTP của huyện trong phối hợp thực hiện các hoạt động QLNN về ATTP.

Các cơ quan, ban, ngành và UBND các cấp trên địa bàn huyện Krông Bơng có trách nhiệm:

+ Phối hợp chặt chẽ trong thực hiện nhiệm vụ QLNN về ATTP; phối hợp tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành theo đề nghị của cơ quan chủ trì hoặc theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

+ Phối hợp giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm thực phẩm, NĐTP, dịch, bệnh truyền qua thực phẩm.

+ Khi có NĐTP, Phịng Y tế chịu trách nhiệm chỉ đạo Trung tâm Y tế tổ chức cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị NĐTP. Quản lý thực phẩm gây ra NĐTP, chủ cơ sở để xảy ra NĐTP có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ, thông tin liên quan tới nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ; phối hợp với Trung tâm Y tế và các cơ quan liên quan điều tra căn nguyên, truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc.

Sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành và UBND các cấp trên địa bàn huyện Krông Bông được tuân theo các nguyên tắc:

+ Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 sở trở lên, trong đó có sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Phịng Y tế thì Phịng Y tế chịu trách nhiệm quản lý.

+ Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn thì Phịng Nơng nghiệp & Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý.

+ Đối với cơ sở kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 sở trở lên (bao gồm cả chợ và siêu thị) trong đó có sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Phòng Kinh tế - Hạ tầng thì Phịng Kinh tế - Hạ tầng chịu trách nhiệm quản lý.

+ Trường hợp các cơ quan QLNN có sự trùng lặp kế hoạch hoạt động, thực hiện: Kế hoạch hoạt động của cơ quan cấp dưới trùng với kế hoạch của cơ quan cấp trên thì thực hiện theo kế hoạch của cơ quan cấp trên; kế hoạch

hoạt động của cơ quan cùng cấp trùng nhau về địa bàn, cơ sở thì các bên trao đổi thống nhất thành lập đồn liên ngành.

Nguồn: Phịng Nội vụ huyện Krông Bông

Chất lượng và cơ cấu nhân lực đóng vai trị rất quan trọng đối với hiệu quả thi hành quy định pháp luật tại các cơ quan QLNN về ATTP. Trên địa bàn huyện Krông Bông, nguồn nhân lực QLNN về ATTP được cơ cấu theo các cấp hành chính từ huyện tới các xã, thị trấn (được nêu trong Bảng 2.1) cụ thể như sau:

- Phịng Y tế: Hiện có 03 biên chế, trong đó 01 người được giao phụ trách ATTP.

- Phịng Kinh tế - Hạ tầng: Hiện có 07 biên chế, trong đó 01 được giao phụ trách ATTP. UBND HUYỆN PHÒNG Y TẾ PHÒNG KINH TẾ-HẠ TẦNG PHỊNG NƠNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN CÁC PHỊNG BAN (cấp huyện) TTYT HUYỆN UBND XÃ, THỊ TRẤN CÁC BAN, NGÀNH (cấp xã) TRẠM Y TẾ XÃ, THỊ TRẤN

Sơ đồ 2. 1 Bộ máy quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm trên địa bàn huyện Krơng Bơng, tỉnh Đăk Lăk hiện nay

- Phịng Nơng nghiệp & Phát triển nông thơn: Hiện có 07 biên chế, trong đó 01 được giao phụ trách ATTP.

- Trung tâm Y tế: Hiện có 262 biên chế. Trong đó:

Khoa ATTP được giao nhiệm vụ tham gia hoạt động chuyên môn về ATTP trên phạm vi địa bàn huyện và hiện có cơ cấu nhân lực 04 người

Các Trạm Y tế xã, thị trấn có từ 05-09 biên chế/trạm y tế. Trong đó mỗi trạm có 01 người được giao nhiệm vụ phụ trách và tham mưu công tác QLNN về ATTP cho UBND cấp xã.

