Biểu đồ 2.19 Kỹ năng lập kế hoạch công tác cá nhân
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức cấp xã
1.3.1. Năng lực của cơng chức cấp xã và trình độ của người cơng chức
Năng lực của người công chức bao gồm hai mặt chủ yếu: Năng lực trí tuệ và năng lực chuyên mơn. Năng lực trí tuệ là khả năng nhận thức, tiếp cận tri thức, khả năng nắm bắt, phân tích, đề xuất giải pháp trong hoạt động thực tiễn. Năng lực chuyên môn là tri thức, kỹ năng để hồn thành nhiệm vụ chun
33
mơn của công chức. Năng lực của công chức phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Trình độ kiến thức, kỹ năng; kinh nghiệm thực tiễn; ý thức trách nhiệm đảng viên; hoàn cảnh, điều kiện… Trong đó, trình độ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn có vai trị quan trọng hơn cả. Năng lực của công chức chủ yếu được hình thành và phát triển qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng và hoạt động thực tiễn. Mỗi thời kỳ cách mạng, khi nhiệm vụ chính trị của Đảng và nhiệm vụ cụ thể của người cán bộ có sự thay đổi thì năng lực của cơng chức cũng phải có sự thay đổi cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ.
Trình độ của người công chức, bao gồm ba mặt chủ yếu: Trình độ học vấn; trình độ chính trị; trình độ chun mơn; Trình độ học vấn là mức độ kiến thức của công chức, thường được xác định bằng các bậc học cụ thể trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là nền tảng để rèn luyện, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn và cả phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức của cơng chức; Trình độ chính trị là mức độ hiểu biết về chính trị của cơng chức. Trên thực tế, trình độ chính trị được đánh giá chủ yếu bằng mức độ hiểu biết về lý luận chính trị. Hiện nay, trình độ chính trị của cơng chức được đánh giá theo 03 mức độ: Sơ cấp, trung cấp, cao cấp; Trình độ chun mơn của cơng chức là mức độ kiến thức và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ chuyên mơn của chức danh cơng việc theo quy định. Trình độ chun mơn của cơng chức khơng chỉ được đánh giá bởi bằng cấp chuyên môn được đào tạo mà chủ yếu là ở kết quả hoàn thành nhiệm vụ chun mơn, uy tín trong cơng tác chun mơn.
Trình độ của cơng chức là một yếu tố có vai trị đặc biệt, chi phối, ảnh hưởng tới tất cả các yếu tố tạo nên chất lượng cơng chức, là cơ sở để hình thành và phát triển phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức của cơng chức; là yếu tố đặc biệt quan trọng tạo thành năng lực và là điều kiện để có năng lực. Tuy nhiên, khơng phải cơng chức cứ có kiến thức là có năng lực. Có kiến thức nhưng phải trải qua quá trình rèn luyện trong thực tiễn thì mới có năng lực. Trên thực tế đã có khơng ít cơng chức có kiến thức song năng lực hạn chế. Cũng có nhiều người tuy
34
khơng có bằng cấp, chứng chỉ nhưng họ tự học tập trong thực tiễn nên vẫn có năng lực tốt. Trình độ và năng lực của cơng chức quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên cái “tài” hay mặt “chuyên” của cơng chức.
1.3.2. Cơng tác tuyển dụng, bố trí sử dụng
Tuyển dụng công chức là khâu đầu tiên trong các khâu quản lý đội ngũ cơng chức, có vai trị quyết định đến chất lượng đầu vào của đội ngũ công chức. Thông qua công tác tuyển dụng, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống hành chính nhà nước tiếp nhận thêm nguồn nhân lực mới vào làm việc tại đơn vị. Vì vậy, nếu cơng tác tuyển dụng công chức được thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ, đúng quy trình, quy định sẽ khuyến khích được những người có phẩm chất, năng lực, tâm huyết với nghề, có nhu cầu thực sự đăng ký thi tuyển; nhờ đó, cơ quan hành chính các cấp sẽ có được nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng yêu cầu công tác.
