Quy định về kiểm tra công tác hội

Một phần của tài liệu Pháp luật về hội ở việt nam hiên nay (Trang 39 - 40)

1.3 Nội dung pháp luật về hội

1.3.6. Quy định về kiểm tra công tác hội

*Pháp luật quy định về kiểm tra công tác hội như sau:

Mỗi hội, mỗi quỹ khi thành lập đều có tơn chỉ, mục đích, ngun tắc, phạm vi hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và đề ra kế hoạch, phương thức hoạt động để tổ chức thực hiện thành công các nội dung đã đề ra.

Tuy nhiên, do thực tiễn luôn vận động, biến đổi, phát triển không ngừng theo quy luật khách quan nên có thể phát sinh những sự việc ảnh hưởng đến quá trình hoạt động dẫn đến sai lầm, bên cạnh đó, nhận thức là một quá trình biện chứng gắn liền với hoạt động thực tiễn, không phải là sự phản ánh giản đơn, thụ động, do đó tổ chức có thể đã vững mạnh, con người của tổ chức được đánh giá là có tài năng cũng khơng thể một lúc hiểu biết được đầy đủ, khách quan mọi sự việc.

Qua kiểm tra, cơ quan quản lý, các tổ chức hội nhận xét, đánh giá kết quả đạt được trong khi thực hiện các hoạt động của hội so với yêu cầu, mục đích đã đề ra và tìm ra ưu điểm, thiếu sót, sai lầm, khuyết điểm, những nội dung chưa phù hợp nếu có và nguyên nhân của những ưu điểm, thiếu sót, sai lầm, khuyết điểm, những nội dung chưa phù hợp đó, nhằm phát huy nhân tố tích cực, chỉ ra bộ phận chịu trách nhiệm về những sai sót để chấn chỉnh việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, kịp thời rút kinh nghiệm cho những hoạt động tiếp theo, bổ sung, sửa đổi những thiếu sót, khuyết điểm, phòng ngừa vi phạm, xác định và dự đốn những biến động có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức để xây dựng lại kế hoạch cho phù hợp nếu cần thiết, đưa ra những biện pháp bảo đảm các nguồn lực được sử dụng một cách hữu hiệu, tiết kiệm thời gian, công sức, tạo điều kiện để từng bước cải tiến, hoàn thiện phương thức hoạt động nhằm đảm bảo hoạt động đạt được phù hợp với mục đích của

tổ chức đã đặt ra, giúp tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; đồng thời kiểm tra là để phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật có liên quan để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hội ở việt nam hiên nay (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)