Vai trò quản lý nhà nước về dân số

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về dân số trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 28 - 34)

Chương 1 : Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về dân số

1.2. Quản lý nhà nước về dân số tại cấp huyện

1.2.3. Vai trò quản lý nhà nước về dân số

1.2.3.1. Đối với phát triển kinh tế

“Dân số vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu dùng. Bởi vậy quy mơ, cơ cấu dân số có ảnh hưởng lớn tới sự tăng trưởng kinh tế thông qua tác động đến quy mô, cơ cấu sản xuất, tiêu dùng và tích lũy của xã hội. Nhìn chung, sự gia tăng dân số ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh trong lĩnh vực kinh tế qua nhiều yếu tố khác nhau” [51, tr.27].

Cơ hội dân số được coi là lợi thế nhân khẩu học đối với tăng trưởng kinh tế vì nó làm tăng lực lượng lao động, tăng nhu cầu tiêu dùng có khả năng thanh tốn, đồng thời tăng tỷ trọng tích lũy so với tiêu dùng đối với nền kinh tế.

“Cơ hội dân số xuất hiện khi đoàn hệ trẻ em thời kỳ bùng nổ mức sinh trưởng thành và bước vào tuổi lao động” [51, tr.66].

Trước hết, quy mô dân số ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập bình quân đầu người, trong đó thu nhập quốc dân là tử số, quy mô dân số là mẫu số, mẫu số càng lớn thì thương số càng nhỏ. Dân số tác động đến kinh tế ở tầm vi mô và đến cả q trình sản xuất, lưu thơng, tiêu dùng và tích lũy. Quy mơ, cơ cấu dân số, di cư góp phần quan trọng vào việc xác định quy mô, cơ cấu sản xuất. Ở tầm vĩ mô, tác động của dân số đến kinh tế thể hiện trên nhiều lĩnh vực như: Dân số và sử dụng vốn, dân số và công nghệ, dân số và tổng sản phẩm quốc dân, dân số và tiêu dùng hàng hóa dịch vụ…

Nghị quyết số 04 - NQ/HNTW của Hội nghị lần thứ tư BCHTW Đảng (khoá VII) với quan điểm: “Đầu tư cho công tác dân số kế hoạch hóa gia đình là đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp rất cao” [1, tr.2].

Vì vậy, có thể nhận thấy tác động của dân số đến kinh tế trên cả hai tầm vĩ mô và vi mô. Sự phát triển dân số đem lại những điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH.

1.2.3.2. Góp phần phát triển xã hội và bảo vệ mơi trường

“Công tác Dân số - Kế hoạch hố gia đình là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề KT-XH hàng đầu ở nước ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và tồn xã hội” [1].

Quản lý nhà nước đối với cơng tác dân số có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển KT-XH của mỗi quốc gia và từng địa phương. Dân số là nguyên nhân của mọi sự thay đổi ở các lĩnh vực xã hội như giáo dục, văn hóa, y tế, an ninh, trật tự an tồn xã hội, giao thông, liên quan mật thiết tới sự ổn định và phát triển xã hội.

- Tác động của dân số đối với lao động, việc làm: Quy mô và cơ cấu dân

số có tác động của đối với lao động và việc làm. Dân số trong độ tuổi lao động là nguồn lao động của mỗi nước. Do vậy, các quá trình biến động quy mơ và cơ cấu dân số có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nguồn lao động cả về số lượng và chất lượng việc làm.

Do từ năm 2005, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế nên Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã đề ra mục tiêu: “Duy trì mức sinh thấp hợp lý” [40, tr.2]. Nước ta đang trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” hay còn gọi là “dư lợi dân số”.

“Dư lợi dân số là thuật ngữ dùng để phản ánh một dân số có tỷ lệ người trong độ tuổi 15-64 đạt tối đa và tỷ lệ người phụ thuộc đạt ở mức thấp nhất (người từ 0-14 và trên 65 tuổi).” [45, tr.32].

Mối quan hệ giữa dân số - lao động và việc làm không thể tách rời nhau, nó có sự gắn bó mật thiết với nhau. Dân số vừa là người sản xuất vừa là người tiêu dùng. Là người sản xuất, dân số quyết định quy mô, cơ cấu, phân bổ dân cư và lực lượng lao động. Là người tiêu dùng, dân số quyết định quy mô, cơ cấu, phân bổ dân cư, các ngành nghề, các lĩnh vực hoạt động sản xuất của xã hội, chi phối nội dung việc làm...

