Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của uỷ ban nhân dân thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 73 - 89)

động của Uỷ ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân

67

Trong giai đoạn từ 2017 đến 2020, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành nhiều quy chế, quy định, văn bản chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động của các lĩnh vực nói chung và trong hoạt động cái cách hành chính nói riêng. Thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Ngày 07/3/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 17/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 với mục tiêu hồn thiện nền tảng Chính phủ điện tử nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành: Kế hoạch số 2429/KH-UBND ngày 29/3/2019 về thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025; Quyết định số 3962/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 về việc ban hành Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Đắk Lắk, phiên bản 2.0; Kế hoạch số 10717/KH-UBND ngày 30/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh, về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, phát triển Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 07/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh, về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, phát triển Chính quyền số và đảm bảo an tồn thơng tin mạng năm 2021. Theo đó, thành phố Bn Ma Thuột đã tn thủ tất cả các chỉ thị, chủ trương của tỉnh

68

để ứng dụng CNTT trong các hoạt động của mình, đặc biệt trong hoạt động công sở để phục vụ công dân tốt hơn.

Hàng năm, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố, ban hành Kế hoạch số 174/KH-UBND ngày 18/12/2020 về việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và đảm bảo an tồn thơng tin mạng giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 187/KH-UBND ngày 31/12/2020 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an tồn thơng tin mạng năm 2021; Công văn số 1876/UBND-VHTT ngày 13/5/2021 về việc tăng cường sử dụng hiệu quả hệ thống iGate, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.

Để thực hiện các kế hoạch ứng dụng CNTT vào hoạt động, Văn phòng HĐND-UBND cũng đã xây dựng các quy chế nội bộ, văn bản chỉ đạo đơn vị, cán bộ công chức thực hiện việc ứng dụng CNTT và bám sát các mục tiêu theo kế hoạch ứng dụng CNTT của tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Các kế hoạch, cũng như quy trình ứng dụng CNTT cũng đã được phòng Văn hóa và thơng tin triển khai đến các xã, phường trực thuộc.

Thứ hai, về xây dựng hạ tầng kỹ thuật CNTT

UBND thành phố đã tiếp nhận đầu tư của tỉnh về hạ tầng kỹ thuật CNTT cơ bản đáp ứng nhu cầu triển khai ứng dụng CNTT trong giai đoạn hiện tại, cụ thể: xây dựng mạng nội bộ kết nối các phòng ban, đơn vị trực thuộc; khai thác sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ cho việc triển khai các ứng dụng CNTT dùng chung của thành phố (hội nghị trực tuyến, quản lý văn bản và điều hành) và một số ứng dụng CNTT tại cơ quan; 98% máy tính được kết nối internet phục vụ công việc (trừ các máy tính chuyên dùng để soạn thảo các văn bản, tài liệu mật).

69

Thứ ba, về triển khai ứng dụng CNTT

Các ứng dụng CNTT dùng chung của thành phố được đầu tư hoàn chỉnh, từng bước phát huy hiệu quả, hỗ trợ tốt cho công tác chuyên môn và công tác chỉ đạo điều hành của UBND qua môi trường mạng, cụ thể là thơng qua hệ thống này, lãnh đạo văn phòng có thể theo dõi, nắm bắt tình hình giải quyết hồ sơ của từng phịng, ban và cán bộ, cơng chức trực thuộc để kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh.

Đến cuối năm 2021, 100% phòng, ban chuyên môn triển khai phần mềm quản lý văn bản và điều hành, kết nối liên thơng trong tồn thành phố phục vụ cho việc gửi, nhận, xử lý, lưu trữ văn bản điện tử trên môi trường mạng. Tỷ lệ văn bản điện tử được phát hành, trao đổi qua mạng liên thông giữa các cơ quan với nhau đạt trên 80% (năm 2017, tỷ lệ này đạt khoảng 60%); cán bộ, công chức thường xuyên xử lý văn bản trên phần mềm đạt tỷ lệ 75%. Việc khai thác sử dụng tốt phần mềm quản lý văn bản và điều hành giúp xử lý công việc nhanh chóng, hạn chế việc sao gửi văn bản giấy, tiết kiệm được thời gian, chi phí.

Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được đầu tư, hoạt động ổn định, hỗ trợ đắc lực cho công tác chỉ đạo điều hành từ tỉnh đến thành phố và cấp xã, tiết kiệm được đáng kể thời gian, chi phí cho việc tổ chức các cuộc họp, hội nghị, đặc biệt là đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19; một vài phần mềm chuyên ngành cũng được quan tâm đầu tư xây dựng phục vụ cho tác nghiệp, quản lý cơ sở dữ liệu tập trung như: phần mềm quản lý cán bộ, công chức phục vụ cho công tác quản lý cán bộ, công chức; phần mềm quản lý hộ tịch phục vụ cho công tác quản lý, tác nghiệp lĩnh vực hộ tịch; phần mềm quản lý khiếu nại, tố cáo phục vụ cho công tác quản lý tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư, khiếu nại tố cáo trên địa bàn thành phố.