Trong những năm gần đây, nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống chính trị cơ sở, trong đó, có vai trị của cán bộ, công chức cấp xã. Việc tuyển dụng cơng chức được thực hiện thơng qua hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển; dựa trên cơ sở biên chế được phân bổ, vị trí chức danh cơng chức cịn khuyết và tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển. Với những đổi mới của công tác tuyển dụng trên, hệ thống chính trị cấp xã đã xây dựng được một đội ngũ cơng chức ngày càng chuẩn hóa, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, trình độ chun mơn nghiệp vụ cơ bản phù hợp với chức danh được đảm nhiệm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới và sự kỳ vọng của nhân dân.
Việc bố trí, sử dụng công chức sau khi tuyển dụng cần căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, tiêu chuẩn của từng ngạch, từng vị trí việc làm nhằm tạo điều kiện cho công chức phát huy được kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo. Cùng với việc phân công nhiệm vụ, cần thường xuyên theo dõi, đánh giá, giúp đỡ cơng chức hồn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt việc điều động, chuyển đổi vị trí
35
cơng chức để mỗi cơng chức có thể tiếp cận những mơi trường công tác mới để rèn luyện, thử thách và phát triển.
1.3.3. Kinh nghiệm thực tiễn của công chức cấp xã
Năng lực của con người được hình thành và phát triển thông qua hoạt động thực tiễn, sự tích cực trong các hoạt động thực tiễn đó. Năng lực của cơng chức cũng vậy, những kinh nghiệm mà họ đã trải qua là những bài học thực tiễn trong công việc của họ. Nếu thiếu kinh nghiệm thực tiễn cơng chức rất khó có thể giải quyết nhanh chóng, chính xác những tình huống quản lý hành chính Nhà nước. Trong nhiều trường hợp, kinh nghiệm có thế có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công hay thất bại của việc làm. Kinh nghiệm là hoạt động thực tiễn, được đánh giá bằng thời gian và công việc mà cá nhân đã trải nghiệm, bao gồm sự hiểu biết chung của cá nhân về con người và xã hội, về hành vi ứng xử, về lối sống, đặc biệt là những kinh nghiệm xử lý, tiến hành những gì liên quan đến cơng việc của mình. Điều này lý giải lý do tại sao có nhiều người khi trúng tuyển công chức lại khó có thể đảm nhận được vị trí, vai trị của mình.
Việc học trong trường lớp hiện nay chủ yếu trang bị cho sinh viên những tư duy lý luận và những lý thuyết mà rất thiếu kỹ năng thực hành, do đó khi một người được tuyển dụng làm công chức cấp xã họ gần như chưa hiểu biết mình bắt đầu từ đâu và như thế nào nên dễ dẫn đến họ làm việc theo sự vụ, không phát huy được những kiến thức đã được trang bị. Kinh nghiệm còn phản ánh sự trưởng thành của cơng chức. Kinh nghiệm cũng có những mặt ưu điểm và hạn chế của nó. Kinh nghiệm là kết quả của sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn sẽ mang lại hiệu quả cơng tác nhưng kinh nghiệm nếu khơng có sự định hướng bởi giá trị và tư duy khoa học sẽ dẫn đến chủ nghĩa kinh nghiệm, bảo thủ.
1.3.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách
Đào tạo, bồi dưỡng là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nguồn nhân lực nói chung và quản lý nguồn nhân lực hành chính nhà nước nói riêng. Đào tạo là q trình tác động vào con người nhằm làm cho họ lĩnh hội
36
được những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm làm cho người đó thích ứng với cuộc sống và có khả năng đảm nhận một công việc nhất định theo sự phân công lao động của xã hội. Đào tạo cán bộ, công chức là một hoạt động có mục đích và được thực hiện theo những quy định nhất định nhằm trang bị cho cán bộ, công chức những kiến thức, kỹ năng phù hợp để thực thi công vụ. Bồi dưỡng là quá trình bổ sung, cập nhật thêm kiến thức mới cho học viên, cán bộ công chức phù hợp với yêu cầu, tiêu chuẩn của từng chức danh cán bộ, công chức. Đối với đội ngũ cơng chức nói chung và cơng chức cấp xã nói riêng; đào tạo, bồi dưỡng là một hoạt động khơng thể thiếu, góp phần nâng cao chất lượng công chức; đặc biệt, công tác bồi dưỡng phải được tiến hành thường xuyên nhằm trang bị, cập nhật những kiến thức mới, kỹ năng mới nhằm không ngừng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình, lớp học do Nhà nước tổ chức; cán bộ, công chức cần luôn nâng cao ý thức tự học tập, bồi dưỡng.
