7. Kết cấu của luận văn
2.1. Khái lược quá trình phát triển quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con
cha mẹ và con ở Việt Nam
Gia đình từ ngàn xưa đã được coi là nền tảng của xã hội. Vì vậy, những quy định của pháp luật về gia đình, trong đó có mối quan hệ giữa cha, mẹ và con đã xuất hiện từ rất sớm.
2.1.1. Quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong pháp luật giai đoạn trước năm 1959 giai đoạn trước năm 1959
Ngay từ thời phong kiến, cổ luật Việt Nam đã đặt ra nhiều quy định về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con. Tuy nhiên, do những đặc điểm mang tính lịch sử của thời kỳ phong kiến, cổ luật Việt Nam chủ yếu bảo vệ quyền của cha, mẹ; quyền của con ít được coi trọng. Quan hệ giữa cha mẹ và con trong thời kỳ này thể hiện mối quan hệ lệ thuộc, phục tùng của con đối với cha mẹ, trong đó bổn phận của con đối với cha mẹ là rất lớn. Tư tưởng cốt lõi khi quy định về quan hệ giữa cha, mẹ và con là đạo hiếu – theo đó yêu cầu con phải phụng dưỡng, kính trọng và vâng lời cha mẹ gần như tuyệt đối. Quốc triều hình luật quy định về một trong những tội thập ác, đó là tội bất hiếu, gồm các hành vi: “tố cáo, rủa mắng ông bà, cha mẹ, trái lời cha mẹ dạy bảo; ni nấng thiếu thốn, có tang cha mẹ mà lấy vợ lấy chồng, vui chơi ăn mặc như thường; nghe thấy tang ông bà cha mẹ mà giấu, khơng cử ai; nói dối là ơng bà cha mẹ chết” (Điều 2). Ngay cả việc hôn nhân của con, cha mẹ cũng có tồn quyền quyết định mà không cần dựa trên sự đồng ý của con. Quốc triều hình luật có những quy định yêu cầu con phải có nghĩa vụ như che giấu tội cho cha, mẹ (Điều 39), nghĩa vụ chịu tội thay cho cha mẹ (Điều 38), hay được phép báo thù cho cha mẹ (Điều 425, Điều 485). Pháp luật phong kiến
cũng cho phép cha mẹ quyền trừng phạt con khi chúng phạm lỗi, cha mẹ có quyền đánh con, dù có thương tích cũng khơng bị tội. Thậm chí, pháp luật phong kiến cịn gián tiếp cho phép cha mẹ có quyền bán con, từ con. Ngồi ra, giữa các con cũng có sự phân biệt đối xử. Con do người vợ sinh ra hoặc có thai ngồi quan hệ hơn nhân khơng được thừa nhận, khơng có địa vị gì trong gia đình. Quốc triều hình luật khơng có một quy định nào về việc xác định cha mẹ cho con. Do đó, những đứa trẻ sinh ngồi giá thú đều khơng được đảm bảo quyền lợi pháp lý. Con nuôi cũng không được hưởng quyền thừa kế ngang bằng với con đẻ mà phải ít hơn. Về sau, các văn bản mà chính quyền đơ hộ Pháp ban hành áp dụng ở ba miền Bắc (Bộ dân luật Bắc Kỳ 1931), Trung (Bộ dân luật Trung Kỳ 1936), Nam (Bộ dân luật giản yếu 1883) về cơ bản vẫn giữ tư tưởng phong kiến bảo vệ quyền của người con trai trưởng, con phải lệ thuộc, phục tùng cha mẹ.
Có thể thấy các quy định của pháp luật phong kiến về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con cịn nhiều hạn chế, khơng bảo vệ được quyền chính đáng của con. Mặc dù vậy, pháp luật phong kiến, đặc biệt là bộ Quốc triều hình luật cũng có những điểm tiến bộ khi quy định về quan hệ giữa cha mẹ và con như công nhận quyền sở hữu tài sản riêng của con, không cho phép cha mẹ bán tài sản của con. Đồng thời cha mẹ cũng phải chịu trách nhiệm về những hành vi của con.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Việt Nam từ một nước phong kiến trở thành một nước dân chủ. Hệ thống pháp luật, trong đó có luật HN&GĐ được ban hành để theo kịp những tiến bộ của thời đại, xóa bỏ chế độ HN&GĐ phong kiến lạc hậu. Trong những năm đầu, mặc dù vẫn cho phép vận dụng pháp luật cũ nhưng các quy định mới ban hành đã có nhiều cải tiến, bước đầu bảo vệ quyền lợi của con trong gia đình. Như Sắc lệnh 97-SL ngày 22/5/1950 đã xóa bỏ quyền “trừng giới” của cha mẹ đối với con: Cha mẹ khơng có quyền xin giam cầm con cái khi chúng phạm lỗi (Điều 8); bảo vệ quyền của
con ngồi giá thú: Người con hoang vơ thừa nhận có quyền thưa trước Tịa án để truy nhận cha hoặc mẹ cho mình (Điều 9); cho phép con đã thành niên lấy vợ, lấy chồng khơng cần phải có sự đồng ý của cha mẹ hay một thân trưởng nào khác (Điều 2).
