Quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ

Một phần của tài liệu Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 63 - 72)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ

2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ

2.2.2.1. Quyền và nghĩa vụ về nhân thân

2.2.2.1.1. Quyền và nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc cha mẹ

Khoản 2 Điều 70 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về trách nhiệm của con, đó là “Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình”.

Con được cha mẹ u thương, chăm sóc, nuôi dưỡng từ khi sinh ra đến tuổi trưởng thành thì con cũng phải biết ơn, hiếu thảo đối với cha mẹ, phải yêu thương, kính trọng, phụng dưỡng cha mẹ. Đó là đạo lý trong quan hệ giữa cha mẹ và con. Cha mẹ sinh thành, giáo dưỡng nuôi con khơn lớn, trưởng thành thì việc báo hiếu với cha mẹ, chăm sóc cha mẹ khi về già là việc làm mà bất cứ người con nào cũng cần phải thực hiện. Nghĩa vụ của con “kính trọng, phụng dưỡng” cha mẹ mang tính chất một chiều – của con đối với cha mẹ, phù hợp với tính chất của quan hệ giữa cha mẹ và con là quan hệ có thứ

bậc. Đó là nét đẹp trong hành vi ứng xử của con đối với cha mẹ: việc chăm sóc, ni dưỡng ở đây thể hiện sự kính trọng, lịng biết ơn, hiếu thảo của con đối với cha mẹ.

2.2.2.1.2. Quyền và nghĩa vụ đại diện cho cha mẹ

Khoản 2 Điều 53 BLDS năm 2015 quy định con là người giám hộ cho cha, mẹ như sau: “Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, cịn người kia khơng có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả khơng có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.”

Như vậy, con là người giám hộ đương nhiên của cha, mẹ trong trường hợp theo quy định của BLDS. Tất nhiên không phải bất kỳ người con nào cũng là người giám hộ cho cha mẹ. Con phải đáp ứng được các điều kiện của người giám hộ được quy định tại Điều 49 BLDS năm 2015 thì mới là người giám hộ của cha, mẹ. Đó là: “ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ; Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xố án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác”. Việc quy định con là một trong những người giám hộ đương nhiên của cha mẹ xuất phát từ mối quan hệ tự nhiên gắn bó giữa cha, mẹ và con. Với tư cách là người giám hộ cho cha, mẹ của mình, người con là người đại diện theo pháp luật của cha, mẹ và có quyền, nghĩa vụ thực hiện các hành vi, giao dịch để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cha, mẹ.

2.2.2.2. Quyền và nghĩa vụ về tài sản

2.2.2.2.1. Quyền và nghĩa vụ ni dưỡng cha mẹ

Con có nghĩa vụ ni dưỡng, chăm sóc và giúp đỡ cha mẹ là một trong những đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đây là nghĩa vụ cơ bản và là chế định quan trọng trong quan hệ giữa cha, mẹ và con được ghi nhận trong pháp

luật HN&GĐ. Nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng cha, mẹ bao hàm cả sự chăm sóc về tinh thần, tình cảm và cả sự giúp đỡ cần thiết về vật chất của con đối với cha, mẹ.

Theo quy định tại khoản 2, Điều 71, Luật HN&GĐ năm 2014: “Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, ni dưỡng cha mẹ”.

Như vậy, pháp luật quy định nghĩa vụ nuôi dưỡng cha, mẹ được đặt ra trong trường hợp cha, mẹ sống chung với nhau. Nghĩa vụ nuôi dưỡng của con đối với cha mẹ được đặt ra khi cha mẹ không con khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình. Khi cha mẹ bị ốm đau, già yếu, tàn tật thì con có nghĩa vụ ni dưỡng, chăm sóc cha mẹ. Khi cha mẹ khơng có khả năng lao động (do già yếu, ốm đau, khuyết tật…) và cũng khơng có tài sản để ni mình thì con trong trường hợp khơng sống chung với cha mẹ thì khơng trực tiếp ni dưỡng cha mẹ, tuy nhiên cũng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ, để đảm bảo cuộc sống của cha mẹ.

