1.3 Nội dung pháp luật về hội
1.3.1 Quy định về thành lập hội
Pháp luật hiện hành quy định thành lập hội phải qua 2 giai đoạn được mô tả bằng sơ đồ bảng 1.1 dưới đây:
- Giai đoạn 1: Công nhận ban vận động thành lập hội; - Giai đoạn 2: Cho phép thành lập hội.
(1 ) Trao đổi ý kiến ( 2 )
a) Giai đoạn 1: Công nhận ban vận động thành lập hội
Khoản 1, Điều 6, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP qui định: “Muốn thành lập hội, những người sáng lập phải thành lập ban vận động thành lập hội. Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động cơng nhận”. Để thực hiện đúng qui định trên, những người sáng lập hội cần thực hiện các việc sau:
- Xây dựng hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng nhận ban vận động thành lập hội;
- Gửi hồ sơ về cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận ban vận động thành lập hội.
* Thẩm quyền công nhận ban vận động thành lập hội
Thẩm quyền công nhận Ban vận động thành lập hội tại Khoản 5, Điều 6, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP qui định như sau:
Ban sáng lập Hội
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng nhận ban vận
động thành lập hội
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
thành lập hội
Cơ quan chức năng liên quan
- Bộ, cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh.
- Sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động quyết định cơng nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
- Uỷ ban nhân dân huyện quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã.
Sau khi tiếp nhận đủ và hợp lệ các văn bản trong hồ sơ đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội, các cơ quan sau đây được giao nhiệm vụ thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội để trình cấp có thẩm quyền xem xét ban hành quyết định công nhận ban vận động thành lập hội:
- Cơ quan, tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hội dự kiến hoạt động thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh
- Cơ quan, tổ chức thuộc Sở, cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hội dự kiến hoạt động thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội phạm vi hoạt động trong tỉnh.
- Phòng Nội vụ thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội phạm vi hoạt động trong huyện, xã.
Sau khi Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định cơng nhận, ban vận động thành lập hội tiến hành tuyên truyền, vận động công dân, tổ chức vào hội và lập hồ sơ đề nghị thành lập hội gửi về cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hội.
Việc từ chối công nhận hoặc quyết định công nhận ban vận động thành lập hội được trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
b) Cho phép thành lập hội
Theo Điều 7, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP (Nghị định số 33/2012/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung), hồ sơ thành lập hội gồm:
- Đơn xin phép thành lập hội; - Dự thảo điều lệ hội;
- Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng nhận;
- Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội; - Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội;
- Bản kê khai tài sản co các sáng lập viên tự nguyện đóng góp.
Khoản 4, Điều 5, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP qui định điều kiện thành lập hội phải có đủ số hội viên đăng ký ban đầu. Vì vậy, hồ sơ xin phép thành lập hội cần có danh sách hội viên ban đầu có đủ chữ ký hội viên hoặc phải có đủ số đơn vào hội của các hội viên đăng ký ban đầu tham gia hội tại bảng 1.3 như sau:
Hội, phạm vi hoạt động Số hội viên
ban đầu
- Hội hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh - Hội hoạt động phạm vi trong tỉnh - Hội hoạt động phạm vi trong huyện - Hội hoạt động phạm vi trong xã
- Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện của các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân như sau:
+ Hiệp hội kinh tế phạm vi hoạt động cả nước + Hiệp hội kinh tế phạm vi hoạt động trong tỉnh
100 50 20 10 11 5
Đối với hội nghề nghiệp có tính đặc thù chun mơn, số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký thành lập hội sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hội quyết định từng trường hợp cụ thể.
Ban vận động thành lập hội gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị thành lập hội về cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hội để được xem xét, quyết định.
* Đại hội thành lập hội
Thời gian tiến hành Đại hội thành lập:
- Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày quyết định cho phép thành lập hội có hiệu lực, ban vận động thành lập hội phải tổ chức đại hội.
- Nếu q thời hạn trên khơng tổ chức đại hội, thì trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày hết thời hạn tổ chức đại hội theo quy định tại khoản 1 Điều này, ban vận động thành lập hội có văn bản gửi cơ quan nhà nước đã quyết định cho phép thành lập hội đề nghị gia hạn. Thời gian gia hạn không quá ba mươi ngày, nếu quá thời gian được gia hạn mà không tổ chức đại hội thì quyết định cho phép thành lập hội hết hiệu lực.
Nội dung chủ yếu trong Đại hội thành lập: - Công bố quyết định cho phép thành lập hội. - Thảo luận và biểu quyết điều lệ.
- Bầu ban lãnh đạo và ban kiểm tra.
- Thơng qua chương trình hoạt động của hội. - Thơng qua nghị quyết đại hội.