7. Kết cấu của luận văn
3.2. Giải pháp đảm bảo thực hiện quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con
Có thể thấy, các quy định về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con của Luật HN&GĐ năm 2014 đã khá hoàn thiện, nhiều quy định phù hợp với thực tế đời sống. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quy định cần được sửa đổi, bổ sung để hợp lý hơn, tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng cho các chủ thể trong mối quan hệ này. Sau đây tác giả luận văn xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con.
Thứ nhất, cần hướng dẫn rõ ràng hơn về những hành vi của cha, mẹ có thể bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Hiện nay những trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên chỉ được quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật HN&GĐ năm 2014. Những hành vi này có thể xảy ra hàng ngày, hàng giờ ở nhiều nơi. Tuy nhiên, thế nào là “vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con”, thế nào là “Phá tán tài sản của con” và thế nào là “Có lối sống đồi trụy” thì cần được hướng dẫn cụ thể. Tránh trường hợp hiểu không đúng dẫn đến sự tùy tiện ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, thậm chí là khơng đúng quy định pháp luật. Đáng lẽ, tính chất mức độ hành vi của cha, mẹ là chưa nghiêm trọng hoặc chưa thể coi là phá tán tài sản của con… nhưng Tòa án ra quyết định hạn chế quyền trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục hoặc hạn chế quyền quản lý tài sản riêng của con... hoặc ngược lại nhưng Tịa án khơng chấp nhận yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên.
Thứ hai, về vấn đề cấp dưỡng của cha mẹ đối với con, nhất là trường hợp cấp dưỡng nuôi con sau khi cha mẹ ly hôn:
- Cần nghiên cứu ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về cách tính mức cấp dưỡng dựa trên tỷ lệ % thu nhập của người phải cấp dưỡng, đưa ra mức cấp dưỡng tối thiểu và tối đa để Tòa án áp dụng thống nhất khi xét xử loại việc này và quy định thêm việc thay đổi mức cấp dưỡng căn cứ vào trượt giá hoặc mức lương, mức thu nhập của người cấp dưỡng thay đổi. Về vấn đề này, tác giả luận văn ủng hộ quan điểm của tác giả Ngô thị Vân Anh viết trên tạp chí nghiên cứ lập pháp số 16 năm 2018 bàn về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi cho rằng “cần có hướng dẫn cụ thể hơn về mức cấp dưỡng tối thiểu. Theo cách thức mà rất nhiều Toà án đã đưa ra, mức cấp dưỡng có thể được tính theo mức lương cơ sở theo từng thời điểm khác nhau. Trong hoàn cảnh các nhu cầu cần được đáp ứng ngày càng mở rộng, mức cấp dưỡng không nên thấp hơn ¾ mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Mặc dù bên cấp dưỡng hay bên trực tiếp ni dưỡng đều có nghĩa vụ đóng góp tài sản để ni dạy con, tuy vậy, mức cấp dưỡng bằng ½ mức lương cơ sở như trong nhiều trường hợp là chưa thực sự đảm bảo quyền lợi của con”[1].
- Bổ sung quy định cho phép Tòa án can thiệp khi cha và mẹ thỏa thuận mức cấp dưỡng cho con quá thấp, khơng đảm bảo sự phát triển bình thường của con chung. Trong thực tế, có những trường hợp cha và mẹ thỏa thuận về mức cấp dưỡng nuôi con, tuy nhiên mức cấp dưỡng này quá thấp so với nhu cầu thiết yếu của con. Do các bên tự nguyện thỏa thuận về mức cấp dưỡng nên các Tòa án thường công nhận thỏa thuận. Theo tác giả luận văn, cần bổ sung quy định cho phép Tịa án có quyền can thiệp, xác định mức cấp dưỡng phù hợp mà không công nhận thỏa thuận của cha mẹ về mức cấp dưỡng. Có thể quy định như sau: “Trong trường hợp xét thấy sự thỏa thuận về mức cấp dưỡng của cha và mẹ quá thấp, khơng đảm bảo sự phát triển bình thường của con chung thì Tịa án có thể xem xét, quyết định mức cấp dưỡng ni con cho hợp lý vì lợi ích và sự phát triển của trẻ em”.
- Cần bổ sung quy định vợ hoặc chồng phải cấp dưỡng nuôi con chung từ thời điểm vợ chồng sống ly thân để đảm bảo quyền lợi cho con.