Bảng 2.1 Số liệu nhân lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Krơng Bơng, tỉnh Đăk Lăk tính đến 30/12/2020

ĐVT: Người TT Đơn vị Trình độ Số lượng CBCCVC Số lượng (người) Tỉ lệ (%) 1 Phòng Y tế Sau đại học 1 33,33 Cử nhân 1 33,33 Trung cấp 1 33,33 2 Phòng Kinh tế - Hạ tầng Sau đại học 0 0 Cử nhân 7 100 Trung cấp 0 0 3 Phòng NN&PTNT Sau đại học 1 14,29 Cử nhân 6 85,71 Trung cấp 0 0 4 Trung tâm Y tế (Tính cả số lượng làm việc tại các xã, thị trấn) Sau đại học 49 18,70 Cử nhân 35 13,36 Trung cấp 178 67,94 Tổng 279

2.2.2 Về công tác thông tin, giáo dục truyền thơng, phổ biến chính sách pháp luật về an tồn thực phẩm

2.2.2.1 Cơng tác thơng tin, giáo dục truyền thơng, phổ biến chính sách pháp luật

Bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm hiện nay là không thể thiếu công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật. Trong những năm qua, công tác này ln được quan tâm bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh của các xã, thị trấn; tổ chức tập huấn cho các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh an toàn thực phẩm;... (được nêu trong Bảng 2.2). Phòng Y tế, Trung tâm Y tế đã phối hợp với Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện xây dựng và truyền tải các chuyên mục, tọa đàm về ATTP, đưa các thông tin về công tác kiểm tra ATTP tại địa phương. Đồng thời, tổ chức tun truyền ATTP thơng qua các tờ rơi, áp phích, tờ gấp, xe truyền thông thường xuyên đưa tin, truyền tải những nội dung về ATTP. Ngoài ra, đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhằm nâng cao kiến thức về ATTP, Phòng Y tế và Trung tâm Y tế tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về ATTP và cấp giấy xác nhận kiến thức ATTP cho các đối tượng quản lý.

Hàng năm, UBND huyện đều tổ chức Lễ phát động “Tháng Hành động vì an tồn thực phẩm”, tuyên truyền cổ động trực quan thông qua băng rơn, pano, áp phích để người tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh biết được tầm quan trọng của ATTP trong cuộc sống hàng ngày.

Bảng 2.2 Số liệu công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ATTP trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2018-2020

TT Hình thức tuyên truyền buổi Số Số lượng (người)

1 Xây dựng phóng sự 0 2 Tuyên truyền qua loa phát thanh của các

xã, thị trấn 3.557 >70% dân số 3 Băng rơn/pano/áp phích 207

4 Tờ gấp 2.250

5 Tập huấn/hội thảo/truyền thông 12 501 6 Lễ phát động hàng năm 5 >200

Nguồn: Phịng Y tế và TTYT huyện Krơng Bơng

Ngồi ra trong “Tháng Hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm”, đài phát thanh của huyện, xã, thôn, buôn, tổ dân phố đều tập trung tuyên truyền tới nhân dân thực hiện đúng các quy định về ATTP, kiểm tra rõ nguồn gốc, thường xuyên cập nhật các thông tin về ATTP.

2.2.2.2 Hoạt động đào tạo, tập huấn

Hoạt động đào tạo, tập huấn được tổ chức hàng năm chủ yếu hướng tới hai đối tượng: công chức, viên chức làm công tác QLNN về ATTP và người làm việc tại cơ sở thực phẩm trên địa bàn.

Hiện nay, đội ngũ công chức, viên chức làm công tác ATTP tại tuyến xã, thị trấn còn thiếu và yếu nên việc nâng cao trình độ chun mơn, nâng cao hiểu biết về kỹ năng quản lý, giám sát ATTP rất cần thiết.

Kết quả nghiên cứu tại địa phương từ năm 2018-2020 cho thấy hoạt động tập huấn được tổ chức thường xuyên, liên tục, chủ yếu là các lớp tập

thực phẩm nhằm trang bị kiến thức cho người tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Nhà nước.

Các lớp tập huấn nâng cao trình độ hiểu biết chun mơn và kỹ năng quản lý, giám sát ATTP là rất cần thiết và quan trọng; hàng năm cơ quan quản lý đều mở các lớp tập huấn cho nhóm đối tượng này tuy nhiên kết quả đầu ra chưa như mong đợi, nghiệp vụ kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính chưa đạt yêu cầu.

Qua kết quả tổng hợp (được nêu trong Bảng 2.3) cho thấy công tác tập huấn cho cán bộ làm công tác ATTP tại xã, thị trấn và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm được chú trọng và duy trì đều đặn qua các năm.

