tin của Uỷ ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
3.2.1. Giải pháp về mơi trường, chính sách
Thời gian qua, UBND thành phố luôn quan tâm, quán triệt, đôn đốc cán bộ, công chức thực hiện các văn bản đã được trung ương, tỉnh ban hành liên quan đến ứng dụng CNTT và CCHC trong hoạt động của cơ quan, đơn vị. Nhiều văn bản chỉ đạo, định hướng, tạo khung pháp lý để thực hiện việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố đã tạo được những hiệu quả tích cực.
Tuy nhiên, lĩnh vực CNTT có tốc độ phát triển nhanh, đòi hỏi trình độ chun mơn cao nên nhiều văn bản có nội dung khơng cịn phù hợp, nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình ứng dụng CNTT vẫn chưa được giải quyết.
Vì vậy, cơ quan có thẩm quyền cần tiến hành rà sốt lại hệ thống văn bản liên quan đến ứng dụng CNTT đã ban hành, sửa đổi, bổ sung những nội dung khơng cịn phù hợp, ban hành thêm các văn bản mới nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà quá trình ứng dụng CNTT của thành phố trong thời gian qua đang gặp phải, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT trong thời gian tới.
Việc ứng dụng CNTT được Tỉnh ủy thông qua tại Nghị quyết số 04- NQ/TU ngày 02/04/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 3962/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Đắk Lắk, phiên bản 2.0; Kế hoạch số 8820/KH-
83
UBND ngày 29/09/2020 của UBND tỉnh về phát triển Thương mại điện tử tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 10717/KH-UBND ngày 30/11/2020 của UBND tỉnh về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và đảm bảo an tồn thơng tin mạng giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 5995/KH-UBND ngày 05/07/2021 của UBND tỉnh Kế hoạch tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025 đã tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh ứng dụng CNTT để kết nối dữ liệu thông tin.
Các giải pháp cần thực hiện:
Đối với UBND tỉnh:
- Cần xây dựng các chính sách, quy định về tiêu chuẩn, trình độ CNTT đối với cán bộ, cơng chức, viên chức của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; đẩy mạnh chương trình cải cách hành chính gắn với ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính nhà nước, đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, đặc biệt là ở những đơn vị có đủ nguồn lực.
- Xây dựng biên chế cán bộ chuyên trách về CNTT ở các sở, ban, ngành nói chung và UBND cấp huyện nói riêng; ban hành chính sách ưu đãi về thu nhập cho cán bộ chuyên trách CNTT trong các cơ quan nhà nước, có quy định chế độ hỗ trợ cho cán bộ chuyên trách CNTT để có thể thu hút được người có năng lực vào làm việc tại các cơ quan nhà nước.
- Ưu tiên bố trí vốn cho các chương trình, kế hoạch, dự án ứng dụng và phát triển CNTT, đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Đẩy mạnh việc xã hội hóa và kêu gọi nguồn vốn nước ngoài đầu tư cho CNTT. Khuyến khích việc áp dụng các hình thức th, mua dịch vụ CNTT; hình thức hợp tác cơng – tư
84
(PPP), xây dựng và vận hành (BO), xây dựng, vận hành và chuyển giao (BOT).
Đối với UBND thành phố:
- Xây dựng và ban hành chính sách thu hút, chế độ tiền lương, thưởng
và phụ cấp phù hợp đối với cán bộ, công chức, viên chức làm công tác CNTT của thành phố, người có đóng góp, sáng chế, phát minh, cải tiến có giá trị.
- Tiếp tục xây dựng và hồn thiện cơ chế quản lý điều hành ứng dụng, phát triển CNTT; hoàn chỉnh các quy định, quy chế về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT, các quy định về quản lý, vận hành các hệ thống thông tin trong cơ quan nhà nước; xây dựng các quy định về cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Xây dựng các cơ chế về tài chính, định mức, hướng dẫn về triển khai, bảo trì các dự án ứng dụng CNTT.
- Xây dựng các quy định ưu tiên biên chế cán bộ CNTT cho các cơ quan nhà nước, kết hợp ưu đãi, hỗ trợ về phụ cấp thích hợp cho cán bộ công chức chuyên trách về CNTT trong cơ quan nhà nước của thành phố.
- Xây dựng các chính sách khuyến khích hoạt động giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức, doanh nghiệp và người dân, thu hút doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử của thành phố.
- Xây dựng quy định về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan công an, thông tin truyền thông và các cơ quan liên quan trên địa bàn thành phố trong lĩnh vực an tồn, an ninh thơng tin.
3.2.2. Giải pháp về tài chính
Nguồn lực đầu tư cho việc ứng dụng CNTT hiện nay rất ít, phải phân bổ cho nhiều nơi nên nguồn kinh phí cung cấp cho hoạt động ứng dụng CNTT
85
cịn hạn chế, vì vậy cần phải tăng kinh phí đầu tư hoặc có giải pháp huy động nguồn lực cho việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT được đồng bộ.
