7. Bố cục của luận văn
2.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành
2.2.5. Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về quảng
quảng cáo ngoài trời theo quy định của pháp luật.
a) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện
Bên cạnh việc ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quảng cáo ngoài trời như: xây dựng Kế hoạch, ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo viết, đặt biển hiệu, quảng cáo rao vặt trên địa bàn quản lý; tổ chức các hội nghị, quán triệt, phổ biến Luật, các quy định về hoạt động quảng cáo, viết, đặt biển hiệu tới các tổ chức, cá nhân, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn, UBND các phường và đội ngũ cán bộ làm cơng tác văn hóa; biên soạn tin, bài phục vụ hoạt động tuyên truyền… thì việc thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm cũng là một nhiệm vụ rất quan trọng được UBND
thành phố quan tâm và chỉ đạo Sở VH&TT, các sở ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện một cách quyết liệt nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả những chủ trương, chính sách, quy định của trung ương và thành phố như: kiện toàn Đội kiểm tra liên ngành kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật, quy định trong lĩnh vực văn hóa - thể thao, chấn chỉnh, quản lý hoạt động quảng cáo, viết đặt biển hiệu, quảng cáo rao vặt trên địa bàn; duy trì thường xuyên hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo, viết, đặt biển hiệu, đưa hoạt động quảng cáo, viết, đặt biển hiệu dần đi vào nề nếp; quan tâm chỉ đạo xây dựng tuyến phố điểm về văn minh đô thị, biển hiệu, quảng cáo.
Quảng cáo mang lại những mặt tích cực như : hiệu quả kinh tế, thẩm mỹ, mỹ quan đơ thị thì tình trạng các doanh nghiệp, tuy nhiên quảng cáo cũng gây ra mặt tiêu cực như : tình trạng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo ngoài trời vi phạm quy định, một số quảng cáo gian dối, sai sự thật. Điều đầu tiên phải nói đến chính là, trên địa bàn các quận, huyện, thị xã còn tồn tại nhiều bảng quảng cáo chưa được Sở VH&TT chấp thuận, quảng cáo sai nội dung, kích thước, vị trí cho phép. Bảng quảng cáo, biển hiệu có diện tích lớn trên 20m2, khơng có giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Quảng cáo, thực hiện tại mặt tiền, mặt tường bên cơng trình, nhà ở, vượt trên nóc nhà, mái nhà, che kín tồn bộ mặt tiền nhà, lối thốt hiểm, vi phạm trật tự xây dựng, cản trở trực tiếp đến việc phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn. Bảng quảng cáo thay đổi nội dung, quá thời hạn được chấp thuận không thực hiện thông báo sản phẩm quảng cáo.
Nhiều bảng quảng cáo vi phạm chưa được xử lý triệt để, cịn tình trạng tháo dỡ nội dung, cuốn mặt bạt nội dung để trơ khung sắt, gây mất mỹ quan đô thị hoặc phủ bạt che kín nội dung, nhằm đối phó lực lượng chức năng, chính quyền địa phương, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo, dẫn đến tình trạng tái vi phạm.
Các bảng quảng cáo cho nhiều nhãn hiệu lớn: Samsung, Sony, Bravia, Toshiba, Electrolux, Oppo… tại các trung tâm thương mại, siêu thị; bảng quảng cáo cho nhãn hiệu, sản phẩm của các hãng sơn: Nippon, Infor, Kansai, Jymex, Nishu…, máy lọc nước Kangaroo… còn nhiều vi phạm: quảng cáo khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước chấp thuận, quảng cáo vi phạm các quy định của pháp luật, thiếu sự hợp tác với chính quyền địa phương, gây khó khăn cho việc quản lý cũng như kiểm tra, xử lý vi phạm.