- Tác động của dân số đến giáo dục: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [38]. Sự thay đổi về qui mô và cơ cấu của dân số sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về qui mô, cơ cấu và chất lượng của hệ thống giáo dục. Qui mô, tốc độ tăng dân số có tác động trực tiếp và gián tiếp đến quy mô của ngành giáo dục. Quy mô dân số, tốc độ gia tăng dân số hàng năm phản ánh nhu cầu đi học của người dân. Nếu tốc độ gia tăng dân số ổn định, số lượng trẻ em đến tuổi đi học tương đối ổn định thì việc mở rộng quy mơ giáo dục sẽ tạo điều kiện thu hút thêm nhiều trẻ em đến trường. Nhưng nếu dân số đông, tốc độ gia tăng dân số nhanh, đòi hỏi phải mở rộng quy mô giao dục với một tốc độ tương ứng. Dân số tăng nhanh không những làm tăng số trẻ em đến tuổi đi học, tăng số học sinh phổ thơng mà cịn làm tăng nhu cầu học nghề và đại học.

Tốc độ gia tăng dân số quá nhanh sẽ tác động tiêu cực đối với giáo dục, tăng tỷ lệ trẻ em thất học, bỏ học. Khi dân số đông, tốc độ tăng dân số quá nhanh trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế lại chậm hơn dẫn đến mức thu nhập bình quân thấp, khả năng đầu tư cho giáo dục thấp do đó quy mơ giáo dục bị hạn chế, chất lượng giáo dục bị giảm sút.

- Tác động của dân số đối với y tế: Sự phát triển của hệ thống y tế luôn phụ

thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có yếu tố dân số. Quy mơ dân số và tỷ lệ gia tăng của nó tác động trực tiếp đến nhu cầu khám và chữa bệnh. Quy mô dân số lớn, tốc độ tăng dân số cao địi hỏi quy mơ của hệ thống y tế cũng phải phát triển với một tốc độ thích hợp để đảm bảo các hoạt động khám, chữa bệnh cho người dân.

Mật độ dân số cũng ảnh hưởng đến hiệu quả phục vụ của hệ thống y tế. Ở những nơi có mật độ dân số quá thấp, một cán bộ hay một cơ sở y tế chỉ phục vụ được một số ít dân nên hiệu quả khơng cao. Ngược lại, nếu mật độ dân số quá cao, không đủ cán bộ và các phương tiện y tế cần thiết thì xảy ra tình trạng ngược lại. Nhiều bệnh nhân khơng được chăm sóc đầy đủ dẫn đến tử vong tăng.

(ILO) “ASXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thơng qua một loạt biện pháp cơng cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đơng con” [46, tr.72].

Có thể thấy tình trạng dân số nói chung và dân số giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” nói riêng có tác động rất lớn đến nhu cầu ASXH, trước hết là nhu cầu an sinh xã hội cho số phụ nữ sinh đẻ hàng năm, cho những người thực hiện biện pháp KHHGĐ, bảo hiểm y tế miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi là một trong 3 nhóm đối tượng được hưởng những quyền lợi cao nhất về giáo dục, nước sạch, vệ sinh môi trường, y tế và bảo đảm an sinh xã hội cho người cao tuổi.

- Dân số và bình đẳng giới: “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai

trị ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó” [37, tr.2].

Nét đặc trưng trong mối quan hệ giữa phát triển dân số và bình đẳng giới trong xã hội ngày nay là sự tăng dân số quá nhanh dẫn đến hậu quả xấu cho việc thực hiện bình đẳng giới. Thật vậy, ở các nước có tập qn “ưa thích con trai”, dân số tăng quá nhanh do mức sinh cao, các gia đình thường đơng con. Quy mơ gia đình lớn, đặc biệt là gia đình nghèo, cha mẹ thường chỉ ưu tiên cho chăm sóc sức khỏe và giáo dục ở nhà trường cho con trai. Ngược lại, mặc dù kinh tế chưa phát triển, vẫn cịn tâm lý “ưa thích con trai” nhưng mức sinh thấp, nên trẻ em gái và phụ nữ, nhất là thế hệ trẻ đã thực hiện được quyền bình đẳng trong giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe, tạo điều kiện nền tảng để thực hiện các quyền bình đẳng khác.

