Biểu đồ 2.19 Kỹ năng lập kế hoạch công tác cá nhân
3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng công chức cấp xã tại thành phố Tuy
85
Nâng cao năng lực và trình độ mọi mặt của đội ngũ cơng chức cấp xã là nhân tố quyết định đến hiệu lực và hiệu quả hoạt động của chính quyền và cải cách hành chính nhà nước ở cơ sở hiện nay. Do đó, để thực hiện mục tiêu nói trên cơng tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn cần phải được đổi mới một cách cơ bản, toàn diện, đồng bộ để hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã thực sự trở thành giải pháp hữu hiệu nhất đẩy mạnh xây dựng và hồn thiện chính quyền cơ sở hiện nay.
3.3.1. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức xã chuyên nghiệp, trách nhiệm và tận tâm
Trình độ và năng lực của cán bộ cơng chức nói chung và cán bộ cơng chức xã nói riêng ngày càng được nâng cao và chuẩn hóa theo quy định. Nền hành chính đang chuyển từ “cai trị” sang “phục vụ”, lấy sự hài lòng của người dân là tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước. Việc điều chỉnh chức năng, vai trò của nhà nước theo quan điểm “nhà nước nhỏ, xã hội lớn” trong điều kiện ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động quản lý nhà
nước làm cho quy mô công vụ nhỏ lại, nhưng áp lực khối lượng công việc ngày càng tăng.
Đảng và Nhà nước chủ trương thực hiện cơ chế liên thông đội ngũ cán bộ công chức xã với cán bộ cơng chức nói chung và liên thơng giữa nguồn nhân lực khu vực công với nguồn nhân lực khu vực tư. Q trình dân chủ hóa đời sống xã hội, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, đặc biệt là sức mạnh của dư luận xã hội và truyền thơng, địi hỏi cán bộ cơng chức phải biết tạo dựng hình ảnh là một người cán bộ cơng chức liêm chính, gần gũi, thân thiện và hiệu quả. Đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phải được nâng cao theo hướng chuyên nghiệp, tinh gọn, trách nhiệm, tận tâm mới có thể đáp ứng được nhu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Đặc thù của đội ngũ làm việc ở cấp cơ sở gồm khối cán bộ và khối công chức luôn phải gần dân và sâu sát với dân. Nâng cao chất lượng và năng lực công chức cấp xã theo hướng quy định rõ những tiêu chuẩn về năng lực, trình
86
độ, phẩm chất cụ thể. Công chức cấp xã làm công tác chuyên mơn nên bắt buộc phải chuẩn hóa về khung năng lực theo quy định đối với từng vị trí chức danh công chức. Công chức cấp xã được tuyển chọn thông qua thi tuyển theo tiêu chuẩn chuyên mơn của vị trí việc làm ở từng vị trí cơng việc. Xã là cấp cơ sở, các công việc là cụ thể, chi tiết, dễ dàng chuẩn hóa, lượng hóa được cơng việc. Thực chất các chức danh cơng chức cấp xã hiện nay chính là các vị trí việc làm tại UBND xã. Cơng chức cấp xã phải giỏi về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ. Họ là những người thực hiện thành thục các thủ tục hành chính, các cơng việc mang tính chất thực thi.
Cơng chức cấp xã phải bảo đảm tính chun nghiệp trong thực thi công vụ. Công chức cấp xã ln tn thủ theo những quy trình, thủ tục đã được thiết lập khi thực thi công vụ. Công chức cấp xã luôn lấy pháp luật làm thước đo và là chuẩn mực khi thi hành công vụ nhưng mềm mỏng trong giao tiếp ứng xử với cộng đồng dân cư. Bởi lẽ, họ không chỉ là người của nhà nước, người của công việc chuyên mơn mà cịn là người sống trong cộng đồng dân cư làng xã bị chi phối bởi các mối quan hệ họ hàng, thân tộc, quan hệ hàng xóm, láng giềng.
