Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con

Một phần của tài liệu Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 36 - 63)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ

2.2.1 Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con

2.2.1.1 Quyền và nghĩa vụ về nhân thân

2.2.1.1.1 Quyền và nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, bảo vệ con

Điều 69 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định cha mẹ có nghĩa vụ và quyền đối với con như sau:

“1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, cơng dân có ích cho xã hội.

2. Trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hơn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”

“Thương yêu, trơng nom, chăm sóc, bảo vệ con” vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của cha mẹ. Là quyền của cha mẹ đối với con bởi lẽ không ai có thể ngăn cản hoặc tước đi quyền được “yêu thương, trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc con” từ phía cha mẹ ngoại trừ trường hợp đặc biệt, vì lợi ích của con mà quyền này bị hạn chế theo một quyết định hoặc một bản án của Tịa án. Ngược lại nó cũng là nghĩa vụ của cha mẹ bởi vì cha mẹ khơng có quyền

từ chối trách nhiệm trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc con do mình sinh ra. Nếu vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ này, cha mẹ có thể bị Tịa án ra quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên theo quy định của pháp luật HN&GĐ. Có thể nói, đây là những nghĩa vụ tối thiểu mà pháp luật cũng như đạo đức xã hội đặt ra đối với cha mẹ vì lợi ích và sự phát triển lành mạnh của con.

Để thực hiện nghĩa vụ và quyền này, cha mẹ có trách nhiệm bảo đảm những nhu cầu thiết yếu cho sự phát triển của con như: nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại, khám chữa bệnh cho con phù hợp với khả năng, điều kiện cho phép của cha mẹ. Cũng cần lưu ý rằng, con chưa thành niên mới được trông nom. Đối với con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ sẽ có trách nhiệm trơng nom con và phải đảm bảo thực hiện trong khuôn khổ nghĩa vụ và quyền giám hộ của cha mẹ. Ngồi sự trơng giữ về vật chất thì cha mẹ có thể áp dụng nhiều các biện pháp mà cha mẹ có quyền và có nghĩa vụ thực hiện nhằm đặt con dưới sự kiểm sốt của mình và để ni dạy con có hiệu quả tốt nhất.

Quy định này xuất phát từ nguyên tắc “Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em” và là sự cụ thể hóa Điều 37 Hiến pháp 2013, theo đó, trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, được chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm các hành vi xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em. Như vậy, pháp luật nghiêm cấm việc phân biệt đối xử giữa các con, điều này thể hiện góc nhìn mới trong quan điểm của các nhà làm luật hiện đại so với các nhà làm luật thời xưa. Việc phân biệt đối xử giữa các con là một hiện tượng phổ biến trong xã hội phong kiến Việt Nam và nó kéo dài trong một thời gian dài, đã ăn sâu vào tư tưởng những người Việt Nam nhất là ở các vùng thơn q, những nơi dân trí thấp. Vì vậy, để tránh tình trạng nhiều trẻ em, nhất là các trẻ em gái, con nuôi, con

ngoài giá thú chịu sự phân biệt đối xử trong gia đình, dẫn đến những tổn thương và suy nghĩ lệch lạc, dẫn đến những lỗ hổng trong việc hình thành nhân cách, Luật HN&GĐ và các luật khác có liên quan có những quy định về việc bảo vệ quyền của con trong mọi trường hợp, khơng phân biệt hồn cảnh ra đời của con. Chẳng hạn con ngoài giá thú vẫn được quyền đăng ký khai sinh, được xác định cha mẹ; con nuôi hay con đẻ đều được bố mẹ cấp dưỡng khi ly hôn.

Cha mẹ không được ngược đãi, xúc phạm, hành hạ con; không được bóc lột sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái đạo đức xã hội. Có nghĩa là cha mẹ khơng được có hành vi đối xử tồi tệ, hạn chế về điều kiện ăn ở và các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu hằng ngày khác trong khi có thể tạo được điều kiện tốt hơn; khơng được mắng chửi, nhục mạ con; bắt con lao động quá sức hoặc làm những điều không đúng với đạo đức xã hội. Bởi lẽ, nếu những điều này diễn ra một cách thường xuyên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển về tâm sinh lý của con, dẫn đến những hệ lụy cho bản thân con trẻ và xã hội.

