2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội
Thành phố Buôn Ma Thuột nằm trên cao nguyên Đắk Lắk rộng lớn ở phía Tây dãy Trường Sơn. Nơi đây khơng chỉ là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh Đắk Lắk, mà còn là thành phố trung tâm cấp vùng Tây Ngun, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phịng của vùng và cả nước. Bn Ma Thuột là đầu mối huyết mạch giao thông tỏa ra các hướng, nối với tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Khánh Hòa, Đắk Nơng, Bình Phước, thành phố Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh,...
Những đặc trưng riêng biệt về điều kiện tự nhiên và con người nơi đây đã tạo cho Bn Ma Thuột một nét văn hóa đặc sắc. Từ ngàn xưa, vùng đất Tây Ngun đã là cái nơi của nhiều nhóm sắc tộc thiểu số như: Jrai, Bahnar, Ê-đê, Sê-đăng, Xtiêng, Mạ, Brâu, Churu, Mnông...
Buôn Ma Thuột nằm giữa vùng đông dân nhất Tây Nguyên với độ cao 536 m. Hiện nay thành phố có 13 phường, 08 xã, dân số trung bình năm 2018 là 502.170 người với 31 dân tộc anh em cùng sinh sống trong đó 85,04% người Kinh, 14,96% đồng bào dân tộc thiểu số, riêng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ 10,91% chủ yếu là đồng bào dân tộc Êđê. Đồng bào theo các tơn giáo có 111.510 tín đồ, chiếm 33,86% dân số với 4 tơn giáo chính là Phật giáo, Cơng giáo, Tin lành và Cao đài.
Cùng với những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, quy mô kinh tế thành phố được mở rộng, kinh tế tăng trưởng khá cao và ổn định, bình quân giai
44
đoạn 2010 - 2018 đạt 9,38%; thu ngân sách giai đoạn 2010 - 2018 đạt 10.094 tỷ đồng, chiếm 28,7% tổng thu của tỉnh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, mơ hình tăng trưởng chuyển dịch đúng định hướng, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng; ngành nông - lâm nghiệp đã sản x́t theo hướng sản x́t hàng hóa quy mơ ngày càng lớn, gắn với công nghiệp chế biến sâu và thị trường. Giáo dục và đào tạo có chuyển biến tích cực, chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên. Các chương trình - dự án mục tiêu quốc gia về y tế được thực hiện tốt, khoa học công nghệ phát triển đạt kết quả khá, tỷ trọng công nghệ, thiết bị tiên tiến trong các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố chiếm khoảng 40 - 60%. Cải cách hành chính có nhiều đột phá, cơng tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được quan tâm; quốc phòng – an ninh được giữ vững.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk gồm có 12 phịng chun mơn chức năng thực hiện quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, gồm: Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Phòng Nội vụ, Phòng Tư pháp, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Văn hóa và Thơng tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Y tế, Phòng Kinh tế, Phịng Quản lý đơ thị và Thanh tra thành phố.
Mỗi phòng, ban chun mơn có Trưởng phịng phụ trách, các Phó Trưởng phịng cùng các chun viên, cán sự. Công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố có số lượng biến động theo từng năm, chịu sự tác động của việc thay đổi sắp xếp bộ máy, tổ chức và nhu cầu phát triển kinh
45
tế - xã hội của địa phương. Nhìn chung, giai đoạn 2017-2021, số lượng biên chế công chức được giao của thành phố giảm trung bình 2 biên chế/năm bởi căn cứ trên số lượng công chức nghỉ hưu hàng năm, tỉnh sẽ thực hiện tinh giản biên chế 10% mỗi năm theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể:
Bảng 2.1: Số lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột năm 2021
TT Cơ quan, đơn vị
Biên chế giao (người) Số lượng (người) Tỷ lệ biên chế giao so với tổng biên chế(%)
1 Văn phòng HĐND và UBND 25 23 19,40
2 Phòng Nội vụ 10 10 7,70
3 Phòng Tư pháp 5 3 3,90
4 Phòng Giáo dục và Đào tạo 11 11 8,50
5 Phòng Kinh tế 10 6 7,70
6 Phịng Quản lý đơ thị 14 12 10,90
7 Phịng Tài chính Kế hoạch 14 13 10,90
8 Phòng Văn hóa thơng tin 7 7 5,40
9 Phòng LĐ-TB và Xã hội 9 8 7,00
10 Phòng Y tế 5 5 3,90
11 Phòng Tài nguyên và môi trường 12 11 9,30
46
TT Cơ quan, đơn vị
Biên chế giao (người) Số lượng (người) Tỷ lệ biên chế giao so với tổng biên chế(%) Tổng 129 114 100
Ng̀n: Phịng Nội vụ thành phố Buôn Ma Thuột 2.1.2.2. Hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
UBND thành phố Buôn Ma Thuột hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, thông qua chế độ làm việc của các bộ phận chuyên môn và từng thành viên trong cơ quan thực hiện các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của UBND tỉnh, thành phố.