Cơng chức cấp xã phải chịu được áp lực cơng việc, ln có thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tâm và cống hiến. Đồng thời, do làm việc ở cấp cơ sở, hàng ngày, hàng giờ họ phải giải quyết các công việc của người dân với nhiều thành phần, nhu cầu và đỏi hỏi khác nhau. Mỗi công chức cấp xã phải luôn ý thức, trách nhiệm trong giao tiếp, ứng xử thực thi công vụ theo tinh thần tôn trọng, phục vụ và lấy sự hài lịng của nhân dân làm trọng. Áp lực cơng việc ngày càng gia tăng, cơng nghệ thay đổi liên tục địi hỏi mỗi cơng chức cần và tự trang bị những những kiến thức, kỹ năng mới để xử lý những thách thức gặp phải. Những kiến thức, kỹ năng cần phải có đó là: lập kế hoạch, quản lý chiến lược, quản lý thời gian, quản lý sự thay đổi, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng quản lý căng thẳng và xử lý xung đột.
87
Nhà nước thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn để cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức cấp xã. Các chương trình, bồi dưỡng; phương pháp, nội dung chương trình giảng dạy phải phù hợp và sát đúng với thực tế công việc mà công chức cấp xã đang đảm nhiệm.
Bên cạnh đó, cần phải hồn thiện các quy định về đánh giá công chức cấp xã theo hướng rõ tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá. Đánh giá dựa trên kết quả cơng việc, sự hài lịng của người dân. Sử dụng nhiều kênh thông tin để đánh giá như: người dân trong xã chấm điểm trực tiếp đối với công chức cấp xã thông qua kết quả cung cấp dịch vụ công; sự phản hồi của đồng nghiệp và Chủ tịch UBND cấp xã trực tiếp đánh giá.
Bản chất của con người luôn bị cám dỗ chi phối. Công chức được sử dụng quyền lực công, nhân danh nhà nước thi hành công vụ lại càng dễ bị những cám dỗ đeo bám và lơi cuốn. Do đó, song song với việc nâng cao tiêu chuẩn, đòi hỏi cao hơn về chuyên môn, nghiệp vụ và kết quả thực thi công vụ của công chức cấp xã, nhà nước cần tiếp tục hồn thiện các chính sách tạo động lực để công chức cấp xã yên tâm thực hiện công việc và cống hiến cho địa phương; thiết lập các quy trình mang tính chun nghiệp trong thi hành công vụ để loại bỏ các yếu tố hành vi chi phối kết quả thực thi công vụ của công chức cấp xã.
Muốn vậy, nhà nước cần phải hoàn thiện các chính sách về liên thơng công chức cấp xã với cán bộ công chức cấp huyện, cấp tỉnh. Thực hiện cải cách chính sách tiền lương cho công chức cấp xã theo hướng: trả lương tương xứng với giá trị sức lao động và dựa trên hiệu quả làm việc, mức độ cống hiến của từng công chức cấp xã. Đồng thời, tạo môi trường làm việc công bằng, thể chế cơng khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình để mọi cơng chức cấp xã có năng lực, thực tài được thể hiện, cống hiến và ghi nhận. Thực thi pháp luật thật nghiêm minh nhằm ngăn ngừa và răn đe những hành vi nhũng nhiễu, hách dịch, cửa quyền của cán bộ công chức xã. Chỉ khi bảo đảm được những điều kiện đó,
88
mới tạo ra được sức đề kháng hữu hiệu cho cán bộ công chức trước sức hút hấp dẫn của thói đam mê quyền lực và lợi ích vật chất; thúc đẩy lịng tận tâm u nghề, cống hiến cho nền cơng vụ, hết mực vì cộng đồng dân cư trong xã.
