Hoàn thiện thể chế nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực thông tin truyền thông trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 120 - 128)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3 Hoàn thiện thể chế nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Sự phát triển của những cơng nghệ mới mang tính đột phá về truyền dẫn Internet sẽ có những tác động trực tiếp tới sự phát triển của lĩnh vực Thông tin và Truyền thông, đặt ra yêu cầu cần n ng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, bảo đảm an tồn thơng tin trong các hoạt động Thơng tin - Truyền thông, theo đó cần tập trung vào một số nội dung sau:

- Cải cách thể chế bao gồm xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với Hiến pháp và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách. Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về xã hội hóa theo hướng quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung ứng các dịch vụ trong mơi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; Xây dựng, hồn thiện quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân.

- Cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp; cải cách thủ tục hành chính để tiếp tục cải thiện mơi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh, bền vững. Cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các ngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước; kiểm sốt chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính. Cải cách thủ tục hành chính ngay trong q trình xây dựng thể chế, mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của các tổ chức và chuyên gia tư vấn

độc lập trong việc xây dựng thể chế, chuẩn mực quốc gia về thủ tục hành chính. Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính và giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

- Tăng cường công tác chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính từ Trung ương tới địa phương. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, giao nhiệm vụ, trách nhiệm chỉ đạo thống nhất việc thực hiện Chương trình trong phạm vi quản lý của mình; xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả nhiệm kỳ công tác; xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể trong từng thời gian, từng lĩnh vực; phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường kiểm tra, đơn đốc việc thực hiện Chương trình cải cách hành chính.

- Xây dựng và hồn thiện các văn bản quy phạm pháp luật; cần cụ thể hóa các quy định và có cách tiếp cận đúng đắn, đầy đủ về lĩnh vực “Thông tin và Truyền thơng”, vì hiện nay các quy định pháp luật chưa theo kịp với sự phát triển của công nghệ thông tin và các ứng dụng của cơng nghệ thơng tin, nhiều loại hình dịch vụ phát triển theo công nghệ từng ngày nhưng các văn bản quy phạm pháp luật chưa cập nhật kịp thời để quản lý. Phát huy cơ chế phản biện xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân, doanh nghiệp tham gia ý kiến góp ý xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Tôn trọng, tiếp thu nghiêm túc ý kiến của các các tầng lớp nh n d n trên địa bàn đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bằng các hình thức phù hợp, có hiệu quả. Tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chức danh, tiêu chuẩn của từng vị trí việc làm của

lĩnh vực, từng địa phương, làm cơ sở cho tinh giản tổ chức và tinh giản biên chế. N ng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác cải cách hành chính ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp. Tăng cường tính cơng khai, minh bạch, trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ.

- Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, cơng chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người khơng hồn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân; có chế độ, chính sách hợp lý đối với đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác cải cách hành chính các cấp.

- Phát triển đồng bộ và thúc đẩy sự tác động tương hỗ trong ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông với cải cách hành chính. Đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng thơng tin-truyền thơng cho các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, kết nối liên thông giữa các bộ phận hành chính trong hệ thống hành chính cơng quốc gia. N ng cao năng lực của đội ngũ công chức các cấp trong việc sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin - truyền thông nhằm đáp ứng các nhiệm vụ cải cách hành chính.

- Cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực hiện cơng vụ có chất lượng và hiệu quả cao. Thực hiện cải cách tiền lương và các chế độ, chính sách khác đối với đội ngũ cán bộ, công chức. Tiếp tục thực hiện cải cách chế độ tiền lương, rút gọn bậc trong các thang, bảng lương hiện tại, thực hiện lương chuyên môn cộng phụ cấp để khuyến khích cơng chức phấn đấu theo con đường chuyên mơn, khi khơng cịn giữ chức vụ thì thơi hưởng phần phụ cấp chức vụ. Thực hiện từng bước tiền tệ hố tiền lương, tính đủ các bộ phận cấu thành tiền lương để cán bộ, công chức sống được bằng lương. Nghiên cứu có chính sách, chế độ thích hợp về nhà ở cho cán bộ, cơng chức.

- Kiện tồn bộ máy quản lý nhà nước đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho việc triển khai, xây dựng phát triển chính phủ điện tử, đặc biệt, cần đề xuất xây dựng Luật Chính phủ điện tử và các văn bản hướng dẫn bảo đảm hành lang pháp lý phát triển chính phủ điện tử dựa trên dữ liệu mở, ứng dụng các công nghệ mới hướng tới nền kinh tế số, xã hội số.

