CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP MÀ CHÍNH PHỦ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢM THẤT NGHIỆP
3.5. Các biện pháp của chính phủ để giảm thất nghiệp năm 2020:
Chính phủ trong nỗ lực thực hiện mục tiêu kép: vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội:
.-Thứ nhất là chính sách bảo hiểm thất nghiệp Chỉ trong chín tháng đầu năm 2020, cả nước có 31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực về việc làm bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn
36
việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,… Do những tác động khó lường của đại dịch, chưa khi nào chính sách bảo hiểm thất nghiệp được quan tâm như hiện nay. Trợ cấp thất nghiệp đang trở thành điểm tựa của khơng ít người lao động trong điều kiện khó khăn về việc làm. Cần cải thiện chính sách để tăng diện bao phủ bảo hiểm thất nghiệp Trong bối cảnh đó, chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã thực sự phát huy vai trị, tính ưu việt của mình. Ơng Trần Tuấn Tú, Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm, (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB và XH) cho hay, tính đến hết tháng 11 năm 2020, cả nước đã có 1.056.803 người đến nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2019 (800.489 người). Số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 1.017.453, tăng 30,6% so với cùng kỳ năm 2019 (778.971 người). Tổng số tiền trợ cấp thất nghiệp theo quyết định là 18.292 tỷ đồng, với mức hưởng bình quân là hơn 3 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, số người được các trung tâm dịch vụ việc làm tư vấn, giới thiệu việc làm là 2.025.874 lượt người. Con số này tăng 31,7% so với cùng kỳ năm 2019, chỉ hơn 1,53 triệu lượt người.
-Thứ hai, Chính phủ Việt Nam cũng đã có ban hành gói hỗ trợ với dự tốn kinh phí lên tới 62 nghìn tỷ đồng. Trong đó, tập trung hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng sâu về thu nhập, các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương và chưa được hỗ trợ tiếp cận nhiều với lưới an sinh xã hội sẵn có. Đây là một chính sách mạnh dạn, phù hợp với kinh nghiệm quốc tế và được ban hành ngay từ những ngày đầu tháng 4 năm 2020, nhằm hỗ trợ cho người lao động trong tháng 4, tháng 5 và tháng 6.
37
KẾT LUẬN
Thất nghiệp là một hiện tượng xã hội tồn tại khách quan và gây ra những hậu quả xấu ngăn cản sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.Vì vậy,vấn đề giải quyết thất nghiệp là vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết,giảm bớt thất nghiệp không
những tạo điều kiện để phát triển kinh tế mà còn thúc đẩy ổn định xã hội .Một xã hội có nền kinh tế phát triển,tỷ lệ thất nghiệp thấp thì tệ nạn xã hội sẽ bị đẩy lùi,đời sống nhân dân được nâng cao.
Lĩnh vực lao động - việc làm những năm qua có nhiều đổi mới và thu hút được những kết quả bước đầu đáng khích lệ.
Trước hết, Nhận thức về việc làm, hiểu biết về việc làm và cách giải quyết việc làm cũng như tâm lý về việc làm của người lao động, của xã hội đã được thay đổi tích cực. Tạo và giải quyết việc làm cho lao động xã hội không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, các gia đình bản thân người lao động và của toàn xã hội. Quan điểm nhân dân tự tạo ra việc làm là chính. Nhà nước tạo ra mơi trường kinh tế, pháp luật thuận lợi và hỗ trợ một phần nguồn lực đê nhân dân tự tạo việc làm đã thấm nhuần trong cuộc sống và trở thành nội lực thúc đẩy sự nghiệp tạo và giải quyết việc làm. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã đề ra một loại chính sách chương trình phát triển kinh tế xã hội. Trong đó có nhiều chính sách, chương trình tác động trực tiếp đến việc tạo và giải quyết việc làm cho lao động xã hội như: Nghị quyết V của trung ương Đảng về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn, lập quỹ quốc gia về giải quyết việc làm, chương trình 327 phủ xanh đồi trống - đồi trọc, chương trình 773 khai thác mặt nước trồng, bãi bồi, Chính sách giao đất, khốn rừng cho nơng dân ổn định; chính sách tín dụng với nơng nghiệp nơng thôn, phân bố lại lao động dân cư .
Phương hướng quan trọng nhất để giải quyết việc làm thời kỳ này, báo cáo của ban chấp hành Trung ương tại Đại hội của Đảng đã chỉ rõ “Nhà nước cùng toàn dân ra sức đầu tư phát triển, thực hiện tốt kế hoạch và các chương trình kinh tế - xã hội. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Mọi công dân đều được tự do ngành nghề, thuê mướn nhân công theo pháp luật. Phát triển dịch vụ việc làm. Tiếp tục phân bố lại dân cư và lao động trên địa bàn cả nước, tăng dân
38
cư trên các địa bàn có tính chất chiến lược và kinh tế, an ninh quốc phòng. Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn.
Đất nước ta đang trông chờ vao thế hệ trẻ, đặc biệt là cán bộ quản lý kinh tế trong tương lai, là một sinh viên khoa kinh tế tôi nhận thức được điều này. Phải luôn trau rồi kiến thức, tận dụng thời gian và nâng cao năng lực để theo kịp với sự tiến triển của nền kinh tế đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, một thế giới mới, thế giới của sự văn minh, giàu có và cơng bằng.