3.3.2. Nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc và đạo đức công vụ của đội ngũ công chức cấp xã
Thực tế cho thấy hiện nay vẫn cịn tồn tại một bộ phận cơng chức cấp xã thành phố Tuy Hịa có ý thức cơng vụ kém, tác phong làm việc chưa khoa học, né tránh, thối thác, đùn đẩy cơng việc gây ảnh hưởng đến tiến độ thực thi công vụ; thái độ phục vụ nhân dân thiếu nhiệt tình, thân thiện thậm chí cửa quyền, hách dịch, gây nhũng nhiễu, phiền hà cho nhân dân. Cũng có khơng ít cơng chức đến cơ quan chỉ để đọc báo, uống trà, vào mạng xem tin tức, làm việc theo kiểu đối phó, tác phong chậm chạp, thái độ thờ ơ, bảo thủ, chậm đổi mới phương thức làm việc… gây lãng phí thời gian, tiền bạc của nhân dân, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của cơng chức, làm suy giảm hiệu lực bộ máy hành chính nhà nước ở cơ sở, gây mất niềm tin của nhân dân đối với công chức cấp xã. Để nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc, đạo đức công vụ của công chức cấp xã trong thời gian tới cần phải:
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị, đạo đức, lý tưởng cách mạng cho công chức, giúp họ nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trị và trách nhiệm của mình đối với nhân dân, đất nước. Giúp cho họ biết xây dựng và nâng cao ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân bằng những việc làm thiết thực hàng ngày, chống thói quan liêu, mệnh lệnh hách dịch, hành dân. Giáo dục cho họ tinh thần cần, kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư, biết coi trọng chất lượng, hiệu quả cơng việc, chống lười biếng, lãng phí, phơ trương hình thức… Hơn nữa, giáo dục lòng tự hào và khơi dậy lòng đam mê nghề nghiệp, tôn vinh nghề nghiệp của người công chức. Người công chức khi đã có lịng u nghề, tự hào với nghề nghiệp của mình thì tự thân họ sẽ có ý thức giữ gìn phẩm giá, nhân cách khi thực hiện công việc.
89
- Chú trọng công tác tuyên truyền, nêu gương công chức tiêu biểu. Mỗi cơ quan, đơn vị định kỳ hàng tháng, hàng q cần có hình thức biểu dương, khen thưởng và vinh danh công chức tận tụy với công việc, tận tâm phục vụ nhân dân, được nhân dân, đồng nghiệp đánh giá, khen ngợi. Khi đó sẽ tạo dựng được mơi trường lạnh mạnh để cơng chức cùng nhau giữ gìn phẩm giá, trân trọng những gì mình cống hiến cho cơ quan, đơn vị và xã hội.
- Thực hiện nghiêm chế độ tự phê bình và phê bình nhằm đề cao giá trị đạo đức, sự hướng thiện của công chức. Đồng thời cần có chế tài xử lý một cách nghiêm minh những hành vi tham ô, tham nhũng, vi phạm trong q trình thực thi cơng vụ của cơng chức phường. Với những hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà về thủ tục hành chính trong giải quyết cơng việc cần phải được xử lý công khai, kịp thời và cơng bằng. Đây là biện pháp có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục, răn đe công chức đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân vào Nhà nước và pháp luật.
- Trong bối cảnh xây dựng kinh tế xã hội thời kỳ đổi mới, quá trình thực thi công vụ của công chức ít nhiều bị ảnh hưởng bởi cơ chế thị trường, Nhà nước cần xây dựng “hàng rào bảo vệ” công chức khỏi những cám dỗ về vật
chất như: trả lương tương xứng với giá trị sức lao động mà công chức bỏ ra, trả lương công bằng dựa trên hiệu quả công việc, tạo môi trường làm việc công bằng, thế chế công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình để mọi cơng chức có năng lực, tài năng được ghi nhận.