Quảng cáo rao vặt còn tràn lan, đặc biệt là trong các ngõ ngách, gây mất trật tự công cộng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới mỹ quan đơ thị. Loại hình quảng cáo này khơng phù hợp với quy định tại Luật Quảng cáo. Các nội dung quảng cáo như khoan cắt bê tông, luyện thi đại học, dịch vụ gia sư, thông cống, hút bể phốt, chữa sữa xe… xuất hiện dày đặc trên tường, cột điện, gốc cây, điểm chờ xe buýt… Tình trạng tờ rơi, tờ gấp được rải khắp đường phố với các nội dung như khai trương nhà hàng, khuyến mại, lịch luyện thi, lịch mở các lớp học… tạo ra tình trạng quảng cáo rác, quảng cáo bẩn gây bức xúc cho nhân dân. Hoạt động quảng cáo rao vặt chủ yếu diễn ra ở các khu dân cư đông đúc, các điểm chờ che buýt hay rao vặt trong lúc nguời tham gia giao thông dừng chờ đèn đỏ… Phần nhiều quảng cáo rao vặt có diện tích đơn chiếc nhỏ, nhưng số lượng rất lớn. Nhiều nhất là việc in, dán số điện thoại khoan cắt bê tông, hút bể phốt, khai trương nhà hàng, cửa hiệu, chương trình khuyến mại tại các siêu thị lớn như BigC, Metro… trong đó có cả những số giả xen lẫn những số thực nên rất khó để tìm được chủ quảng cáo đích thực khi xử lý. Thời gian, vị trí thực hiện quảng cáo khơng cố định, không thường xuyên đa phần thực hiện ngồi giờ hành chính như việc phát tờ rơi, tờ gấp cho người tham gia giao thông, thả vào giỏ xe đạp, xe máy hoặc các phương tiện giao thông khác khi dừng lại ở ngã tư, khu vực đèn tín hiệu giao thơng, hoặc vừa đi xe vừa thả rơi trên đường phố, cài ở cổng, cửa của các hộ gia đình… tạo
những hình ảnh nhếch nhác, phản cảm nếu khơng muốn nói là làm xấu bộ mặt đơ thị. Việc thực hiện các hình thức in, dán tường, phun sơn quảng cáo rao vặt trên lên bờ tường, cột điện,… thường được làm lén lút vào ban đêm, lúc vắng nguời nên khó kiểm sốt, ngăn chặn. Quảng cáo trên phương tiện vận chuyển Quảng cáo trên phương tiện vận chuyển cũng là một loại hình quảng cáo thu hút được sự chú ý của nhiều người như quảng cáo trên xe buýt, taxi, xe tải… Trước đây, việc đăng quảng cáo qua hệ thống loa rồi di chuyển trên xe trên các tuyến đường rất phổ biến. Từ quảng cáo bán vé cho những buổi ca nhạc, kịch, xiếc của những đoàn văn nghệ về biểu diễn trên địa bàn thành phố bằng ô tô với những câu chào quen thuộc được ghi âm sẵn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự cơng cộng.
Tình trạng băng rơn dọc quảng cáo cho các chương trình biểu diễn nghệ thuật, chương trình khuyến mại, khai trương nhà hàng…treo tràn lan tại các gốc cây, cột điện, treo trong thời gian dài dẫn đến việc rách, bạc màu gây mất mỹ quan đô thị nghiêm trọng. Một số các băng rôn được các cấp có thẩm quyền chấp thuận về nội dung và vị trí thực hiện nhưng kết thúc thời gian thực hiện không tiến hành tháo dỡ ngay cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan đô thị.
Một số biển hiệu khơng đúng quy định về nội dung, kích thước, vẫn cịn tình trạng sử dụng hồn tồn bằng tiếng nước ngồi, có lẫn hình ảnh, nội dung quảng cáo trên biển hiệu. Một số cơ sở kinh doanh sử dụng màn hình LED, bảng điện tử chạy chữ làm phương tiện quảng cáo cho nhãn hiệu, sản phẩm, dịch vụ, không thông báo sản phẩm quảng cáo tại Sở Văn hóa và Thể thao.
Trước thực trạng trên, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, năm 2018, Sở VH&TT đã xây dựng Kế hoạch số 154/KH-SVHTT, ngày 07/5/2018 và ban hành Quyết định số 446/QĐ-SVHTT, ngày 23/5/2018 thành lập Tổ công tác kiểm tra quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo, viết, đặt
biển hiệu, thành phần gồm đại diện Sở VH&TT, Thanh tra Sở Xây dựng, PA83 - Công an Thành phố, Phòng hướng dẫn chỉ đạo phòng cháy chữa cháy - Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy Hà Nội.
