7. Kết cấu của luận văn
2.1. Thực tiễn quản lý nhà nƣớc trên địa bàn Thành phố Hà
2.1.1 Khái quát chung về Thành phố Hà Nội
Hình 2: Bản đồ hành chính Hà Nội
Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương và là một đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Hà Nội nằm về phía tây bắc của trung t m vùng đồng
bằng châu thổ sơng Hồng, với địa hình bao gồm vùng đồng bằng trung tâm và vùng đồi núi ở phía bắc và phía tây thành phố, tiếp giáp với 8 tỉnh là Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hịa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đơng, H a Bình cùng Phú Thọ phía Tây
Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là thành phố đơng d n thứ hai và có mật độ dân số cao thứ hai trong 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam, Thủ đô Hà Nội sau khi được mở rộng có diện tích tự nhiên 3.358,6 km2 (số liệu thống kê 2020), lớn gấp hơn 3 lần trước đ y và đứng vào tốp 17 Thủ đơ trên thế giới có diện tích rộng nhất. Đến năm 2020 thành phố Hà Nội có 174.429 ha đất nông nghiệp, chiếm 51,93% diện tích đất tồn thành phố; đất phi nông nghiệp là 159.716 ha, chiếm 47,55; đất đô thị 43.573 ha, chiếm 12,97%.
Hà Nội được hình thành từ châu thổ sơng Hồng, nét đặc trưng của vùng địa lí thành phố Hà Nội là “Thành phố sông hồ” hay “Thành phố trong sông”. Nhờ các con sông lớn nhỏ đã chảy miệt mài hàng vạn năm đem phù sa về bồi đắp nên vùng châu thổ phì nhiêu này. Hiện nay, có 7 sơng chảy qua Hà Nội: sông Hồng, sông Đuống, sông Đà, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Đáy, sông Cà Lồ. Trong đó, đoạn sơng Hồng chảy qua Hà Nội dài tới 163km (chiếm 1/3 chiều dài của con sông này chảy qua lãnh thổ Việt nam). Trong nội đơ ngồi 2 con sơng Tơ Lịch và sơng Kim ngưu c n có hệ thống hồ đầm là những đường tiêu thoát nước thải của Hà Nội.
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Hà Nội có đặc trưng nổi bật là gió mùa ẩm, nóng và mưa nhiều về mùa hè, lạnh và ít mưa về mùa đông; được chia thành bốn mùa rõ rệt trong năm: Xu n, Hạ, Thu, Đông.
Dân số: Hà Nội có dân số 8,25 triệu người (số liệu thống kê 2020),
trong đó 49,2% d n cư là người thành thị ,chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ khoảng 99%, theo sau là người Mường, người Tày và các dân tộc thiểu số
khác. Đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống xen kẽ với người Kinh ở tất cả 30 đơn vị hành chính cấp huyện của thành phố, trong đó cư trú tập trung ở 14 xã của 5 huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và Mỹ Đức.
Tổ chức hành chính: Hà Nội là một trong năm thành phố trực thuộc
trung ương của Việt Nam, cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Ph ng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được xếp vào đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt và cũng đồng thời là đô thị loại đặc biệt, thỏa mãn các tiêu chuẩn như tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động trên 90%, quy mô dân số trên 5 triệu, mật độ dân số bình quân từ 15.000 người/km² trở lên, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh. Thực hiện kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa X) và Nghị quyết của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 15/2008/NQ-QH12, ngày 29 tháng 05 năm 2008, tồn bộ hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội sau hợp nhất, mở rộng địa giới hành chính Thủ đơ bao gồm: Thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc và bốn xã thuộc huyện Lương Sơn - tỉnh Hịa Bình. Sau những thay đổi về địa giới hành chính, tính đến năm 2021, Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã với 579 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 383 xã, 175 phường và 21 thị trấn. Đ y là thành phố trực thuộc trung ương duy nhất của Việt Nam có thị xã.
Kinh tế: Kinh tế Thủ đơ đã có nhiều chuyển biến rõ nét; môi trường
đầu tư, kinh doanh được cải thiện đáng kể. Mặc dù chỉ chiếm 1% về diện tích, 8,5% về dân số nhưng Hà Nội đóng góp trên 16% GDP, 18,5% thu ng n sách, 20% thu nội địa và 8,6% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước, ngày càng xứng đáng vai tr là trung t m lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước. Năm 2020, quy mô GRDP của Hà Nội ước đạt 1,06 triệu tỷ đồng, tương đương 45 tỷ USD; GRDP bình qu n đầu người ước đạt 5.420 USD/người/năm, tăng 1,5
lần so với năm 2015, gấp 1,8 lần bình quân cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng hiện đại, tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng mạnh; khu vực nông nghiệp giảm c n 2,09%. Tăng trưởng khu vực dịch vụ bình qu n đạt 7,12%/năm. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2020 ước đạt 48,47 tỷ USD, tăng 1,34 lần so với năm 2015. Hoạt động của các tổ chức tín dụng đạt kết quả tích cực, vốn huy động liên tục tăng, bảo đảm đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh. Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Thủ đô được cải thiện rõ rệt. Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 của thành phố tăng 15 bậc, lên vị trí thứ 9 cả nước.
