Các biện pháp của chính phủ để giảm thất nghiệp năm 2019:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP của VIỆT NAM TRONG 5 năm gần (Trang 34 - 35)

CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP MÀ CHÍNH PHỦ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢM THẤT NGHIỆP

3.4. Các biện pháp của chính phủ để giảm thất nghiệp năm 2019:

-Thứ nhất là hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm và các Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm được quan tâm và đầu tư nhằm nâng cao năng lực trong tư vấn, giới thiệu việc làm và cung cấp thông tin thị trường lao động; đào tạo kỹ năng cho người lao động; thực hiện các chương trình, dự án việc làm và tổ chức thực hiện tốt chính sách bảo hiếm thất nghiệp.

-Thứ hai là tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, hoạt động hỗ trợ tạo việc làm như Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp – Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020; hoạt động hỗ trợ tạo việc làm qua Quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội; lồng ghép chính sách việc làm cơng trong các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội...

35

-Thứ ba là hồn thiện hệ thống thơng tin thị trường lao động; hoàn thiện các chỉ tiêu thị trường lao động theo hướng hội nhập, đặc biệt vừa phải phản ánh được đặc điểm thị trường lao động Việt Nam vừa phải so sánh dược với các nước trên thế giới; đẩy mạnh thu thập, cập nhật và phân tích thơng tin thị trường lao động và thơng tin về tình hình biến động, nhu cầu việc làm tại các doanh nghiệp; nâng cao chất lượng dự báo thị trường lao động trong ngắn hạn và dài hạn nhằm cung cấp các thông tin về cơ hội việc làm, chỗ việc làm trống, các khoá đào tạo... giúp người lao động, nhất là thanh niên, sinh viên lựa chọn và quyết định học nghề, tiếp cận việc làm phù hợp.

-Thứ tư là nâng cao năng lực hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm trong tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động và định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên; phối hợp hoạt động của Trung tâm với các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp; nâng tần suất phiên giao dịch việc làm, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, hướng tới tổ chức các hoạt động giao dịch việc làm phù hợp tại cơ sở; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dịch vụ việc làm.

-Thứ năm là thực hiện có hiệu quả chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng cải cách thủ tục hành chính, tăng cường tư vấn, giới thiệu việc làm và đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động khi thất nghiệp để sớm quay trở lại thị trường lao động; tổ chức thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, bồi dưõng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; mở rộng và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

-Thứ sáu là tăng cường công tác hướng nghiệp, đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động; phối hợp với Bộ Giáo dục đào tạo thực hiện có hiệu quả cơng tác phân luồng đào tạo, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên. Tiếp tục đầu tư đồng bộ cho đào tạo nhân lực thuộc các ngành, nghề trọng điểm quốc gia, các ngành, nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực, quốc tế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đẩy mạnh đào tạo kỹ năng, năng lực thực hành. -Thứ bảy là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về việc làm nhằm nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm. Cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý Nhà nước về việc làm; thực hiện dân chủ, cơng khai, minh bạch về chính sách, chế độ đối với người dân.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP của VIỆT NAM TRONG 5 năm gần (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)