Chương 1 : Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về dân số
1.3. Các yếu tố tác động đến QLNN về dân số của chính quyền cấp huyện
1.3.1. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề dân số và coi trọng việc hoạch định chính sách dân số ln được quan tâm đặc biệt. Từ năm 1961, khi dân số Việt Nam đang ở khoảng 31 triệu người, nhà nước đã ban hành các chính sách liên quan đến dân số như chính thức tiến hành chương trình DS-KHHGĐ. Từ năm 2011, chuyển hướng chính sách từ “kiểm sốt quy mô dân số” sang “nâng cao chất lượng dân số”. Nội dung chính sách về quy mơ dân số chuyển từ “chủ động kiểm soát” sang “chủ động điều chỉnh”; Tốc độ tăng dân số từ “cản trở” đã trở thành “động lực” cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 đã nêu rõ: “Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững” [42, tr.1].
Có thể nói, dân số và phát triển KT-XH có tác động tương hỗ lẫn nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự bùng nổ quy mô dân số đã gây nhiều sức ép và cản trở đến sự phát triển KT-XH. Trên thực tế, với quy mô và cơ cấu dân số thích hợp thì dân số có tác động tích cực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, ngược lại, nó sẽ trở thành lực cản của quá trình này. Khi nền kinh tế phát triển, sẽ tạo điều kiện vật chất cho việc chăm lo tới công tác giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ con người, nâng cao thể lực và trí tuệ con người và có tác động tốt tới các quá trình dân số. Mối quan hệ giữa dân số và phát triển KT-XH là mối quan hệ nhân quả, tác động qua lại mật thiết với nhau. Vì vậy, bên cạnh những chính sách phát triển KT-XH, việc đề ra và thực hiện thành cơng chính sách dân số là điều rất quan trọng, vì nó có thể ảnh hưởng đến các thế hệ cơng dân tương lai, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.
Mỗi nước, mỗi thời kỳ, mỗi dân tộc, mỗi hình thái kinh tế-xã hội đều có các phong tục tập quán và tâm lý xã hội khác nhau. Những tập quán và tâm lý này xuất hiện và tồn tại trên những cơ sở thực tế khách quan của nó.
Quản lý nhà nước ln mang tính kế thừa và chịu sự tác động của các yếu tố xã hội như phong tục tập quán, thói quen, tâm lý xã hội…, tâm lý làng xã, dịng họ trên thực tế thường có sự chi phối, ảnh hưởng nhất định đối với công tác quản lý nhà nước về dân số. Trong nếp nghĩ của người dân vẫn còn nặng suy nghĩ “trọng nam hơn nữ”, tâm lý muốn có con trai để nối dõi tơng đường hay “đông con hơn đông của” dẫn đến phá vỡ quy luật tự nhiên về giới tính, gây hệ lụy của việc mất cân bằng giới tính, từ đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến cơ cấu dân số; khó thực hiện chính sách giảm sinh dẫn đến quy mơ dân số không ổn định.
Ở những cộng đồng dân cư mà ở đó các mối quan hệ gia đình, dịng họ, quan hệ làng xã chặt chẽ và tương đối khép kín thì ở nơi đó thường có tỷ lệ sinh rất cao. Biểu hiện rõ rệt nhất là dù trong cùng một vùng, một khu vực hay một quốc gia thì tỷ lệ sinh ở nông thôn bao giờ cũng cao hơn khu vực đô thị rất nhiều. Tập quán và tâm lý xã hội có tác động lớn đến mức sinh. Tập qn kết hơn sớm, muốn có nhiều con, thích con trai, có nếp có tẻ... là tập quán và tâm lý chung của xã hội cũ những xã hội có trình độ kinh tế, văn hố thấp kém.
Phong tục tập quán là biểu hiện của ý thức và hành vi xã hội, nó bắt nguồn sâu xa từ tồn tại xã hội, ý thức vốn có tính bảo thủ, vì vậy, phong tục tập quán tuy hình thành trên cơ sở xã hội nhất định nhưng khi đã hình thành thì sẽ tồn tại dai dẳng mặc dù cơ sở xã hội đã thay đổi. Một số phong tục tập quán nảy sinh và tồn tại trong nhiều thế kỷ đến nay đã và khơng cịn phù hợp với yêu cầu ổn định dân số, phát triển KT-XH.
