Chương 1 : Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về dân số
3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn huyện
3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
3.1.1. Quan điểm lãnh đạo của Đảng về công tác dân số
Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành công tác dân số đã vượt qua những khó khăn và thách thức để đạt được những thành tựu đáng tự hào. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Đảng ta luôn xác định công tác DS-KHHGĐ là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết, vừa lâu dài, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.
Từ năm 1993, đứng trước sự gia tăng dân số quá nhanh, tốc độ tăng dân số hàng năm trên 2% và bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có gần 4 con. Hội nghi lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khoá VII đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HNTW về chính sách dân số và kế hoạch hố gia đình. Nghị quyết đã đề ra 5 quan điểm cơ bản với mục tiêu tổng quát: “Thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh, tạo điều kiện để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc” [1]. Mục tiêu cụ thể: “Mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con, để tới năm 2015 bình quân trong tồn xã hội mỗi gia đình (mỗi cặp vợ chồng) có 2 con, tiến tới ổn định quy mô dân số từ giữa thế kỷ 21. Tập trung mọi nỗ lực nhằm tạo chuyển biến rõ rệt ngay trong thập kỷ 90 này” [1]. Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết này, với sự chỉ đạo sâu sát của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và sự hưởng ứng mạnh mẽ của nhân dân, chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình đã thực sự đi vào cuộc sống và đạt được những kết quả quan trọng: nhận thức của tồn xã hội đã có bước chuyển biến rõ rệt, quy mơ gia đình có một hoặc hai con được chấp nhận ngày càng rộng rãi; nhịp độ gia tăng dân số nhanh đã được khống chế, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ trên 3,5 con năm 1992, xuống 2,28 con năm 2002, tỷ lệ
tăng dân số giảm tương ứng từ hơn 2% còn 1,32%.
Tuy nhiên, bước vào thế kỷ 21 kết quả thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình chững lại và giảm sút. Trong hai năm 2003 và 2004, tỉ lệ phát triển dân số, tỉ lệ sinh con thứ ba trở lên tăng mạnh trở lại. Đặc biệt là tình trạng cán bộ, đảng viên sinh con thứ ba trở lên tăng nhiều ở hầu hết các địa phương, gây tác động tiêu cực đến phong trào nhân dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Tình hình này đã làm chậm thời gian đạt mức sinh thay thế. Đứng trước bối cảnh đó, ngày 22 tháng 3 năm 2005 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 47- NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Với quan điểm chỉ đạo: “Tiếp tục quán triệt và kiên quyết thực hiện các quan điểm cơ bản của Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về chính sách dân số và kế hoạch hố gia đình; phấn đấu sớm đạt được mục tiêu về ổn định quy mô dân số, đồng thời từng bước nâng cao chất lượng dân số Việt Nam. Toàn Đảng, toàn dân kiên trì thực hiện chủ trương mỗi cặp vợ chồng chỉ có một đến hai con để có điều kiện ni dạy tốt. Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu đi đầu thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình” [10].
Sau 25 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khố VII và các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cơng tác dân số và kế hoạch hố gia đình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần to lớn vào cơng cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Kế thừa và phát huy những thành tựu đạt được trong công tác DS- KHHGĐ ngày 25 tháng 10 năm 2017 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới. Nghị quyết đã xác định rõ các quan điểm chỉ đạo:
Thứ nhất: Dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Công tác dân số là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.
Thứ hai: Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hố gia
đình sang dân số và phát triển. Cơng tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững.
Thứ ba: Chính sách dân số phải bảo đảm cân bằng, hài hoà giữa quyền và
nghĩa vụ của mọi người dân; giữa việc tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi với thực thi nghiêm kỷ cương pháp luật; giữa việc mở rộng, ứng dụng các kỹ thuật mới với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.
Thứ tư: Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển. Nhà nước ưu
tiên bố trí ngân sách, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá; tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế để bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số.
Thứ năm: Tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với trọng
tâm công tác dân số trong từng thời kỳ, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của cấp uỷ, chính quyền các cấp và sự quản lý chuyên môn, nghiệp vụ.
Thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số: 71-KH/TU ngày 24 tháng 4 năm 2018 thực hiện Nghị quyết 21- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khố XII) về cơng tác dân số trong tình hình mới.