70

Xây dựng cơ sở dữ liệu trọng điểm: cơ sở dữ liệu về giải quyết hồ sơ hành chính, cán bộ cơng chức, nhân hộ khẩu, hộ tịch, giáo dục, doanh nghiệp, tài nguyên môi trường, thông tin và truyền thơng đã được hình thành và đang từng bước hồn chỉnh. Cơ sở dữ liệu về y tế, thương mại, nông nghiệp, khiếu nại tố cáo đang tiếp tục được các cơ quan tập trung triển khai thực hiện.

Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của thành phố được đầu tư, nâng cấp. UBND thành phố quán triệt, yêu cầu cán bộ, cơng chức tích cực sử dụng máy tính như một cơng cụ đắc lực để thực hiện nhiệm vụ, nâng cao các chỉ tiêu về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các phòng, ban, đơn vị.

Thứ tư, về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT

Công tác đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng về CNTT được quan tâm thực hiện thông qua việc tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về CNTT hàng năm, qua đó giúp trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về ứng dụng CNTT, đảm bảo an tồn thơng tin số cho cán bộ, công chức để phục vụ cho công tác chuyên môn và công tác quản lý, vận hành các hệ thống ứng dụng CNTT của cơ quan, đơn vị mình.

Thứ năm, về cơng tác đảm bảo an tồn, an ninh thơng tin số

Hàng năm, công tác đánh giá an tồn thơng tin số được quan tâm triển khai thực hiện nghiêm túc, 100% hệ thống thông tin trọng điểm được thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá, kịp thời phát hiện và khắc phục các lỗi, lỗ hổng bảo mật, đồng thời chủ động phòng tránh các nguy cơ tấn công trên môi trường mạng.

Theo đó, ở thành phố Buôn Ma Thuột thực hiện mơ hình chuẩn kết nối mạng nội bộ, hạn chế nguy cơ mất an tồn thơng tin. Bên cạnh đó, Văn phịng UBND thành phố đã triển khai cài đặt bộ ứng dụng văn phòng

71

Microsoft Office có bản quyền (do Bộ Thơng tin và Truyền thông cung cấp) và triển khai mua bản quyền hệ điều hành Microsoft Windows cho tất cả máy tính của văn phòng, góp phần tăng cường cơng tác đảm bảo an tồn thơng tin trong sử dụng máy tính, tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, quy định lĩnh vực CNTT trên địa bàn tỉnh nói chung, thành phố nói riêng được quan tâm xây dựng, từng bước hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan chuyên môn.

Công tác thi đua, kiểm tra, khảo sát thực tế tình hình ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước được quan tâm thực hiện, góp phần tác động đến nhận thức của các cấp lãnh đạo và cán bộ cơng chức trong tồn tỉnh nói chung và thành phố Bn Ma Thuột nói riêng.

Nhìn chung giai đoạn 2017 – 2021 thực hiện triển khai ứng dụng CNTT theo định hướng của Chính phủ, về cơ bản UBND thành phố đã đạt một số kết quả nhất định so với mục tiêu đề ra, phục vụ tốt yêu cầu về cải cách hành chính, tăng cường tính cơng khai minh bạch trong phục vụ người dân và doanh nghiệp.

2.3.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước ở thành phố Buôn Ma Thuột còn những hạn chế, tồn tại sau:

Thứ nhất, về cơ sở hạ tầng cho ứng dụng CNTT

Tỷ lệ máy móc thiết bị cho ứng dụng CNTT đạt cao (100%) nhưng hầu hết trang bị không đồng bộ, một số máy móc trang bị lâu, hư hỏng, sử dụng không hiệu quả. Các phần mềm đã và đang sử dụng mới chỉ đáp ứng

72

được phần nào nhu cầu trong công việc của các cơ quan. Hầu hết sự đầu tư mua bản quyền phần mềm còn nhỏ lẻ, các cơ quan sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên để trang bị, thiếu sự thống nhất và đồng bộ. Chưa có kế hoạch trong việc đầu tư và ứng dụng các phần mềm dùng chung cơ sở dữ liệu.

Thứ hai, về sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan

hành chính nhà nước

Mặc dù tỷ lệ dùng thư điện tử của thành phố có xu hướng tăng lên từ trong giai đoạn 2017-2021. Tuy nhiên tỷ lệ tăng chậm do đa số cán bộ, công chức, viên chức vẫn cịn thói quen sử dụng văn bản giấy và thư điện tử cá nhân, việc trao đổi văn bản điện tử bằng hộp thư công vụ trong cơng việc cịn hạn chế.

Một số cán bộ lãnh đạo khả năng tiếp cận CNTT kém, chưa thay đổi môi trường làm việc thủ cơng, chưa có thói quen sử dụng phần mềm. Bản thân cán bộ quản lý không quán triệt nghiêm việc ứng dụng phần mềm trong cơng việc do nhận thức về vai trị của ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan, đơn vị còn hạn chế.