Luật HN&GĐ năm 2014 cũng quy định việc chăm sóc, ni dưỡng cha mẹ là một nghĩa vụ của con và nhấn mạnh đặc biệt khi cha mẹ “mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật” nhằm đề cao nghĩa vụ của con trong việc chăm sóc, ni dưỡng cha, mẹ. Bên cạnh đó, cha mẹ “mất năng lực hành vi dân sự” hoặc “ khuyết tật” được xác định rõ ràng theo quy định tại BLDS năm 2015 (Điều 19, Điều 22) và Luật người khuyết tật năm 2010 (Khoản 1, Điều 2). Trong trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, ni dưỡng cha mẹ. Có thể nói, đây là một trong những quy định tiến bộ đã góp phần khắc phục được hạn chế trong trường hợp gia đình có nhiều con nhưng lại khơng chỉ định rõ người con nào sẽ có nghĩa vụ ni dưỡng cha, mẹ dẫn đến tình huống “cha chung khơng ai khóc”.

Khoản 4, Điều 70 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia các cơng việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm đảm bảo đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình”. Điều 75 Luật HN&GĐ năm 2014 cũng quy định: “Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập; Con đã thành niên có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình theo quy định tại Khoản 4 điều 70 của Luật này”.

Căn cứ vào các điều khoản mà Luật HN&GĐ năm 2014 quy định thì nghĩa vụ ni dưỡng, chăm sóc của người con đối với cha, mẹ được đặt ra ngay cả khi cha, mẹ vẫn còn khỏe mạnh. Quy định này phù hợp với quan hệ tình cảm giữa cha mẹ và con. Sự chăm sóc của con đối với cha mẹ ở đây nhiều khi chỉ mang giá trị về tinh thần nhưng lại rất quan trọng đối với cha mẹ. Luật cũng quy định việc thực hiện nghĩa vụ của người con trên cơ sở “phù hợp với khả năng” và “nếu có thu nhập”. Việc quy định “con đã thành niên” có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình là quy định phù hợp với thực tế, bởi con đã thành niên là người vừa bước qua độ tuổi vị thành niên – lứa tuổi đã phát triển đầy đủ về cả thể chất và trí tuệ có khả năng tham gia vào quan hệ lao động sản xuất để tạo ra thu nhập. Từ đó, người con có khả năng về kinh tế, đủ đảm bảo được cuộc sống của chính mình, do đó về ngun tắc thì nghĩa vụ nuôi dưỡng cho cha mẹ chỉ đặt ra đối với con đã thành niên.

Như vậy, với việc quy định nghĩa vụ của người con trong việc tham gia cơng việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm đảm bảo đời sống của gia đình nói chung và cũng là gián tiếp thực hiện việc nuôi dưỡng cha, mẹ đã phát huy được tinh thần tự giác, chủ động của người con trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình đối với cha, mẹ.

2.2.2.2.2. Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng

Tương tự như quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con, con cũng phải có trách nhiệm về tài sản đối với cha mẹ khi cha mẹ khơng có đủ khả năng kinh tế để giải quyết nhu cầu thiết yếu. Theo quy định tại Điều 111 Luật HN&GĐ năm 2014, con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ khi có những điều kiện như sau:

Thứ nhất, cha mẹ khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình (người khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình đã được phân tích ở trên).

Thứ hai, người con đã thành niên có điều kiện kinh tế để cấp dưỡng và khơng sống chung với cha mẹ. Bởi vì nếu các bên sống chung với nhau thì họ có nghĩa vụ ni dưỡng nhau và nghĩa vụ cấp dưỡng không được đặt ra.

Người con được xem là có khả năng kinh tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là người có thu nhập thường xun hoặc tuy khơng có thu nhập thường xuyên nhưng có tài sản sau khi đã trừ đi chi phí thơng thường cần thiết cho cuộc sống của người đó. Một người con đang có thu nhập thường xuyên ổn định và thu nhập đó là cao so với nhu cầu sinh hoạt tại địa phương thì được coi là có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng trong trường hợp người con khơng có thu nhập thường xun nhưng có tài sản sau khi đã trừ đi chi phí cho cuộc sống của con kể cả tiền ăn ở, thuế, tiền nợ, chi phí sản xuất mà vẫn cịn tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Ở đây, “các chi phí thơng thường cần thiết cho cuộc sống của người đó” khơng chỉ đơn giản là chi phí nhu cầu ăn ở, vui chơi giải trí của người con mà cịn bao gồm cả chi phí cho gia đình người con (nếu người con đã lập gia đình) và những người mà người con đó có trách nhiệm ni dưỡng. Như vậy, để đảm bảo cho nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện, tác giả luận văn cho rằng người con có nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ coi là có khả năng cấp dưỡng khi họ có tài sản sau khi đã trừ đi những chi phí cần thiết cho bản thân và gia đình của họ mới hợp lý.