- Thường xuyên kiện toàn đội ngũ làm công tác x y dựng pháp luật theo hướng chuyên nghiệp, đảm bảo về số lượng, có chất lượng về chun mơn, nghiệp vụ, nhạy bén trong phản ứng chính sách. Đồng thời, tổ chức bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ ban hành văn bản, kỹ năng x y dựng, phân tích chính sách cho đội ngũ này, trong đó cần chú trọng đánh giá tác động của chính sách trên địa bàn để có hướng điều chỉnh kịp thời, đưa các quy định của luật gắn với thực tiễn cuộc sống.

- Tạo cơ chế để hoàn thiện tổ chức, bộ máy chính quyền Thành phố theo hướng tinh gọn, hiện đại, chuyên nghiệp, giảm tầng nấc trung gian, năng động, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm mơ hình chính quyền đơ thị và nông thôn của Hà Nội.

- Xây dựng những cơ chế, chính sách mới, có tính đặc thù, vượt trội về mặt thể chế, phù hợp với vị trí, vai tr đặc biệt, tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và thu hút nguồn lực đầu tư của các Doanh nghiệp vào Hà Nội phục vụ phát triển ngành Thông tin và Truyền thông thủ đô hiệu quả, bền vững.

- Để các giải pháp trên có thể được thực hiện tốt, vấn đề cốt yếu là cơng tác cán bộ. Do đó, cần đổi mới căn bản cơng tác cán bộ, trong đó trọng tâm là đổi mới cơ chế tuyển dụng, lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ QLNN, hạn chế tình trạng chạy chức, chạy quyền, đảm bảo chọn được người tài, đức vào bộ

hiệu lực, hiệu quả, cần có cơ chế thích hợp, kiên quyết lựa chọn những người tài, có đủ năng lực, tầm nhìn, có trình độ quản lý nhà nước và sử dụng cơng nghệ cao thành thạo, đáp ứng yêu cầu hoạch định; thực hiện chính sách và vận hành chính phủ điện tử trong tương lai.

- Tăng cường các biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật, ý thức, trách nhiệm đảm bảo an tồn an ninh thơng tin khi tham gia các dứng dụng trên môi trường Internet của mọi cơng dân. Phát huy vai trị của các tổ chức và cá nhân, nhất là những người điều hành, quản trị website, blog, fanpage, ... nhằm xây dựng môi trường Internet, mạng xã hội lành mạnh.

- Xây dựng chế tài phù hợp với thông lệ quốc tế trong quản lý nhà nước

đối với các phương tiện truyền thơng xã hội nước ngồi cung cấp dịch vụ cho người dùng tại Việt Nam như Facebook, Youtube, Google, ... Tăng cường quản lý thị trường cung cấp dịch vụ, hạ tầng và các ứng dụng trên các phương tiện truyền thông xã hội; kiên quyết thực hiện nguyên tắc các nhà mạng, cung cấp, khai thác dịch vụ mạng, nhất là các doanh nghiệp nước ngồi, phải có trách nhiệm tuân thủ luật pháp Việt Nam, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam. Có chính sách đầu tư, hỗ trợ các phương tiện truyền thơng xã hội có nền tảng cơng nghệ trong nước phát triển; khuyến khích, tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức trong nước xây dựng các sản phẩm, dịch vụ nội bộ.

- Trước lượng thông tin khổng lồ trên môi trường mạng, cần tăng cường ứng dụng công nghệ thơng tin để quản lý, rà sốt, phịng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các nguy cơ g y mất an toàn, an ninh thông tin, các thông tin sai sự thật, xấu, độc có ảnh hưởng đến ổn định chính trị, xã hội; chú trọng sử dụng cơng nghệ, trí tuệ nhân tạo để xử lý, phân loại thông tin. Nâng cao năng lực ph n tích, điều tra, nghiên cứu công chúng, đo lường thái độ của

người sử dụng internet tham gia truyền thông xã hội đối với những vấn đề được dư luận xã hội quan t m để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan quản lý nhà nước.