UBND tỉnh cần phối hợp với UBND thành phố xây dựng biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp đủ năng lực và điều kiện tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước dưới hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) hoặc xây dựng - khai thác - chuyển giao (BOT) hoặc thuê toàn bộ hạ tầng CNTT, phần mềm và các dịch vụ. Khuyến khích huy động các nguồn vốn đầu tư khác ngoài ngân sách hàng năm cho kế hoạch, tranh thủ các nguồn vốn ODA để đầu tư phát triển nền tảng xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh.
Hội đồng Nhân dân thành phố cần xem xét việc cân đối nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương để xây dựng, triển khai các nhiệm vụ, dự án trọng điểm về ứng dụng CNTT trên địa bàn theo quy định của Luật Ngân sách.
Đảm bảo cấp vốn từ ngân sách tỉnh hàng năm đầu tư cho các dự án ứng dụng CNTT tại các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã, các hệ thống ứng dụng dùng chung và đào tạo phát triển nguồn nhân lực CNTT trên địa bàn tỉnh nói chung và cho từng huyện nói riêng.
Đẩy mạnh việc thực hiện hình thức thuê dịch vụ CNTT theo Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
Đẩy mạnh thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư (PPP) theo Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư.
86
Ưu tiên bố trí kinh phí thường xuyên của các cơ quan, đơn vị để đầu tư mua sắm máy tính, nâng cấp mạng nội bộ, triển khai ứng dụng CNTT tại mỗi cơ quan, đơn vị.
3.2.3. Giải pháp về nhân lực
Đổi mới, nâng cao nhận thức và vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo chính quyền các cấp, của mỗi cán bộ công chức đối với ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh và thành phố. Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo về CNTT; nâng cao vai trò chỉ đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động ứng dụng CNTT trong toàn hệ thống.
Hiện nay, các phịng ban chun mơn thuộc UBND thành phố phần lớn cán bộ, công chức đều có chứng chỉ tin học B, C hoặc chứng chỉ tin học văn phòng, được bồi dưỡng CNTT hàng năm, đồng thời độ tuổi trung bình cơng chức các đơn vị khoảng 35-45 tuổi, do đó nguồn nhân lực để triển khai ứng dụng CNTT tại các các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố cơ bản đáp ứng yêu cầu đề ra. Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 02 trường đại học và 02 trường cao đẳng có đào tạo chuyên ngành CNTT. Đây chính là nền tảng cho giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT.
Thường xuyên tuyên truyền, quán triệt sâu rộng về vị trí, vai trị và những thành quả của CNTT, về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển CNTT trong chiến lược phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế.
Người đứng đầu các cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, ứng dụng phát triển CNTT nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả hoạt động của ngành, lĩnh vực được giao phụ trách. Việc ứng dụng công nghệ thông tin là nội dung bắt buộc trong từng quy hoạch, kế hoạch phát triển cũng như trong từng đề án, dự án phát triển của tỉnh, thành phố. Khi thiết kế,
87
xây dựng các cơng trình hạ tầng, khu đơ thị, nhà làm việc của cơ quan đơn vị phải có nội dung thiết kế hạ tầng viễn thông, CNTT theo quy định của nhà nước.
Xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin đồng bộ, hiện đại: tranh thủ mọi nguồn lực từ các chương trình, dự án CNTT của tỉnh để tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật thông tin, đảm bảo nhu cầu phát triển CNTT của hệ thống cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố. Thường xuyên nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, đảm bảo khả năng kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa người dân, doanh nghiệp với cơ quan nhà nước. Đồng thời, nâng cấp, bảo trì hệ thống an ninh mạng, bảo đảm an tồn an ninh thơng tin của các cơ quan, đơn vị. Quản lý, vận hành và khai thác có hiệu quả hệ thống hạ tầng CNTT đã được đầu tư và đưa vào sử dụng.
Ứng dụng CNTT rộng rãi, thiết thực và hiệu quả: đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước để nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động lãnh đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng và công tác quản lý nhà nước của các cấp chính quyền, từng bước xây dựng thành cơng chính quyền điện tử của thành phố. Ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong các lĩnh vực, xây dựng hoàn thiện đưa vào vận hành các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu thống nhất về dân cư, kinh tế xã hội, giáo dục đào tạo, y tế, lao động, việc làm, nhận hộ khẩu, hoạt động lưu trú, chứng minh thư,... trực tuyến qua mạng. Đầu tư ứng dụng CNTT phải đầy đủ và đồng bộ về hạ tầng, ứng dụng, đào tạo chuyển giao công nghệ, quản lý vận hành; triển khai ứng dụng CNTT phải phù hợp với từng địa phương, đơn vị; việc xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành cần sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các bộ ngành ở Trung ương, sở, ngành chuyên môn và cơ quan chuyên trách về CNTT ở địa phương. Đảm bảo việc xây dựng các cơ sở dữ liệu đúng chuẩn, yêu cầu
88
chuyên ngành, đáp ứng được yêu cầu về mặt kỹ thuật, công nghệ cũng như phù hợp và đồng bộ với định hướng phát triển ứng dụng CNTT ở địa phương. UBND tỉnh cần tiến hành triển khai thí điểm trước khi thực hiện nhân rộng các dự án, hạng mục mang tính dùng chung; các sở ngành của tỉnh, UBND thành phố triển khai thí điểm được ưu tiên bố trí kinh phí ứng dụng CNTT theo đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông (cơ quan chuyên trách về CNTT của tỉnh). Khi xây dựng bất cứ chương trình, kế hoạch ứng dụng CNTT nào phải có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong Chương trình cải cách hành chính của tỉnh để ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, đồng bộ với mục tiêu của CCHC, thúc đẩy cải cách hành chính, từ đó làm tăng hiệu quả của ứng dụng CNTT.
Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức từ thành phố đến phường xã theo thông tư số 03/2014/TT-BTTTT.
Có chính sách thu hút, tuyển dụng người có trình độ chun mơn cao về CNTT làm việc tại các phịng ban chun mơn của thành phố.
3.2.4. Giải pháp hạ tầng kỹ thuật
UBND thành phố chủ động xây dựng, nâng cấp hệ thống mạng nội bộ của đơn vị mình (Lan, Wan), đảm bảo kết nối tất cả đơn vị trực thuộc, làm nền tảng để triển khai ứng dụng CNTT.
Từng bước nghiên cứu, ứng dụng hệ thống chứng thực điện tử trong các sở ngành tỉnh, UBND cấp huyện.
Nâng cấp, hoàn thiện trang bị hạ tầng bảo đảm truy cập thuận tiện tới các dịch vụ cơng qua nhiều hình thức khác nhau, cụ thể: cổng thông tin điện tử của đơn vị; cổng thông tin một cửa điện tử của đơn vị; trang thông tin điện
89
tử của từng cơ quan, đơn vị; hệ thống xếp hàng tự động và các hình thức khác tại bộ phận một cửa của các đơn vị.
Đẩy mạnh công tác đảm bảo an ninh mạng, an tồn thơng tin trong khối cơ quan nhà nước, từng bước hình thành mạng lưới ứng cứu sự cố máy tính trên địa bàn tỉnh để xây dựng kế hoạch khảo sát đánh giá mức độ an tồn thơng tin, an ninh mạng của các hệ thống thông tin trọng điểm của tỉnh: cổng thông tin điện tử tỉnh, hệ thống tra cứu trực tuyến tình trạng hồ sơ hành chính của tỉnh, các trang thơng tin điện tử của các cơ quan nhà nước.
Tiếp tục phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm CNTT và TT tỉnh nâng cấp các phần mềm ứng dụng CNTT phục vụ cho hoạt động cơ quan nhà nước.
Đẩy mạnh việc ký số hồ sơ văn bản điện tử trên trục liên thông văn bản Quốc gia và sử dụng chữ ký số trong hoạt động công vụ của các cơ quan nhà nước. Ứng dụng chữ ký số trong các giao dịch điện tử, dịch vụ hành chính cơng.
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai hệ thống giám sát, điều hành đô thị thơng minh với dịch vụ, tiện ích như giám sát điều hành giao thông và an ninh trật tự, giám sát thông tin trên môi trường mạng, giám sát an tồn thơng tin, y tế, du lịch, giáo dục thông minh và hệ thống dịch vụ công trên địa bàn thành phố.
3.2.5. Giải pháp về tổ chức thực hiện
3.2.5.1. Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước
- Khai thác, sử dụng triệt để các phần mềm đã được đầu tư phục vụ công tác chuyên môn (hội nghị truyền hình trực tuyến, quản lý văn bản và
90
điều hành, quản lý hồ sơ cán bộ công chức và viên chức, quản lý hộ tịch, một cửa điện tử, khiếu nại tố cáo, các phần mềm chuyên ngành khác…). Tăng cường sử dụng chương trình quản lý văn bản và điều hành, hệ thống thư điện tử của tỉnh hoặc thư điện tử ngành dọc, áp dụng chữ ký số để trao đổi tài liệu, văn bản điện tử trong nội bộ và giữa cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã. Tiếp tục triển khai mở rộng các ứng dụng CNTT đã đầu tư đến các đơn vị trực thuộc trong cơ quan nhà nước của thành phố.
- Hoàn thiện, nâng cấp các hệ thống thông tin cơ bản phục vụ hoạt động chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh: hệ thống hội nghị, giao ban trực tuyến của tỉnh, hệ thống thư điện tử, cổng thông tin điện tử của tỉnh; hệ thống trả lời trực tuyến tình trạng hồ sơ hành chính của tỉnh.
- Triển khai các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của tỉnh, cụ thể như sau: cơ sở dữ liệu về cán bộ công chức - viên chức; quản lý dân cư, hộ khẩu; y tế,