Sở VH&TT là cơ quan thường trực của Tổ công tác liên ngành Thành phố đã cùng với tổ công tác liên ngành tiến hành rà soát quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo, viết, đặt biển hiệu trên địa bàn 16 quận, huyện (tập trung vào các bảng quảng cáo, biển hiệu lắp đặt tại các trung tâm thương mại, siêu thị, bảng quảng cáo của các hãng sơn, máy lọc nước, lắp đặt tại mặt tiền, mặt tường bên cơng trình, nhà ở, các cơ sở kinh doanh, đại lý phân phối, bán lẻ, bảng quảng cáo tại các tuyến đường trên địa bàn thành phố) và có một số đánh giá chung như:
UBND các quận, huyện, thị xã đã nghiêm túc triển khai xây dựng kế hoạch, ban hành các quyết định kiện toàn Đội kiểm tra liên ngành kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực văn hóa - thể thao, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xây dựng tuyến phố điểm văn minh đô thị; chấn chỉnh, quản lý hoạt động quảng cáo, viết đặt biển hiệu, quảng cáo rao vặt trên địa bàn, nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
UBND các quận, huyện tiếp tục duy trì việc kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo, viết, đặt biển hiệu, kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế, đề ra biện pháp khắc phục, xử lý, nhằm đưa quá trình quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo dần đi vào nề nếp, ổn định.
Với sự vào cuộc của chính quyền địa phương, hoạt động quảng cáo, viết, đặt biển hiệu trên địa bàn quận, huyện, thị xã cơ bản đã có bước chuyển biển tích cực, được quản lý đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, hạn chế các trường hợp vi phạm về quảng cáo, biển hiệu, không để tái vi phạm, phát sinh vi phạm mới trên địa bàn.
Biển hiệu, bảng quảng cáo trên các tuyến phố chính đang từng bước được khắc phục, chỉnh sửa theo quy định, tạo nên diện mạo mới, khang trang, văn minh đô thị.
Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã có ý thức chấp hành nghiêm Luật Quảng cáo trong hoạt động kinh doanh; chỉnh sửa kích thước, nội dung, vị trí bảng quảng cáo, biển hiệu phù hợp với quy định của pháp luật, đồng thời thực hiện thông báo sản phẩm quảng cáo tại Sở Văn hóa và Thể thao như Cơng ty Thế giới di động, Công ty Cổ phần bán lẻ FPT, hệ thống các ngân hàng, siêu thị Vinmart, trung tâm thương mại The Garden, Vincom, trung tâm dạy ngoại ngữ Apax English, các công ty thực hiện quảng cáo tại Nhà ga T1, T2 Sân bay Quốc tế Nội Bài…
TS.KTS Quy hoạch đô thị Đại học Paris Pantheon Nguyễn Việt Huy cho rằng, các đô thị lớn ở Nhật, Pháp, Mỹ đều có quảng cáo tấm lớn nhưng khơng lộn xộn, vi phạm như ở ta. “Tơi thấy chúng ta có hành lang pháp lí rõ ràng, quy hoạch về quảng cáo rất cụ thể, Luật Quảng cáo chặt chẽ thế nhưng vi phạm vẫn như nấm sau mưa. Điều này chỉ có thể được giải thích bằng sự quản lý yếu kém, nhận thức và dân trí chưa cao, chưa thượng tơn pháp luật quảng cáo. Hơn nữa, mức xử phạt vi phạm hành chính ở ta chưa đủ sức răn đe”. Ngày 01/6/2021 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo chính thức có hiệu lực, trong Nghị định đã quy định chi tiết về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo và chính thức tăng mức xử phạt nhằm đưa hoạt động quảng cáo vào nề nếp, giữ gìn cảnh quan mơi trường xanh- sạch - đẹp
b) Kết quả cụ thể hoạt động xử lý hành vi vi phạm về quảng cáo ngoài trời theo quy định của pháp luật (số liệu cụ thể từ năm 2016 đến nay).