Trong trường hợp người con chỉ có điều kiện vật chất giống như cha mẹ thì vấn đề cấp dưỡng khơng được đặt ra. Nếu cả cha mẹ và con ở trong tình trạng khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình thì khơng ai phải cấp dưỡng cho ai và không ai được quyền yêu cầu người khác cấp dưỡng cho mình. Trong trường hợp này cần có trợ giúp của xã hội theo chính sách xã hội. Cũng theo khoản 2, điều 107, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Trong trường hợp người có nghĩa vụ ni dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tịa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này”. Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng trong trường hợp người con có nghĩa vụ ni dưỡng cha mẹ nhưng trốn tránh khơng thực hiện nghĩa vụ của mình đối với cha mẹ được hiểu theo một biện pháp chế tài đối với người con theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, về phương thức cấp dưỡng và mức cấp dưỡng, được hiểu như sau: Phương thức cấp dưỡng: Theo Điều 117 Luật HN&GĐ năm 2014 thì con có thể thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Con và cha, mẹ có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người con lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu không thỏa thuận được thì u cầu Tịa án giải quyết.

Về mức cấp dưỡng: Theo quy định tại Điều 116 Luật HN&GĐ năm 2014: “Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng là người con và người được cấp dưỡng là cha, mẹ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người con và nhu cầu thiết yếu của cha, mẹ; nếu khong thỏa thuận được thì u cầu Tịa án giải quyết. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do con và cha, mẹ thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì u cầu Tịa án giải quyết”.

Như vậy, Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định rất cụ thể các điều kiện phát sinh quan hệ cấp dưỡng giữa người con đối với cha, mẹ. Các phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng linh hoạt, mức cấp dưỡng được thực hiện trên tình thần tôn trọng sự thỏa thuận của người con đối với cha, mẹ của người đó.

2.2.2.2.3. Quyền và nghĩa vụ của con đối với cha, mẹ trong việc quản lý tài sản

Luật HN&GĐ khơng có quy định về quyền, nghĩa vụ của con trong việc quản lý tài sản của cha mẹ. Việc con quản lý tài sản của cha mẹ được thực hiện theo quy định chung của BLDS về giám hộ hoặc ủy quyền. Với vai trò là người đại diện, người giám hộ đương nhiên của cha mẹ, xuất phát từ lợi ích của cha mẹ, con sẽ quản lý tài sản của cha mẹ, thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của cha mẹ vì lợi ích của cha mẹ. Việc người con quản lý tài sản của cha mẹ khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi trước hết nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của cha mẹ.

2.2.2.2.4. Quyền và nghĩa vụ của con trong việc đóng góp thu nhập

Theo Điều 75 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về nghĩa vụ của con đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình khi có thu nhập như sau:

“ Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập.

Con đã thành niên có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình theo quy định tại khoản 4 Điều 70 của Luật này.”

Khoản 4, Điều 70 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia cơng việc gia đình, lao động, sản xuất,

tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình”.

Như vậy, con có quyền có tài sản riêng thơng qua những nguồn thu nhập khác nhau: có thể do được thừa kế, được cho, tặng hoặc do chính sức lao động mà con làm ra, từ các nguồn phúc lợi hợp pháp khác. Luật cũng quy định nếu con đủ từ 15 tuổi sống chung với cha mẹ thì phải có nghĩa vụ đóng góp để giải quyết nhu cầu thiết yếu của gia đình. Sự đóng góp có thể bằng tài sản hoặc bằng các hình thức như giúp đỡ bố mẹ các công việc phù hợp với lứa tuổi, với sức khỏe. Việc đóng góp này hồn toàn dựa trên nhu cầu và sự thỏa thuận của các thành viên của gia đình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Những quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ và con đã khẳng định vị trí, vai trị của chế định quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ và con. Trong chương này, tác giả luận văn đã luận giải và làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con, đặc biệt chỉ rõ quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con theo Luật HN&GĐ năm 2014. Thơng qua đó luận văn đưa ra những hạn chế trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con trong thực tiễn.

Việc phân tích, lý giải và làm rõ quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con trong Luật HN&GĐ năm 2014 sẽ là cơ sở để tác giả luận văn đưa ra những kiến nghị, những đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ

Một phần của tài liệu Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 63 - 72)