3.3.3. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng công chức cấp xã
Tuyển dụng công chức là khâu đầu tiên của quá trình quản lý nhân sự trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước và cũng là khâu quan trọng quyết định chất lượng đội ngũ công chức. Những đánh giá từ Chương 2 đã cho thấy công tác tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Tuy Hịa tuy có đổi mới nhưng vẫn cịn nhiều hạn chế, bất cập. Do đó, việc đổi mới, nâng cao chất lượng cơng tác tuyển dụng công chức cấp xã là một yêu cầu cần thiết và
90
quan trọng để góp phần nâng cao năng lực cơng chức cấp xã trên địa bàn thành phố Tuy Hịa, tỉnh Phú n. Bởi vì, nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng công chức cấp xã sẽ góp phần hình thành đội ngũ cơng chức cấp xã có chất lượng, có năng lực, có thái độ, ý thức tốt, làm việc có hiệu quả, có khả năng liên tục tự học tập, thay đổi để thích ứng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở, củng cố niềm tin và thu hút người dân tham gia quản lý nhà nước. Để nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, cần chú trọng các nội dung sau đây:
- Thứ nhất, đổi mới quy trình tuyển dụng, thực hiện cơng khai kế hoạch
và thông báo tuyển dụng công chức cấp xã. Từ khâu đầu tiên, cấp xã phải rà soát quy hoạch bố trí cán bộ; rà sốt, thống kê khối lượng cơng việc, đánh giá khả năng hồn thành nhiệm vụ của công chức ở từng chức danh, từ đó xác định chính xác nhu cầu cần thiết phải tuyển dụng theo yêu cầu thực tế thực hiện nhiệm vụ địa phương. Khơng bố trí cơng chức theo cách phân bổ đều cho các chức danh công chức cấp xã mà dựa vào khối lượng công việc của từng chức danh theo từng giai đoạn cụ thể để xác định nhu cầu cần thiết tuyển dụng công chức cấp xã.
Cơ quan chun mơn là phịng Nội vụ tham mưu cho UBND thành phố Tuy Hịa có trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp và xây dựng kế hoạch tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã. Kế hoạch tổ chức tuyển dụng phải cụ thể, rõ ràng về chỉ tiêu tuyển dụng cho từng vị trí chức danh cơng chức cấp xã, phương thức tuyển dụng (thi tuyển hoặc xét tuyển), các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển, lệ
phí tuyển dụng; hồ sơ đăng ký dự tuyển; nơi nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển; thời gian, địa điểm tổ chức tuyển dụng; nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện việc tuyển dụng… Kế hoạch tuyển dụng là cơ sở quan trọng để triển khai tổ chức tuyển dụng vì vậy yêu cầu kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã nội dung phải rõ ràng, sắp xếp chương trình khoa học, có sự phân cơng hợp lý cho các cơ quan có liên quan; nên lựa chọn những cá nhân có năng lực, kinh
91
nghiệm làm cơng tác tuyển dụng tham mưu, xây dựng kế hoạch. Sau khi có kế hoạch tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã thì UBND Thành phố phải thực hiện thông báo tuyển dụng. Để thu hút đông đảo những người đủ điều kiện tham gia dự tuyển, tăng chất lượng nguồn tuyển thì UBND Thành phố phải thực hiện nghiêm túc thông báo công khai đầy đủ kế hoạch tổ chức tuyển dụng và thông báo tuyển dụng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở UBND Thành phố, UBND cấp xã.
Theo Nghị định số 112/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “UBND cấp xã có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuyển dụng cơng chức cấp xã hàng năm theo từng chức danh, báo cáo UBND cấp huyện để phê duyệt và tổ chức tuyển dụng” theo quy định tại Nghị định này. Quy định này là chưa phù hợp, đã
gây khó khăn và thực hiện không hiệu quả; hầu hết kế hoạch tuyển dụng của UBND cấp xã xây dựng chưa đảm bảo cả nội dung lẫn hình thức, chỉ tập trung vào số lượng chức danh cần tuyển dụng. Trong thực tế, việc tuyển dụng công chức cấp xã do UBND cấp huyện tổ chức. Vì vậy, tác giả đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi quy định theo hướng UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã trên cơ sở tổng hợp nhu cầu đề nghị của UBND cấp xã. Hằng năm, báo cáo nhu cầu tuyển dụng công chức cấp xã theo từng chức danh cụ thể để UBND cấp huyện xem xét, quyết định tổ chức thi tuyển.
- Thứ hai, xây dựng ngân hàng đề thi tuyển công chức cấp xã và mở rộng
nội dung thi tuyển. Xây dựng ngân hàng đề thi tuyển cơng chức cấp xã có vai trị rất quan trọng, là cơ sở để tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu chức danh, vị trí cơng tác. Hiện nay, việc xây dựng đề thi tuyển dụng công chức cấp xã do Ban