Bảng 2.3 Tình hình đào tạo, tập huấn kiến thức an tồn thực phẩm trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2018-2020

Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Số lớp (lớp) Số người tham dự (người) Số lớp (lớp) Số người tham dự (người) Số lớp (lớp) Số người tham dự (người)

1. Tập huấn chuyên môn

cho tuyến xã, thị trấn 1 63 1 63 1 63 2. Tập huấn kiến thức

ATTP cho cơ sở thực

phẩm 12 600 15 720 10 450

Tổng 13 663 16 783 11 513

Nguồn: Phịng Y tế huyện Krơng Bơng

2.2.2.3 Thực trạng cấp Giấy chứng nhận về an tồn thực phẩm

Trong những năm gần đây, cơng tác cấp chứng nhận về ATTP trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk được triển khai thực hiện một cách thuận lợi do văn bản bản hướng dẫn thực hiện đầy đủ, công chức, viên chức làm cơng tác quản lý có chun mơn phù hợp với nhiệm vụ giao và đã giải quyết các hồ sơ đúng thời hạn.

Kết quả cấp giấy chứng nhận về ATTP (được nêu trong Bảng 2.4) cho thấy số lượng cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP tăng nhanh qua các năm.

Tuy nhiên, cơng tác cấp giấy chứng nhận cịn gặp những khó khăn như: các cơ sở thường xuyên thay đổi địa điểm sản xuất, chế biến, kinh doanh; thay đổi người quản lý, nghỉ kinh doanh; các bếp ăn tập thể thay đổi nhà cung cấp thường xuyên nên số liệu cập nhập thường chỉ mang tính tương đối và khó khăn trong cơng tác quản lý các cơ sở; khó khăn trong phối hợp với các đơn vị chức năng khác trong quản lý.

Bảng 2.4 Thực trạng cấp giấy chứng nhận về an tồn thực phẩm trên địa bàn huyện Krơng Bông, tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2018-2020

Nội dung Đơn vị

tính

Năm

2018 2019 2020

Số cơ sở kinh doanh Cơ sở 663 860 1.080 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện

ATTP Giấy 97 261 423

Cấp giấy xác nhận kiến thức ATTP Giấy 187 320 750

Nguồn: Phịng Y tế, Phịng NN&PTNT, Phịng KT-HT huyện Krơng Bơng

Qua số liệu (được nêu trong Bảng 2.4) cho thấy, số cơ sở kinh doanh được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đến nay đạt 39,2%, được cấp giấy xác nhận kiến thức ATTP đạt 69,4%.

2.2.2.4 Hoạt động của các phòng, ban chức năng và các Hội trong việc tuyên truyền công tác ATTP

- Hội Phụ nữ huyện, xã: Phối hợp Trung tâm Y tế, Trạm Y tế xã tuyên truyền kiến thức về ATTP cho công chức, viên chức làm công tác quản lý về ATTP, hội viên, người tiêu dùng và các khu dân cư, thôn, buôn, tổ dân phố

trên toàn huyện với 113 buổi (lớp), 2.985 lượt người tham dự; tổ chức 02 hội nghị tập huấn kiến thức ATTP, triển khai các văn bản và hướng dẫn công tác giám sát về ATTP cho công chức, viên chức xã với 58 lượt người dự, tổ chức cuộc thi “Vệ sinh an toàn thực phẩm” tại 5 xã, thị trấn gồm: Hịa Phong, Hồ Thành, Hoà Tân, Dang Kang và thị trấn Krông Kmar.

- Phịng Nơng nghiệp & Phát triển Nơng thơn huyện: Hàng năm cán bộ xã phụ trách về nông, lâm nghiệp tại huyện đều được triển khai tập huấn và hướng dẫn cơng tác vệ sinh an tồn thực phẩm.

- Hội Cựu chiến binh huyện: Tổ chức 3 buổi tuyên truyền vận động hội viên và nhân dân thực hiện chương trình “Tìm hiểu về an tồn thực phẩm” với khoảng 303 lượt người tham dự.

- Huyện đoàn và Đoàn Thanh niên các xã, thị trấn: Tích cực tuyên truyền tới các đoàn viên thanh niên các hoạt động về an toàn thực phẩm, năm 2019 đã tổ chức cuộc thi “Thanh niên với an toàn thực phẩm”.

- Ngoài ra, Trung tâm Y tế phối hợp với các trường học đóng trên địa bàn huyện tổ chức các buổi tuyên truyền về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm tới toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh trên với tần suất 06 tháng/lần.

- Đối với các cơng ty, doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện: Trung tâm Y tế huyện phối hợp với tổ chức cơng đồn của đơn vị tích cực tun truyền, hướng dẫn cán bộ, cơng nhân viên thực hiện đúng các quy định về an

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 50 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)