- Tác động dân số đối với môi trường: Việc cân bằng giữa sử dụng tài

nguyên và các yêu cầu về bảo vệ sinh thái phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ tăng dân số. Dân số tăng sẽ dẫn đến tăng số người tiêu thụ đòi hỏi phải khai thác tài

nguyên nhiều hơn, sản xuất nhiều hơn do vậy cũng làm môi trường ô nhiễm hơn. Tăng dân số làm nảy sinh nhu cầu sử dụng đất cho nhà ở và các mục tiêu phục vụ cuộc sống của dân cư. Sự di cư từ vùng này đến vùng khác và đặc biệt là sự di cư từ nông thôn ra thành thị cũng là một nguyên nhân quan trọng làm tăng sự ô nhiễm môi trường. Tốc độ đô thị hóa diễn ra quá nhanh cũng tạo ra một mối họa khác cho môi trường. Mật độ dân số tập trung quá đông khiến lượng rác thải ở thành phố bị ứ đọng và môi trường sẽ bị ô nhiễm.

Sự gia tăng dân số và hoạt động kinh tế tự nó mang theo những hiểm họa như làm thay đổi hệ sinh thái, mơi trường, khí quyển và thối hóa đất. Căn nguyên cơ bản dẫn đến ô nhiễm môi trường ở các nước đang phát triển hiện nay là mức tăng dân số, cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa.

1.2.3.3. Góp phần ổn định quy mơ, nâng cao chất lượng dân số

Để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và điều chỉnh quá trình tái sản xuất con người ở mức hợp lý , nhịp độ gia tăng dân số phù hợp với nền sản xuất vật chất điều chỉnh quy mơ dân số với q trình phát triển KT-XH, việc tiến hành QLNN về dân số và thực hiện chính sách DS-KHHGĐ là tất yếu.

Xuất phát từ nhận thức về vai trị quan trọng của cơng tác QLNN về dân số, ngay từ những năm 1960, nhà nước đã có nhiều văn bản chỉ đạo cơng tác dân số ban hành các chính sách, pháp luật nhằm điều tiết các quá trình dân số, tổ chức tuyên truyền, mở rộng dịch vụ, tăng cường phương tiện, kỹ thuật cho công tác kế hoạch hố gia đình; thực hiện nâng cao chất lượng dân số bằng các chính sách phát triển giáo dục - đào tạo, dạy nghề, đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, chuyển đổi cơ cấu lao động; thực hiện các chính sách điều hồ dân cư giữa các vùng miền, xây dựng vùng kinh tế mới và đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

“Sau 25 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khố VII và các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cơng tác dân số và kế hoạch hố gia đình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển KT-XH của đất

nước” [2, tr.1].

Nhà nước thực hiện các mơ hình, giải pháp can thiệp góp phần nâng cao chất lượng dân số như chương trình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; sàng lọc trước sinh, sơ sinh để phát hiện và điều trị sớm một số bệnh bẩm sinh, dị tật sơ sinh và các khuyết tật về gen; chăm sóc người cao tuổi; thực hiện các biện pháp can thiệp kịp thời, giảm mạnh tỷ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở một số dân tộc ít người; tăng cường dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ.

Quản lý nhà nước về dân số có vai trị quan trọng, tác động trực tiếp vào mức sinh nhằm hướng đến duy trì và đảm bảo mức sinh thay thế, quy mô dân số phù hợp, ảnh hưởng tích cực đến việc điều chỉnh kết cấu dân số về tuổi và giới tính, góp phần phân bổ dân cư hợp lý bảo đảm cho khai thác và huy động các nguồn lực.

1.2.3.4. Bảo đảm các hoạt động về dân số tuân thủ theo quy định của pháp luật

Trong quản lý nhà nước về dân số, pháp luật tạo cơ sở pháp lý vững chắc để điều chỉnh hành vi liên quan đến dân số của các tổ chức, cá nhân một cách đúng hướng, thống nhất và ổn định nhằm thực hiện được các mục tiêu về dân số. Các yếu tố và quá trình dân số diễn ra như là hệ quả phức hợp của hành vi của tất cả các cá nhân, gia đình và cộng đồng, do vậy pháp luật là một công cụ không thể thiếu với tư cách tạo ra hành lang pháp lý cho mọi hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức. Hay nói cách khác pháp luật có vai trị định hướng cho cơng tác dân số. Pháp luật tạo ra cơ chế huy động lực lượng, cơ chế phối hợp giữa các lực lượng có vai trị và thế mạnh khác nhau một cách có hiệu quả, khắc phục được sự trùng lặp, chồng chéo giữa các cấp, các ngành.

Để công tác DS-KHHGĐ diễn ra thuận lợi, nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra, pháp luật không chỉ tạo nền tảng để huy động sự tham gia, động viên khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia mà còn tạo cơ sở pháp lý để xử lý những cá nhân, tổ chức cản trở, gây hại đến việc thực hiện các hành vi tự do và tự nguyện về DS-KHHGĐ của mọi người dân.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về dân số trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)