- Phát huy vai trị của các phương tiện truyền thơng chính thống, các cơ

quan báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh trong định hướng, dẫn dắt truyền thông xã hội đi đúng hướng, nhất là trước những sự kiện thu hút sự quan tâm của nhiều người như các thông tin trong công tác ph ng chống dịch, bệnh COVID-19; trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; các tin giả, tin sai sự thật g y hoang mang dư luận ảnh hưởng phát triển xã hội, kinh tế, chính trị tại địa phương

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt công tác hậu kiểm đảm bảo việc thực thi pháp luật, chấp hành nghiêm các quy định của nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông

- Cần tái cấu trúc và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu xây dựng “Chính phủ điện tử”. Bên cạnh đó, cần tập trung hoàn thiện xây dựng các cơ sở dữ liệu nền tảng quốc gia phục vụ chỉ đạo điều hành của Chính phủ. Xây dựng cơ chế chia sẻ thơng tin, dữ liệu, gửi nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan tổ chức trong hệ thống hành chính cơng.

- Tăng cường phân quyền, phân cấp cho các đơn vị trong việc nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo, tăng tính tự quản, tự chịu trách nhiệm của người đứng đầu.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp và hiện đại hóa các trang thiết bị nghiệp vụ, thiết bị chuyên dùng CNTT phù hợp với đặc điểm, tính chất cơng việc tại các cơ quan đơn vị để kịp thời đáp ứng nhu cầu công việc và nâng cao hiệu suất lao động của đội ngũ CCVC, người lao động.

- Tham mưu n ng cao hơn nữa các cơ chế đãi ngộ, thu hút nguồn nh n lực công nghệ cao cho bộ máy các cơ quan nhà nước.

- Tăng cường số hóa các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, phối hợp với các cơ quan công an, Bộ TT&TT thúc đẩy phát triển hệ thống Cơ sở dữ liệu d n cư nhằm ứng dụng, khai thác, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước của tất cả các lĩnh vực trên địa bàn Thành phố;

- Tham gia các hoạt động triển khai hợp tác quốc tế, học tập kinh nghiệm về x y dựng Chính phủ điện tử, xu thế phát triển Thành phố thông minh của các nước lớn trên thế giới như Hàn Quốc, Singapore, Anh, Mỹ, ...

- Định kỳ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, n ng cao chuyên môn nghiệp vụ và cập nhật xu thế phát triển nguồn nh n lực CNTT cho Thành phố.

- Xây dựng tiêu chí đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ chun mơn, chuyên trách lĩnh vực TT-TT có đủ năng lực, phẩm chất chính trị, trình độ chun mơn được đào tạo bài bản. Cán bộ phải thường xuyên được cập nhật các văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực Thông tin Truyền thông để nắm bắt kịp thời các quy trình, quy định của pháp luật nhằm tham mưu có hiệu quả trong cơng tác QLNN tại UBND cấp huyện và UBND cấp xã.

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về lĩnh vực Thông tin và Truyền thông trong sự nghiệp x y dựng, phát triển Thủ đô.

- Tiếp tục tham mưu UBND Thành phố rà sốt, hồn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông nhằm tạo điều kiện, hành lang pháp lý để người dân, doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.

- Thường xuyên phối hợp các cơ quan chuyên môn cấp trên thuộc Bộ TT&TT và các doanh nghiệp tổ chức các diễn đàn, trao đổi để n ng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

- Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong các cơ quan báo chí, tăng cường quản lý các cộng tác viên, tránh tình trạng các cộng tác viên lạm quyền, mượng danh các cơ quan báo chí thực hiện các hành phi trái với tơn

chỉ mực đích của cơ quan báo chí theo khoản 3, Điều 13 của Luật Báo chí “ người đứng đầu cơ quan báo chí lãnh đạo và quản lý cơ quan báo chí về mọi mặt, bảo đảm thực hiện tơn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí và chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan chủ quản và trước pháp luật về mọi hoạt động của cơ quan báo chí”.

- Xây dựng quy chế để định hướng và cung cấp thông tin cho báo chí đối với các cơ quan quản lý nhà nước.

- Đề xuất xây dựng chế tài đủ mạnh, xử lý dứt điểm, kịp thời, nghiêm minh các sai phạm trong lĩnh vực báo chí đặc biệt là việc đưa tin sai sự thật gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng phát triển kinh tế, xã hội và an ninh, chính trị.

- Triển khai: “Đề án sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí Hà Nội đến năm 2025”; Kế hoạch phát triển văn hóa đọc thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển hệ thống thông tin đối ngoại khu vực cửa khẩu quốc tế phục vụ nhiệm vụ thông tin đối ngoại đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực thông tin truyền thông trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 120 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)