1.3.3. Sự phát triển của khoa học và công nghệ
Khoa học và công nghệ là hai lĩnh vực rất quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển đời sống, kinh tế và xã hội. Khoa học và công nghệ luôn được chú trọng nghiên cứu, tăng cường phát triển và ứng dụng vào quản lý nhà nước ở tất
cả các lĩnh vực. Với quan điểm phát triển nhanh, bền vững dựa chủ yếu vào khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo, mục tiêu hướng Việt Nam trở thành đất nước cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đứng trước tìn hình đó, QLNN về dân số cũng đã có bước ứng dụng, sử dụng cơng nghệ thơng tin vào quản lý như: Hệ thống thông tin quản lý DS-KHHGĐ được hình thành và nâng cấp hằng năm trên cơ sở phần mềm quản lý chuyên ngành MIS. Qua đó việc thu thập, cập nhật dữ liệu vào hệ thống được tiến hành theo từng tháng, phần mềm MIS được triển khai đến cấp huyện nhằm hình thành hệ cơ sở dữ liệu quản lý chuyên ngành DS- KHHGĐ. Ứng dụng các nền tảng mạng xã hội như Zalo, Facebook với việc tổ chức thiết lập hệ thống Fanpage, các nhóm Zalo từ cấp xã đến cấp tỉnh nhằm phục vụ công tác quản lý, điều hành các cấp, công tác truyền thông DS, KHHGĐ, SKSS, phổ biến các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về dân số đến tận người dân.
Sự phát triển của khoa học và công nghệ giúp nâng cao chất lượng dân số thơng qua các chương trình như tầm sốt ung thư bằng các xét nghiệm, các công nghệ giải mã Gen, công nghệ AND…hay các chương trình như sàng lọc trước sinh đó là việc sử dụng các biện pháp thăm dò đặc hiệu được tiến hành trong thời gian mang thai để chẩn đoán xác định những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh trong thời kỳ bào thai thông qua việc sàng lọc. Để đem lại kết quả sàng lọc trước sinh cao nhất giúp phát hiện sớm thai nhi mắc các dị tật, khuyết tật hay các hội chứng như hội chứng Down, còn gọi bệnh đần (ba nhiễm sắc thể 21), hội chứng Edwards (ba nhiễm sắc thể 18) và hội chứng Patau (ba nhiễm sắc thể 13)... Sản phụ nên đi khám sàng lọc khi tuổi thai được từ 11 - 14 tuần, tốt nhất là trong khoảng từ 12 - 13 tuần. Chương trình sàng lọc sơ sinh đó là việc sử dụng các biện pháp thăm dò, xét nghiệm mẫu máu gót chân và xét nghiệm đặc hiệu đối với trẻ ngay trong những ngày đầu sau khi sinh để chẩn đoán xác định những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh thông qua việc sàng lọc.
nghệ thông bước đầu phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành, xây dựng kế hoạch, các chương trình hoạt động được hiệu quả hơn. Tuy nhiên, sự phát triển khoa học công nghệ cũng đặt ra một số thách thức trong quản lý nhà nước về dân số đó là sự ảnh hưởng đến cơ cấu dân số thơng qua việc siêu âm lựa chọn giới tính thai nhi.
1.3.4. Chính sách dân số
Chính sách dân số hiểu theo nghĩa rộng, đó là tồn bộ chủ trương, chính sách có liên quan đến dân số. Theo nghĩa hẹp, là những chủ trương, biện pháp của Nhà nước điều tiết quá trình phát triển dân số. Nó bao gồm các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, biện pháp kinh tế, hành chính và những biện pháp về kỹ thuật chun mơn.
Chính sách dân số có thể điểm qua một số giai đoạn then chốt như sau: Năm 1961, Hội đồng Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định 216/CP về việc “sinh đẻ có hướng dẫn”, mở đầu cho một thời kỳ kiên trì và đẩy mạnh cơng tác DS-KHHGĐ với mục tiêu cốt lõi, xuyên suốt là giảm sinh để thực hiện được mơ hình “Mỗi cặp vợ chồng có 2 con”. Lần đầu tiên trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khoá VII đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HNTW về Chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình với mục tiêu cụ thể: “Mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con, để tới năm 2015 bình qn trong tồn xã hội mỗi gia đình (mỗi cặp vợ chồng) có 2 con, tiến tới ổn định quy mô dân số từ giữa thế kỷ 21. Tập trung mọi nỗ lực nhằm tạo chuyển biến rõ rệt ngay trong thập kỷ 90 này” [1, tr.2]. Hội nghị Trung lần thứ 6 khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về cơng tác dân số trong tình hình mới, khẳng định phương hướng chiến lược mới cho công tác dân số của Việt Nam, đó là: “Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Cơng tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển
nhanh, bền vững” [2, tr.3].
Ngoài ra, các chiến lược dân số qua từng giai đoạn cũng có sự thay đổi về mục tiêu của nó như: Chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 với mục tiêu tổng quát: “Thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước” [39, tr.2]; Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 với mục tiêu tổng quát: “Nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và phân bố dân số, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [40, tr.2]; Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 với mục tiêu tổng quát: “Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững” [42, tr.1].
Có thể thấy, các mục tiêu của chính sách dân số ln thay đổi trong các giai đoạn và phát triển. Vì vậy, quản lý nhà nước về dân số luôn đặt ra những thách thức về sự thay đổi đó để phù hợp trong quản lý.