CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP MÀ CHÍNH PHỦ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢM THẤT NGHIỆP
3.2. Các biện pháp của chính phủ để giảm thất nghiệp năm 2017:
Việt nam tiếp cận và áp dụng các khuyến nghị mới của Tổ chức Lao động Quốc tế về lao động và việc làm. Khi phân loại tình trạng hoạt động kinh tế, tiêu chuẩn 1 giờ - đo lường tình trạng hoạt động kinh tế hiện tại - hiện được áp dụng nhằm đảm bảo có thể thu thập được tất cả các hình thức lao động trong nền kinh tế, bao gồm cả lao động bán thời gian, tạm thời, bấp bênh; và giúp đo lường toàn diện tất cả đầu vào của lao động cho sản xuất. Tuy nhiên, với những nước đang phát triển – nền kinh tế vẫn mang đậm dấu ấn nông nghiệp hoặc việc làm phi chính thức chiếm thị phần đáng kể trong nền kinh tế hay mức sống của người dân chưa cao và an sinh xã hội chưa đầy đủ, vì vậy người lao động thường chấp nhận làm bất cứ loại cơng việc gì, kể cả những cơng việc có mức thu nhập thấp, bấp bênh, điều kiện làm việc không đảm bảo nhằm nuôi sống bản thân và gia đình hơn là thất nghiệp dài để chờ đợi cơng việc tốt hơn. Chính vì vậy, nội dung điều tra năm 2017 đã bổ sung thêm một số câu hỏi trên cơ sở tự nhận thức của bản thân đối tượng điều tra để xác định hoạt động chính mà đối tượng điều tra đang làm nhằm hỗ trợ xây dựng bảng phân loại các hoạt động chính. Việc bổ sung nội dung điều tra là phù hợp để có thể đánh giá chính xác hơn về nhu cầu và thực trạng thị trường việc làm v.v
Các chính sách của chính phủ nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp: -Đầu tiên, gói kích cầu của chính phủ:
+Nhằm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc bơm vốn và áp dụng các chính sách ưu đãi cho khu vực doanh nghiệp này trước hết là nhằm kích thích sản xuất, từ đó tạo ra việc làm.
+Kích cầu bằng việc đầu tư và phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
+Đẩy nhanh tiến độ các cơng trình đang thi cơng và làm mới, cải tạo, nâng cấp các cơng trình đang xuống cấp trên phạm vi rộng nhằm giải quyết bài toán yếu kém về cơ sở hạ tầng của nước ta như phàn nàn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, mà hơn thế là sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, giải quyết vấn đề lao động dư thừa do mất việc làm từ ảnh hưởng của suy thối.
+Chính phủ đầu tư gói kích cầu 5- 6 tỉ USD để tăng cường đầu tư, kích thích phát triển sản xuất ở những lĩnh vực dễ tạo nhiều công ăn, việc làm, cùng các hoạt động xúc tiến để mở rộng thị trường, hỗ trợ sản xuất ở nông thôn.
-Thứ hai là có chính sách thu hút vốn đầu tư:
+ Cần quyết liệt đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy cổ phần hóa. Cũng như phải có cơ chế cụ thể để các doanh nghiệp này minh bạch hóa hoạt động, niêm yết trên thị trường chứng khốn.
+Nhà nước cần thực hiện chính sách kinh tế mở cửa để hội nhập quốc tế và đặc biệt là thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
32
-Thứ ba là chính sách xuất khẩu lao động:
+Cần có những chính sách hỗ trợ cho vay đối với người lao động đi xuất khẩu, theo đó người lao động đi xuất khẩu lao động. Theo đó người lao động đi xuất khẩu lao động khơng thuộc diện chính sách được vay tối đa là 20 triệu đồng mà không yêu cầu thế chấp tài sản, điều này đã tháo gớ rất nhiều khó khăn cho người lao động, nhất là đối với lao động nghèo ở nông thôn.
+Thơng qua nghị định 81/2003/NĐ-CP, chính phủ đã có quyết định về việc thành lập quỹ hỗ trợ XKLĐ, theo đó quỹ này sẽ hỗ trợ chi phí cho việc phát triển thị trường lao động mới, đào tạo cho người lao động, hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp giải quyết rủi ro cũng như việc thưởng cho các cơ quan, đơn vị có thành tích trong hoạt động XKLĐ. Như vậy quỹ này ra đời đã góp phần phát triển thị trường lao động, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế, đồng thời hỗ trợ rủi ro cho người lao động và doanh nghiệp.
-Thứ tư là chú trọng hỗ trợ lao động di cư từ nông thôn ra thành thị, các khu công nghiệp và lao động vùng biên; Hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, phụ nữ nghèo nơng thơn, thí điểm đặt hàng hợp đồng với trung tâm dich vụ việc làm và các tổ chức, đơn vị có liên quan khác như: Phịng Cơng nghiệp Thương mại Việt Nam (VCCI), Trung ương Đồn, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nơng dân Việt Nam… để thực hiện các hoạt động hỗ trợ tạo việc làm.
-Thứ năm là nâng cao năng lực, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện dự án, trong đó: Tăng cường đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về việc làm; phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng khung chương trình và tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ tư vấn viên của trung tâm dịch vụ việc làm; Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về lao động, việc làm, nhất là cho lao động nông thôn, lao động di cư và các đối tượng lao động đặc thù...