Quyền về sự trông nom của cha mẹ đối với con không chỉ được hiểu là sự trơng giữ về vật chất mà cịn là các biện pháp mà cha mẹ có thể áp dụng trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình nhằm đặt con dưới sự kiểm sốt của mình và để ni dạy con có hiệu quả tốt nhất. Điều kiện cần để cha mẹ thực hiện quyền của mình đối với con là phải có nơi cư trú. Theo Điều 41 BLDS năm 2015 thì: “Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống”. BLDS cũng quy định người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha mẹ, nếu được cha mẹ đồng ý trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nghĩa là, ngồi các trường

hợp pháp luật có quy định khác người chưa thành niên đủ 15 tuổi không được rời khỏi nơi cư trú khi chưa được sự đồng ý của cha mẹ.

2.2.1.1.2. Quyền và nghĩa vụ giáo dục con

Hiểu theo nghĩa rộng nhất: Giáo dục là tập hợp các biện pháp mà cha mẹ có quyền và có nghĩa vụ thực hiện nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của con cả về trí tuệ, tài năng lẫn nhân cách. Vì vậy, đây là nghĩa vụ và quyền hết sức quan trọng và không thể thiếu của cha mẹ nhằm hình thành nhân cách, trang bị tri thức cho con tạo dựng cuộc sống trong tương lai. Nghĩa vụ và quyền giáo dục của cha mẹ đối với con được quy định tại Điều 72 Luật HN&GĐ:

“1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong mơi trường gia đình đầm ấm, hịa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.

2. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.

3. Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn khơng thể tự giải quyết được”.

Quyền được học tập là một trong những quyền cơ bản nhất của trẻ em. Bởi lẽ trẻ em có được học tập, giáo dục tốt thì mới có thể tạo dựng được cuộc sống vững chắc, góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Với tầm quan trọng đó, trong Cơng ước quốc tế về quyền trẻ em cũng như trong hệ thống pháp luật Việt Nam, giáo dục trẻ em khơng những là quyền mà cịn là bổn phận của cha mẹ, của nhà trường và toàn xã hội. Việc giáo dục trẻ em để trở thành cơng dân có ích cho xã hội thuộc trách nhiệm từ nhiều phía nhưng quan trọng trước tiên phải kể đến là vai trò của gia đình. Gia đình là nền tảng giáo dục của trẻ em. Những tri thức đầu tiên mà trẻ nhận được từ khi sinh ra xuất

phát từ cha, mẹ và những người thân trong gia đình. Khơng những thế, một gia đình êm ấm, cha mẹ hịa thuận u thương con là điều kiện tốt và là tấm gương để giáo dục con trẻ. Ngược lại, một gia đình khơng hạnh phúc, thiếu sự dạy dỗ, giáo dục của cha, hoặc mẹ sẽ ảnh hưởng khơng tốt đến tâm lý, sự hình thành nhân cách của trẻ em. Việc giáo dục trẻ em cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc dạy trẻ cách làm người, trang bị tri thức cho trẻ vận dụng vào cuộc sống. Theo quy định của Luật HN&GĐ, việc giáo dục con khơng thể phó mặc cho một người là cha hoặc mẹ mà cả hai người đều có nghĩa vụ và quyền ngang nhau trong việc giáo dục con. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ lựa chọn trường học cho con một cách phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình và xuất phát từ năng khiếu của con. Cha, mẹ có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc học tập của con, đảm bảo cho con được học tập trong môi trường tốt nhất. Tuy nhiên, khi con trẻ đã có những khả năng nhận thức nhất định thì có quyền nêu ý kiến của mình về việc lựa chọn nơi học tập, cha mẹ khi đưa ra quyết định cũng phải cân nhắc ý kiến, nguyện vọng của con.

Quy định tại khoản 2 Điều 72 Luật HN&GĐ năm 2014 thể hiện sự tiến bộ so với Luật HN&GĐ năm 1986. Nếu như ở Luật HN&GĐ năm 1986 thì chỉ “con đã thành niên” mới có quyền chọn nghề thì Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định việc chọn nghề là quyền của con dù đã thành niên hay chưa, cha mẹ chỉ có quyền hướng dẫn, định hướng cho con. Luật HN&GĐ năm 2014 đã vượt lên một bước khi khẳng định sự tự do tham gia hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội mà các bậc cha mẹ phải đảm bảo cho con để có thể dần bắt kịp với sự thay đổi và hội nhập quốc tế cũng như phương thức giáo dục mới. Pháp luật quy định như vậy là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, bởi hơn ai hết cha, mẹ là những người theo dõi sát sao sự lớn lên và trưởng thành của con trẻ, thơng qua tính cách, hành vi của con mình, họ biết được những điểm mạnh, điểm yếu, năng khiếu sở trường của con từ đó với kinh nghiệm của mình cha