Thứ ba, về ứng dụng các phần mềm chuyên ngành

Mặc dù đã sử dụng hệ thống thư điện tử, hệ thống quản lý văn bản và điều hành, hệ thống các phần mềm chuyên ngành... tuy nhiên thực tế việc ứng dụng các phần mềm CNTT chưa gắn với CCHC. Trong từng phịng ban chun mơn đều có ứng dụng riêng lẻ để phục vụ cơng tác chuyên môn chỉ ứng dụng nội bộ từng cơ quan theo ngành dọc mà chưa có sự liên kết giữa các đơn vị, chưa có sự chia sẻ dữ liệu dùng chung, vì thế chưa có sự đồng bộ và chưa hỗ trợ nhiều cho cơng tác cải cách hành chính của thành phố. Thêm vào đó việc sử dụng hộp thư điện tử,công vụ, hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành, phần mềm một cửa điện tử, cổng thông tin điện tử là những ứng

73

dụng gắn liền với cải cách hành chính còn chưa đạt hiệu quả tối đa do chưa có sự quan tâm đúng mức của cán bộ, công chức và các cấp lãnh đạo.

Thứ tư, về hoạt động cung cấp thông tin trên hệ thống cổng thông tin

điện tử

Hiện tại hoạt động của cổng thông tin điện tử thành phố mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin một chiều, chưa có sự tiếp nhận, trao đổi, giải quyết những thắc mắc của người dân từ các cơ quan chuyên mơn; vẫn cịn thiếu những thông tin về dự án, hạng mục đầu tư, mua sắm công. Việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và 2 dựa trên liên kết cơ sở dữ liệu chung của cổng thông tin điện tử tỉnh, chưa cung cấp những mẫu thủ tục hành chính đặc thù riêng của thành phố.

Thứ năm, về xử lý hồ sơ trên hệ thống “một cửa điện tử”: Trên thực

tế, việc ứng dụng CNTT tại bộ phận “một cửa” mới chỉ dừng lại ở việc đầu tư trụ sở, máy móc, trang thiết bị, chưa thực sự quan tâm đầu tư xây dựng, triển khai các giải pháp, sáng tạo, đổi mới nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC, nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức.

Đến nay chất lượng thiết bị một phần xuống cấp, bộ phận “một cửa” là nơi tiếp nhận và trả kết quả chứ chưa trực tiếp thực hiện việc giải quyết thủ tục hành chính mà phải chuyển đến các cơ quan chuyên môn để thực hiện, nên thời gian, quy trình thực hiện còn rườm rà. Mặt khác, thiếu nguồn nhân lực chuyên trách tại bộ phận này do cán bộ công chức trực tại bộ phận này đều là biên chế thuộc các phịng chun mơn, vừa phải giải quyết việc chun môn vừa phải trực tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, vì vậy, ảnh hưởng đến chất lượng cơng tác và thời gian làm việc, không phát huy được đúng yêu cầu, mục đích đặt ra của bộ phận này.

74

Thứ nhất, công tác chỉ đạo, điều hành việc ứng dụng và phát triển

CNTT còn chưa được quan tâm đúng mức. UBND thành phố đã thành lập BCĐ ứng dụng và phát triển CNTT nhưng mới dừng lại ở kế hoạch ứng dụng CNTT mà chưa có được chiến lược.

CNTT với tầm nhìn dài hạn, mục tiêu cụ thể và mức độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng hiện có; nhận thức của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp về tác động của CNTT đối với công tác CCHC, phương thức tương tác giữa chính quyền và người dân (sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đối với người dân, doanh nghiệp và việc người dân tham gia vào cơng việc của chính quyền) và nhất là trong đổi mới nâng cao năng lực quản lý, điều hành còn hạn chế.

Thứ hai, các cán bộ, công chức chưa hình thành thói quen sử dụng

các ứng dụng CNTT phục vụ công việc, chưa thay đổi tư duy làm việc. Hệ thống thư điện tử công vụ đã cấp cho hầu hết các cán bộ công chức để sử dụng trao đổi văn bản trong cơng việc, tuy nhiên vẫn cịn thói quen sử dụng hộp thư điện tử cá nhân (gmail, yahoo mail...).

Thứ tư, trình độ ứng dụng CNTT của người dân còn hạn chế. Nhiều

người dân chưa từng tiếp xúc cơng nghệ thơng tin. Thêm vào đó, tâm lý lo ngại về sự khơng thuận tiện, mất an tồn thơng tin khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến, nên đa số người dân vẫn lựa chọn cách truyền thống, đến trực tiếp cơ quan chức năng để thực hiện TTHC, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ứng dụng CNTT vào CCHC còn chưa đạt hiệu quả.

Thứ năm, Bn Ma Thuột chưa có các chính sách hay dự án đầu tư

CNTT mang tính chất đột phá, chưa xây dựng được tầm nhìn dài hạn, một

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của uỷ ban nhân dân thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 73 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)