Chế độ làm việc của các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ là bộ phận của bộ máy cơ quan giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước về ngành, lĩnh vực quản lý trên địa bàn, thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn theo quy định của pháp luật.
- Phòng chịu trách nhiệm trước UBND và các Sở chuyên ngành về công tác chuyên môn, chịu sự kiểm tra của UBND thành phố và các Sở đối với các hoạt động được giao.
- Các Trưởng, Phó trưởng phịng ban chun mơn:
Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố, UBND thành phố và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý nhà nước được giao trên địa bàn, chịu sự kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo về công tác chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
47
Chịu trách nhiệm chấp hành các quyết định, chỉ đạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND thành phố, trường hợp thực hiện chậm hoặc chưa thực hiện được phải kịp thời báo cáo và nêu rõ lý do.
Giải quyết các kiến nghị của tổ chức, cá nhân liên quan đến chức năng, thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị mình, trình Chủ tịch UBND thành phố những việc vượt thẩm quyền hoặc những việc đã phối hợp giải quyết nhưng còn ý kiến chưa thống nhất.
Chủ động đề xuất, tham gia ý kiến về những công việc chung của UBND và thực hiện các nhiệm vụ công tác theo phân công của Chủ tịch UBND thành phố và sự phân cấp của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. Đảm bảo việc triển khai có hiệu quả, đúng quy định, cập nhật kịp thời các TTHC theo Bộ TTHC chung của tỉnh, góp phần đơn giản hóa và cải cách hành chính của các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.
2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Uỷ ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
2.2.1. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
Cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ cho hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố tiếp tục được đầu tư, hồn thiện và sử dụng có hiệu quả nhằm bảo đảm triển khai các ứng dụng phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, công tác chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức.
Cơ sở hạ tầng CNTT của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố hiện có: 02 máy chủ, 160 máy tính, 135 máy in,14 máy scan, 01 máy quét mã vạch, 01 hệ thống Hội nghị trực tuyến và hệ thống mạng nội bộ được kết nối Internet cáp quang.
48
Toàn thành phố 100% cán bộ, cơng chức được trang bị máy tính phục vụ cơng tác và 100% các cơ quan, đơn vị có hệ thống mạng nội bộ được kết nối internet tốc độ cao. Nhìn chung tất cả các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố đều có hệ thống máy móc, thiết bị đầy đủ, đáp ứng được các yêu cầu công việc và các nhiệm vụ chuyên môn.
Tuy nhiên hệ thống mạng nội bộ tại các cơ quan, đơn vị chủ yếu sử dụng mạng LAN ngang hàng trong nội bộ của các phòng, ban với quy mơ nhỏ, ít máy; chưa có mạng chuyên dụng kết nối giữa UBND thành phố với các phường xã.
Bảng 2.2: Tổng hợp hiện trạng số lượng máy tính và kết nối mạng tại UBND thành phố Buôn Ma Thuột năm 2021
STT Phịng ban Số máy tính Số máy in Số máy scan Kết nối mạng LAN Kết nối Internet 1 Văn phòng HĐND và UBND 30 29 03 x x 2 Phòng Nội vụ 11 9 01 x x 3 Phòng Tư pháp 7 5 01 x x
4 Phòng Giáo dục và Đào tạo 15 12 01 x x
5 Phòng Kinh tế 11 9 01 x x
49
7 Phịng Tài chính Kế hoạch 16 13 01 x x 8 Phòng Văn hóa thơng tin 10 7 01 x x 9 Phòng LĐ-TB và Xã hội 11 10 01 x x
10 Phòng Y tế 8 7 01 x x
11 Phịng Tài ngun và mơi
trường 15 13 01 x x
12 Thanh tra thành phố 10 8 01 x x
Tổng 160 135 14
Ng̀n: Phịng Văn hóa và Thơng tin thành phố Buôn Ma Thuột
Hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT chung của UBND thành phố bao gồm:
- Kết nối mạng LAN, kết nối internet: Các phịng ban chun mơn
thuộc UBND thành phố đều được thiết lập, kết nối mạng LAN, internet đảm bảo đồng bộ hệ thống mạng; lắp đặt 12 điểm phát wifi trong trụ sở làm việc của UBND thành phố.
- Hệ thống Máy tính: Tính đến tháng 12 năm 2019, UBND thành phố đã trang bị được 02 máy chủ. Cán bộ công chức tại các phịng chun
mơn được trang bị đầy đủ máy tính để làm việc. Đa số các máy tính có cấu hình khá, đủ mạnh để phục vụ công việc văn phòng và vận hành các phần mềm quản lý, đảm bảo việc trao đổi dữ liệu, xử lý công việc và tra cứu tài liệu.
- Hệ thống máy chủ: UBND thành phố đã trang bị 02 máy chủ, thiết bị mạng, thiết bị bảo mật và một số thiết bị phụ trợ để nâng cấp, mở rộng hệ
50
thống hạ tầng kỹ thuật CNTT nhằm đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT trong hoạt động; đảm nhận chức năng vận hành cổng thông tin điện tử, trang văn bản quy phạm pháp luật (công báo) và các dịch vụ hệ thống như LDAP, DNS, firewall,...