mẹ đưa ra những lời khuyên đúng đắn, gợi ý cho con lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân nhu cầu của xã hội trong tương lai. Việc lựa chọn ngành nghề nào cũng như việc tham gia hoạt động xã hội nào là do trẻ quyết định, cha mẹ khơng có quyền dùng ảnh hưởng của mình để ép buộc con phải chọn những ngành nghề và tham gia các hoạt động xã hội không phù hợp với sự phát triển năng lực của trẻ. Quy định này đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cha mẹ đối với tương lai của con đồng thời mở rộng quyền lựa chon của trẻ em, tránh việc cha mẹ áp đặt ý chí của mình đối với con.

Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn khơng thể tự giải quyết được. Ở đây có thể hiểu “khó khăn khơng thể tự giải quyết được” không phải chỉ là những khó khăn về vật chất, bởi lẽ cha mẹ dù có nghèo thì vẫn thực hiện được việc giáo dục con. Có lẽ các nhà làm luật muốn nói tới trường hợp con ngỗ nghịch, hư hỏng, nghiện ngập mà cha mẹ khơng có khả năng và biện pháp giáo dục con. Thông qua vai trị của mình, Nhà nước thực hiện giáo dục đối với cơng dân, đây cũng là một hình thức giáo dục con gián tiếp mà cha mẹ, trong những trường hợp đặc thù, thực hiện thơng qua vai trị của Nhà nước. Sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc giáo dục con cũng chính là việc ủy thác một phần quyền của cha mẹ cho Nhà nước. Hiện nay, khơng có quy định cụ thể về thể thức và thủ tục u cầu giúp đỡ. Thơng thường, khi con có hành vi trái pháp luật được phát hiện như: Nghiện hút, gây rối trật tự công cộng. Có trường hợp do hành vi đó mà con bị xử lý hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự và khi đó cha mẹ có thể yêu cầu biện pháp giáo dục bổ sung ngoài biện pháp chế tài theo luật đối với con. Cũng có trường hợp cha mẹ chủ động đề nghị cơ quan Nhà nước áp dụng các biện pháp giáo dục đặc biệt nhằm ngăn ngừa những sự việc tồi tệ hơn có thể xảy ra. Con có thể được giao hẳn cho cơ quan chức năng để được giáo dục tập trung tại một cơ sở giáo dưỡng, điều trị bệnh...

2.2.1.1.3. Quyền và nghĩa vụ đại diện cho con

Cha mẹ là người theo pháp luật, người quản lý tài sản của con chưa thành niên. Khoản 1 Điều 134 BLDS năm 2015 quy định: “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”. Đại diện có hai hình thức là đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền.

Nghĩa vụ và quyền đại diện của cha mẹ đối với con được Điều 73 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định cụ thể: “Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật”.

Quy định này được hiểu là cha, mẹ đương nhiên là người đại diện theo pháp luật khi con chưa thành niên (trừ trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền đại diện theo pháp luật cho con theo quyết định của Tòa án).

Nếu con đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự thì cha, mẹ chỉ là người đại diện đương nhiên của con nếu con chưa có vợ, chồng, con hoặc có vợ, chồng, con nhưng họ không đủ điều kiện làm người giám hộ hoăc đại diện. Con chưa thành niên là người chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Do đó theo quy định tại Điều 73 nêu trên thì cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật cho con, có quyền nhân danh và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Như vậy, mọi giao dịch dân sự của con dưới 6 tuổi đều phải do cha mẹ xác lập, thực hiện. Con từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi khi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự thì phải được sự đồng ý của cha mẹ trừ giao dịch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Tương tự, con đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự cũng không được thực hiện các giao dịch dân sự. Do đó, pháp luật quy định cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con là hết sức cần thiết để đảm bảo quyền lợi

của con. Cha mẹ không chỉ đại diện cho con trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự mà cịn có vai trị quan trọng trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của con cũng như thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ con khi các quyền dân sự của con bị xâm phạm. Những việc cha, mẹ

Một phần của tài liệu Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 36 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)