3.1.2. Phương hướng và mục tiêu quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
Thực hiện Quyết định số 2014/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngày 12 tháng 11 năm 2020 UBND huyện A Lưới đã ban hành Quyết định số 2074/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch hành động giai đoạn 2020 - 2025 của huyện A Lưới thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030. Với các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể như sau:
Duy trì mức sinh thấp hợp lý, tiếp tục thực hiện giảm nhanh tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, quan tâm các hoạt động nâng cao chất lượng dân số và cơ cấu dân số. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông gắn liền với việc cung cấp đầy đủ dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ. Phấn đấu tiệm cận mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, an ninh và quốc phòng của địa phương.
❖ Các mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu 1: Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức
sinh giữa các vùng, đối tượng
- Tiếp tục giảm sinh để tiệm cận mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,2 con vào năm 2025 và 2,1 con vào năm 2030), ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý, dự báo quy mô dân số đến năm 2025 là 57.236 người và năm 2030 là khoảng 61.414 người.
- Duy trì mức giảm tỷ lệ sinh hàng năm: 0,33‰/năm vào năm 2025 và 0,23‰/năm vào năm 2030; giảm tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên đạt 16,5% vào năm 2025 và đạt 13,9% vào năm 2030.
- Mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có nhu cầu đều được tiếp cận thuận tiện với các BPTT hiện đại, phịng tránh vơ sinh và hỗ trợ sinh sản. Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) đang sử dụng BPTT hiện đại đạt 66,0% vào năm 2025 và 70% vào năm 2030.
- Giảm tỷ lệ vị thành niên, thanh niên (10-24 tuổi) mang thai ngoài ý muốn là 4,2% vào năm 2025 và 2,8% năm 2030.
Mục tiêu 2: Đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, phấn
đấu duy trì cơ cấu tuổi của dân số ở mức hợp lý
- Phấn đấu khống chế tỷ số giới tính khi sinh vào năm 2025 là 107 bé trai/100 bé gái sinh ra sống và năm 2030 là 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống.
Mục tiêu 3: Nâng cao chất lượng dân số
- Tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 85% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030.
- Giảm tỷ lệ tảo hơn cịn 3% vào năm 2025 và 1% vào năm 2030. - Xóa bỏ tình trạng hơn nhân cận huyết thống vào năm 2025.
- Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tầm sốt ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất đạt 60 % vào năm 2025 và 70% vào năm 2030.
- Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm sốt ít nhất 5 loại bệnh bẩm sinh phổ biến nhất đạt 60% vào năm 2025 và 70% vào năm 2030.
Mục tiêu 4: Thúc đẩy phân bố dân số hợp lý
- Tiếp tục bố trí, sắp xếp dân cư hợp lý ở vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn.
- Bảo đảm người di cư được tiếp cận đầy đủ và công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản.
Mục tiêu 5: Hoàn thành xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về
dân cư, đẩy mạnh lồng ghép các yếu tố dân số vào xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH
- 100% dân số được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thống nhất, dùng chung trên quy mơ tồn quốc.
- 100% dân số có hồ sơ sức khỏe điện tử.
- Tỷ lệ ngành, lĩnh vực và địa phương sử dụng dữ liệu chuyên ngành dân số vào xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển KT-XH đạt 70% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030.
Mục tiêu 6: Phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh
mẽ cho sự phát triển nhanh, bền vững
- Tiếp tục thực hiện tốt, hướng đến đạt mục tiêu cao hơn các kế hoạch, chương trình về giáo dục, đào tạo, lao động, việc làm, xuất khẩu lao động hiện có; nghiên cứu xây dựng các kế hoạch, chương trình về những lĩnh vực nêu trên
cho giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu tăng tối đa số lượng việc làm, nâng cao tỉ lệ lao động được đào tạo, cải thiện chất lượng việc làm.
- Tiếp tục thực hiện tốt, hướng đến đạt mục tiêu cao hơn các kế hoạch, chương trình, dự án, đề án chăm sóc sức khỏe (bao gồm cả chăm sóc sức khỏe sinh sản, an toàn vệ sinh lao động…) hiện có. Nghiên cứu xây dựng các kế hoạch, chương trình về những lĩnh vực nêu trên cho giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu đảm bảo mọi người lao động đều được chăm sóc sức khỏe và có sức khỏe tốt.
Mục tiêu 7: Thích ứng với già hóa dân số, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi
- Tỷ lệ người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 01 lần/năm, được chữa bệnh, được chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung đạt 95% vào năm 2025 và 98% vào năm 2030.