- Đường truyền kết nối internet: Hiện tại, UBND thành phố được trang bị 01 đường truyền Internet ADSL đủ để hoạt động cho một mạng LAN trong khuôn viên UBND thành phố.
Bên cạnh đó, hiện nay, UBND thành phố đã triển khai xây dựng hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến từ thành phố đến phường, xã và kết nối với UBND tỉnh Đắk Lắk.
2.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin tại các phòng, ban chuyên môn
2.2.2.1. Sử dụng văn bản điện tử và hợp thư công vụ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước
Tiếp tục tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện cho cán bộ, công chức, viên chức tăng cường trao đổi, sử dụng văn bản điện tử theo tinh thần Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg ngày 03/12/2008 về tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 08/2014/QĐ-UBND ngày 09/5/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng và vận hành Hệ thống thư điện tử tỉnh Đắk Lắk; Quyết định số 38/2016/QĐ-UBND ngày 29/11/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk quy định quản lý, sử dụng Hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành trong hoạt động của cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; UBND thành phố Buôn Ma Thuột đã thiết lập địa chỉ thư điện tử đối với lãnh đạo Hội đồng Nhân dân và UBND, cán bộ, công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc thành phố với
51
tỷ lệ cán bộ, công chức sử dụng thư điện tử trong công việc là 100% để trao đổi thông tin, dữ liệu, văn bản…
Trong thời gian qua, thành phố cũng đã triển khai hệ thống quản lý văn bản và điều hành (idesk) để gửi nhận văn bản (https://qlvb.bmt.daklak.gov.vn) cho UBND các phường, xã và các cơ quan, đơn vị thuộc UBND thành phố. Tính từ ngày hệ thống quản lý văn bản và điều hành đưa vào hoạt động đến nay, tại bộ phận văn thư UBND thành phố đã tiếp nhận 63.242 văn bản đến và 79.052 văn bản đi trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành (idesk). So với trước đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý văn bản đã giảm tải được đáng kể văn bản giấy, tiết kiệm được chi phí.
Hệ thống này do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk cung cấp là hệ thống dùng chung cho cả tỉnh đã được triển khai ở các cơ quan chuyên môn cấp huyện và cấp xã.
Hệ thống này có vai trị quan trọng trong liên kết hoạt động nội bộ tại mỗi cơ quan và giữa các cơ quan nhà nước theo quan hệ và nguyên tắc hành chính. Việc sử dụng hệ thống này giúp giảm giấy tờ, giảm thiểu thời gian gửi/ nhận, lưu trữ và tìm kiếm, điều hành cơng việc từ đó giúp cho việc giải quyết và quản lý công việc của lãnh đạo dễ dàng hơn.
2.2.2.2. Sử dụng các phần mềm chuyên ngành trong hoạt động của cơ quan chuyên mơn
Phịng Tư pháp: Nhằm triển khai đồng bộ, thống nhất và hiệu quả Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” theo Quyết định số 2173/QĐ- BTP ngày 11/12/2015 của Bộ Tư pháp, ngày 26/5/2016 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1474/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” trên địa bàn tỉnh.
52
Phần mềm được triển khai đến tất cả UBND cấp xã trên địa bàn thành phố, góp phần xây dựng hệ thống thông tin quản lý hộ tịch thành một hệ thống thông tin thống nhất về công tác Tư pháp từ cấp tỉnh đến cấp xã nhằm trao đổi thơng tin nhanh chóng, chính xác và đảm bảo thơng suốt giữa các đơn vị với nhau. Thông qua phần mềm, góp phần hiện đại hóa cơng tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên cơ sở xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, thiết lập hệ thống thông tin hộ tịch đồng bộ, thông suốt giữa các cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh; bảo đảm việc kết nối chia sẻ, cung cấp thông tin hộ tịch cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác, bảo đảm tối đa lợi ích của người dân.
Phịng Tài nguyên và Môi trường: Phần mềm ViLIS do Trung Tâm
Viễn Thám Quốc Gia cung cấp. Đây là phần mềm xây xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong cơng tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất.
ViLIS hỗ trợ mạnh mẽ việc CCHC, tiết kiệm chi phí đầu tư cho dữ
liệu điều tra cơ bản, chia sẻ thơng tin giữa các đơn vị trong và ngồi ngành và đảm bảo phân cấp quản lý thơng tin một cách an tồn, chính xác, bảo mật.
Phòng Giáo dục và Đào tạo: Phần mềm “Quản lý trường học trực
tuyến EOS và SMAS”. Đây là 2 phần mềm quản lý ngành, có đầy đủ các chức năng, tính năng đáp ứng được cơ bản các tiêu chí của ngành giáo dục: Phần mềm EOS: Do Công ty cổ phần đầu tư phát triển và chuyển giao công nghệ