Theo số liệu thống kê trong báo cáo hàng năm của Sở VH&TT, kết quả cụ thể việc xử lý hành vi vi phạm về quảng cáo ngoài trời từ năm 2016 đến nay cụ thể như sau:
- Năm 2016: Số liệu xử lý vi phạm tính đến tháng 10/2017 đã kiểm tra xử lý, tháo dỡ 183/190 bảng quảng cáo một cột trụ vi phạm (bảng tấm lớn); 149/149 bảng hộp đèn trên dải phân cách; Bảng quảng cáo tại mặt tiền nhà ở, cơng trình: đã xử lý, tháo dỡ 300 bảng, đang xử lý về nội dung, khung bảng: 493 bảng. Bảng quảng cáo tại mặt tường bên nhà ở, cơng trình: đã xử lý, tháo dỡ 57 bảng, tiếp tục xử lý về nội dung, khung bảng 115 bảng. Màn hình chuyên quảng cáo: đã có văn bản u cầu và đơn đốc các đơn vị tự tháo dỡ các màn hình lắp dựng trong khn viên hoặc gắn tường cơng trình là trụ sở của tổ chức chưa có sự đồng ý của cơ quan quản lý. Băng rôn: thực hiện trên giá treo đỡ băng rôn họa tiết hoa sen theo đề án được UBND thành phố cho đảm bảo mỹ quan đô thị. Biển hiệu: đã xử lý, tháo dỡ 8.410 biển; hiện đang phối hợp với quận, huyện, thị xã yêu cầu chỉnh sửa nội dung: 40.133 biển; chỉnh sửa kích thước: 5.092 biển. Đặc biệt đối với biển hiệu viết bằng chữ nước ngoài, chữ nước ngoài lớn hơn chữ tiếng Việt đã có văn bản yêu cầu quận, huyện, thị xã xử lý và doanh nghiệp chỉnh sửa phù hợp theo quy định. Điển hình là những biển hiệu, bảng quảng cáo tại mặt tiền, trụ sở kinh doanh của các cơng ty sau khi được Đồn liên ngành Thành phố kiểm tra, xử lý đã tiến hành tự chỉnh sửa, tháo dỡ, trong đó tính đến nay đã có: 90/118 cửa hàng Thế giới di động, 32/45 cửa hàng FPT Shops, 10/30 cửa hàng Điện máy xanh, ngồi ra các cơng ty có thương hiệu như: Trần Anh, Kangaroo, Viettel...và hệ thống Ngân hàng trên địa bàn Thành phố đang thực hiện tự điều chỉnh kích thước bảng quảng cáo, biển hiệu phù hợp quy định của pháp luật; hồn thiện hồ sơ thơng báo sản phẩm quảng cáo gửi Sở Văn hóa và Thể thao. Về quảng cáo rao vặt: toàn thành phố đã lắp dựng được 1.054 điểm quảng cáo rao vặt
miễn phí, đáp ứng được nhu cầu quảng cáo rao vặt của tổ chức, cá nhân. Về cơ bản tình hình vi phạm quảng cáo rao vặt đã giảm, trên các tuyến đường, phố đã khang trang, sạch đẹp.
- Năm 2017: Sở Văn hóa và Thể thao đã chỉ đạo, phối hợp xử lý, kiểm tra, lập 154 biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 1 tỷ 271 triệu đồng về hành vi vi phạm quảng cáo bằng biển quảng cáo tấm lớn, tấm nhỏ, băng drôn, không thông báo nội dung thực hiện quảng cáo với Sở VH&TT, không tự tháo dỡ khi đã hết hạn thông báo đối với biển quảng cáo. Tháo dỡ 12.750 băng Drôn, phướn quảng cáo vi phạm. Đôn đốc 16 doanh nghiệp chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Kết luận 1126/KL-TTTP(P4) ngày 20/3/2018 của Thanh tra thành phố Hà Nội, số tiền: 490.000.000đ (Bốn trăm chín mươi triệu đồng). Sở tăng cường kiểm tra, phối hợp xử lý tháo dỡ nội dung 21 bảng quảng cáo vi phạm trên địa bàn quận Tây Hồ, 05 bảng quảng cáo tại khu vực đầu cầu Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, 03 bảng quảng cáo tại ngã 5 phố Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng; tiếp tục đôn đốc doanh nghiệp tháo dỡ các khung bảng quảng cáo tại trục đường Nghi Tàm - Âu Cơ - An Dương Vương và tháo dỡ nội dung quảng cáo. Về biển hiệu đã kiểm tra, xử lý 45.156 biển; trong đó, xử lý vi phạm về trật tự xây dựng đã tháo dỡ 5.283 biển; yêu cầu chỉnh sửa nội dung: 36.822 biển; chỉnh sửa kích thước: 3.051 biển. Về bảng quảng cáo tại mặt tiền nhà ở, cơng trình: kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự xây dựng đã tháo dỡ 265 bảng, xử lý về nội dung quảng cáo: 387 bảng. Về bảng quảng cáo tại mặt tường bên nhà ở, cơng trình: kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự xây dựng đã tháo dỡ 85 bảng, xử lý về nội dung quảng cáo 147 bảng vi phạm.
- Năm 2018: Song song với việc quán triệt, phổ biến các quy định của