Chế độ, chính sách là một yếu tố rất quan trọng, đòn bẩy thúc đẩy hiệu quả làm việc của cơng chức. Nếu chế độ, chính sách đúng, phù hợp sẽ thúc đẩy, khuyến khích được tính tích cực, tinh thần hăng say, nâng cao trách nhiệm của mỗi cơng chức. Ngược lại, nếu chế độ, chính sách khơng phù hợp sẽ khơng tạo được động lực làm việc, động viên, khuyến khích kịp thời, làm cho cơng chức khơng cống hiến hết mình vì nhiệm vụ chung của tổ chức.
1.3.5. Điều kiện, môi trường làm việc và văn hóa địa phương và lịch sử hình thành
Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện làm viêc có tác động trực tiếp đến năng lực thực thi công vụ của người công chức. Công chức muốn thực hiện tốt cơng vụ cần phải có những phương tiện, cơ sở vật chất hỗ trợ, khi đó tiến hành công việc thuận lợi, giảm bớt được những hao phí về sức lực, đảm bảo cho q trình cơng tác của cơng chức được thuận lợi, giúp họ hồn thành nhiệm vụ được
37
giao một cách nhanh chóng, tốt nhất. Ngược lại, thiếu thốn về cơ sở vật chất sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của công chức.
Công tác quản lý Nhà nước ở cơ sở cần hết sức chú trọng đến vấn đề văn hóa địa phương, nhất là những địa phương có sự đa dạng về dân tộc, tín ngưỡng, tơn giáo và văn hóa. Văn hóa cơng sở cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thực thi công vụ của công chức cấp xã. Những vấn đề như dân chủ, tinh thần đoàn kết, hợp tác, cầu tiến, cơ cấu, quy hoạch, hay những hiện tượng tiêu cực như cục bộ, bè phái... đều có ảnh hưởng đến việc thực thi cơng vụ của công chức cấp xã. Môi trường làm việc công khai minh bạch, đánh giá, bố trí, sử dụng cơng chức cơng tâm, cơng bằng, khách quan đều có tác dụng tích cực đến việc thực thi công vụ của công chức cấp xã và ngược lại. Văn hóa địa phương và lịch sử hình thành có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý Nhà nước cũng như ảnh hưởng đến tư tưởng, tâm lý, thái độ của cán bộ, cơng chức cơ sở nói chung, cơng chức cấp xã nói riêng. Những biểu hiện tâm lý chi phối khá lớn đến việc thực thi công vụ. Do sự gần gũi với nhân dân và có nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp nên việc thực thi công vụ của công chức cấp xã với nhân dân dễ bị những yếu tố nằm ngoài nguyên tắc, vi phạm chế độ công vụ, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
1.3.6. Công tác kiểm tra, giám sát
Thông qua công tác kiểm tra, giám sát kịp thời nhận ra những ưu điểm, phát hiện ra những tiêu cực, bất cập nảy sinh từ việc thực thi công vụ của công chức, đảm bảo hoạt động thực thi công vụ được thực thi đúng pháp luật. Qua đó, kịp thời biểu dương, khen thưởng những nhân tố tích cực, ngăn ngừa, xử lý kịp thời những hạn chế, sai phạm để giữ vững kỷ cương hành chính, tạo lập lịng tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền. Đối với đội ngũ công chức cấp xã, việc thực hiện kỷ cương, kỷ luật hành chính, giờ giấc làm việc và thực hiện mệnh lệnh của cấp trên đâu đó vẫn chưa nghiêm túc. Do đó, việc thực hiện tốt cơng tác
38
kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ sẽ góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của công chức.