Giáo dục: Hà Nội ngày nay vẫn là trung tâm giáo dục lớn nhất Việt
Nam. Hà Nội cũng là địa điểm của nhiều trường trung học, đại học. Tiêu biểu nhất trong số đó là Văn Miếu – Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam, nơi đã đào tạo ra nhiều thế hệ học tr , trong đó có rất nhiều bậc đại khoa và hiền tài của đất nước. Các trường trung học chuyên này là nơi tập trung nhiều học sinh phổ thông ưu tú không chỉ của Hà Nội mà cịn của tồn Việt Nam. Cùng với các trung học danh tiếng, hệ thống giáo dục của thành phố vẫn duy trì những trường bổ túc và cả các lớp học xóa mù chữ.
Trong mạng lưới các trường đại học, cao đẳng của cả nước, Hà Nội có mật độ tập trung cao nhất. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 126 cơ sở đào tạo cho học sinh, sinh viên, trong đó có 56 trường đại học (chiếm trên 37% trong tổng số 150 trường của cả nước), 28/226 trường cao đẳng, 39/81 trường trung học chuyên nghiệp. Về số lượng sinh viên, Hà Nội có khoảng 800.000 sinh viên, chiếm hơn 46% tổng số sinh viên trên cả nước (1.719.499 sinh viên). Đ y cũng là nơi tập trung nhiều trường đại học trọng điểm có quy mơ sinh viên lớn như đại học Quốc gia Hà Nội, đại học Kinh tế Quốc d n, đại học Bách khoa Hà Nội, đại học Nông nghiệp 1 và hàng loạt các trường đại học
đầu ngành khác như Sư phạm 1, Y khoa, Nhạc viện, Thủy lợi, Học viện Kỹ thuật quân sự.
Y tế: Theo tổng cục Thống kê Việt Nam công bố thành phố Hà Nội có
650 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở Y tế thành phố, trong đó có 40 bệnh viện, 29 phòng khám khu vực và 575 trạm y tế. Do sự phát triển không đồng đều, những bệnh viện lớn của Hà Nội, cũng là của cả miền Bắc, chỉ tập trung trong khu vực nội ô thành phố. Các bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đều trong tình trạng quá tải. Cùng với hệ thống y tế của nhà nước, Hà Nội cũng có một hệ thống bệnh viện, phòng khám tư nh n đang dần phát triển. Điều kiện chăm sóc y tế giữa nội thành và các huyện ngoại thành Hà Nội có sự chênh lệch lớn. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính năm 2008, mức chênh lệch này càng tăng, thể hiện qua các chỉ số y tế cơ bản. Tại khơng ít khu vực thuộc các huyện ngoại thành, cư d n vẫn phải sống trong điều kiện vệ sinh yếu kém, thiếu nước sạch để sinh hoạt.
Môi trường: Hà Nội thường xuyên nằm ở top đầu các thành phố ô
nhiễm, thậm chí nhiều ngày trong năm là thành phố ơ nhiễm khơng khí nhất thế giới, với chỉ số bụi mịn ở mức nguy hiểm cho sức khỏe con người. Theo Báo cáo chất lượng khơng khí tồn cầu 2018 thì Hà Nội có hàm lượng bụi mịn cao gấp 4 lần mức khuyến cáo của WHO (40,8 mg/m3, mức khuyến cáo: 10 mg/m3). Theo báo cáo của Bộ Tài ngun và Mơi trường Việt Nam thì Hà Nội là thành phố ơ nhiễm khơng khí nhất với số ngày chất lượng khơng khí lên mức kém, xấu, nguy hại chiếm tỷ lệ cao. Ngoài ra, các con sông chảy qua Hà Nội (sông Nhuệ, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét) và các hồ cũng bị ô nhiễm rất nặng do 78% nước thải của Hà Nội xả thẳng trực tiếp ra sơng, hồ mà khơng qua xử lý, trong đó mỗi con sơng của Hà Nội tiếp nhận hàng vạn m3 nước thải đổ vào mỗi ngày.