Trong thực tế, nhiều trường hợp trước khi ly hơn, vợ chồng đã có thời gian sống ly thân; trong thời gian này, chỉ một bên cha hoặc mẹ ni con và chịu tất cả các chi phí ni con. Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về thời điểm mà người cha hoặc mẹ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng ni con. Các Tịa án quyết định khác nhau: có Tịa án quyết định nghĩa vụ cấp dưỡng bắt đầu tính từ ngày tun án; có Tịa án quyết định nghĩa vụ cấp dưỡng tính từ ngày bản án ly hơn có hiệu lực pháp luật… Để thống nhất trong việc giải quyết vấn đề này và bảo đảm quyền lợi của con cũng như quyền lợi của người trực tiếp nuôi con, cần bổ sung quy định theo hướng nghĩa vụ cấp dưỡng phải được thực hiện từ khi người cha hoặc mẹ không nuôi con hoặc không cấp dưỡng ni con; nếu có sự kiện ly thân thì tính từ ngày vợ chồng ly thân.
- Cần bổ sung quy định theo hướng buộc người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con không phụ thuộc vào việc người cha hay người mẹ đang trực tiếp ni con có u cầu cấp dưỡng hay khơng.
Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên gia đình, khoản 4 Điều 68 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Mọi thỏa thuận của cha mẹ, con liên quan đến quan hệ nhân thân, tài sản không được làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình, cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình”. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay vẫn có những trường hợp khi vợ chồng ly hơn, vì lý do nào đó mà người cha/mẹ trực tiếp nuôi con không yêu cầu bên kia cấp dưỡng nuôi con. Các Tịa án có xu hướng giải quyết theo hướng dẫn trước đây của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 với nội
dung: “Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, khơng phân biệt người trực tiếp ni con có khả năng kinh tế hay khơng, người khơng trực tiếp ni con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng ni con. Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp ni con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Tồ án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện ni dưỡng con thì Tồ án khơng buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con”. Việc người cha, mẹ không trực tiếp nuôi con không cấp dưỡng nuôi con sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến quyền lợi của con trước mắt cũng như lâu dài. Do đó, cần bổ sung quy định cho phép Tịa án xem xét, quyết định vì lợi ích tốt nhất của con. Theo tác giả luận văn, có thể bổ sung quy định như sau: “Trong trường hợp bên có quyền trực tiếp ni con khơng yêu cầu bên kia cấp dưỡng nuôi con, nếu xét thấy việc không yêu cầu cấp dưỡng ni con khơng vì lợi ích của con thì Tịa án có thể buộc bên khơng trực tiếp ni con phải cấp dưỡng nuôi con”.
- Bổ sung quyền, nghĩa vụ của cha mẹ khi giao con cho người thứ ba trực tiếp chăm sóc, ni dưỡng.
Thứ ba, cần hoàn thiện, sửa đổi một số nội dung trong Luật Phịng chống bạo lực gia đình như: Quy định rõ hơn về cơng tác hịa giải trong phòng chống bạo lực gia đình; bổ sung nội dung quản lý nhà nước về phịng, chống bạo lực gia đình và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức; bổ sung quy định về khen thưởng, đền bù thiệt hại cho người tham gia cơng tác phịng, chống bạo lực gia đình; bổ sung quy định khuyến khích xã hội hóa cơng tác phịng, chống bạo lực gia lực gia đình. Đây là nền tảng pháp lý quan trọng nhất để xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và cũng góp phần ni dưỡng nhân cách văn hóa, giáo dục đạo đức, nếp sống văn minh của con người.
Cần thay đổi mức xử phạt đối với người có hành vi bạo lực gia đình được quy định trong Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tồn xã hội; phịng chống tệ nạn xã hội; phịng cháy chữa cháy; phịng chống bạo lực gia đình. Mức xử phạt quy định tại các Điều 52, 53, 54, 55 từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng là quá thấp so với điều kiện kinh tế hiện tại của gia đình Việt Nam. Bên cạnh đó, với những người có điều kiện kinh tế, mức xử phạt quá thấp không đủ sức răn đe, cịn với những người có hồn cảnh kinh tế khó khăn thì áp lực sẽ đè nặng lên cả gia đình. Các thành viên gia đình có mối quan hệ ràng buộc nhau về kinh tế. Như vậy, việc phạt tiền người có hành vi bạo lực thì nạn nhân ít nhiều cũng sẽ phải gánh chịu. Vậy, nên thay thế bằng các hình thức xử lý khác hiệu quả hơn như: Lao động cơng ích tại nơi cư trú, đọc trên loa truyền thanh tại nơi cư trú, thông báo đến nơi làm việc (trong trường hợp người vi phạm có nơi làm việc).