2.1.2. Quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong các Luật Hơn nhân và gia đình của Nhà nước ta từ năm 1959 đến nay Hơn nhân và gia đình của Nhà nước ta từ năm 1959 đến nay
Luật HN&GĐ năm 1959 ra đời đã trở thành công cụ pháp lý của nước Việt Nam dân chủ cộng hịa trong q trình xây dựng chế độ HN&GĐ mới xã hội chủ nghĩa. Ngay trong Điều 1 Luật đã đưa ra các nguyên tắc chung về HN&GĐ, trong đó có ngun tắc “nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và con cái”. Luật đã dành riêng chương IV (từ Điều 17 đến Điều 24) để quy định về quan hệ giữa cha mẹ và con. Theo đó, “Cha mẹ có nghĩa vụ thương u, ni nấng, giáo dục con cái. Con cái có nghĩa vụ kính u, săn sóc, ni dưỡng cha mẹ” (Điều 17); “Con trai và con gái có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình” (Điều 19); “Người con ngoài giá thú được xin nhận cha hoặc mẹ cho mình trước tịa án nhân dân” (Điều 22); “Con ngoài giá thú được nha, mẹ nhận hoặc được tòa án nhân dân cho nhận cha, mẹ, có quyền lợi và nghĩa vụ như con chính thức” (Điều 23); “Con ni có quyền lợi và nghĩa vụ như con đẻ” (Điều 24). Các quy định mặc dù cịn mang tính chất khái quát song Luật HN&GĐ năm 1959 đã nhấn mạnh tới nghĩa vụ nuôi dạy con của cha mẹ, thể hiện được sự bình đẳng về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ trong việc nuôi dạy con; quyền tự do của con được coi trọng. Con trai, con gái, con nuôi, con đẻ, con trong giá thú, con ngồi giá thú có các quyền và nghĩa vụ ngang nhau.
Tiếp theo, Luật HN&GĐ năm 1986 tiếp tục hoàn thiện các quy định về quan hệ giữa cha mẹ và con trong gia đình theo nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và các con, coi quan hệ giữa cha mẹ và con là quan hệ nghĩa vụ tương hỗ. Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của con, Luật bổ sung quy
định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên khi cha mẹ có hành vi phạm tội xâm phạm thân thể, nhân phẩm của con chưa thành niên, ngược đãi nghiêm trọng hoặc hành hạ con chưa thành niên (Điều 26). Việc tách thành một chương mới về xác định cha mẹ cho con cũng là một tiến bộ của luật HN&GĐ năm 1986 so với luật HN&GĐ năm 1959. Tuy nhiên, dù có nhiều tiến bộ và đã lưu ý đến việc bảo vệ quyền lợi của con, song nhìn chung các quy định của Luật HN&GĐ năm 1986 vẫn mang tính khái quát, nhiều vấn đề cần thiết trong quan hệ giữa cha mẹ và con chưa được quy định gây khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực này.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, kế thừa có chọn lọc và phát triển những quy định tiến bộ của Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 đã đề cao vai trị của gia đình trong xã hội, xây dựng và củng cố gia đình theo truyền thống tốt đẹp của dân tộc tránh những ảnh hưởng tiêu cực theo lối sống thực dụng và những tác động xấu của cơ chế thị trường ảnh hưởng tới quan hệ HN&GĐ. Luật đã quy định rõ hơn về mối quan hệ giữa cha mẹ và con. Tại Chương 4 quy định về quan hệ giữa cha mẹ và con có 6 điều luật mới so với Luật HN&GĐ năm 1986, cụ thể hóa nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con với nhau. Trong việc cấp dưỡng giữa cha mẹ và con cũng đã mở rộng phạm vi cấp dưỡng thể hiện mối quan hệ có đi có lại giữa cha mẹ và con. Ngồi ra Luật HN&GĐ năm 2000 còn bổ sung quy định mới về “nghĩa vụ và quyền của bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc chồng”.
Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định cụ thể hơn các nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con. Tuy còn một số bất cập khi áp dụng vào thực tiễn nhưng không thể phủ nhận rằng Luật đã thể hiện được vai trị của nó trong việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ hơn nhân và gia đình trong đó có nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con một cách ổn định, đề cao vai trò của người phụ nữ, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và trẻ em, xây dựng xã hội ngày càng văn minh, gia đình hạnh phúc, tiến bộ.
Luật HN&GĐ năm 2014 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19/6/2014. Trước những thay đổi trong quan hệ HN&GĐ nói chung