Chương 1 : Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về dân số
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về dân số ở một số địa phương
1.4.1. Kinh nghiệm của huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị
Hướng Hoá là huyện miền núi, vùng cao, biên giới nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Trị. Tồn huyện có 21 đơn vị hành chính trong đó 19 xã và 02 thị trấn. Diện tích tự nhiên toàn huyện là:1150,86km2, dân số năm 2019 là: 90.920 người, Có 03 dân tộc sinh sống chủ yếu là: Pa Kô, Vân Kiều, Kinh.
Trong những năm qua, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương, tỉnh về thực hiện các chính sách dân số, Huyện ủy, UBND huyện
Hướng Hóa đã chỉ đạo các cấp ủy và chính quyền các xã, thị trấn xây dựng chương trình hành động và kế hoạch về đẩy mạnh công tác dân số. Sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đồn thể, đặc biệt là nỗ lực khơng ngừng nghỉ của những người làm công tác dân số từ huyện đến cơ sở. Công tác dân số đã đạt được những kết quả khả quan.
Các chiến lược, đề án, chương trình về dân số được triển khai một cách đồng bộ, nhiều chương trình, mơ hình có sức lan tỏa sâu rộng như: Truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ đến các xã có mức sinh cao, xã khó khăn; truyền thơng lồng ghép chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân; phong trào xây dựng thơn, khu phố khơng có nguời sinh con thứ 3 trở lên.
Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân đặc biệt với người đồng bào dân tộc thiểu số về tác hại của việc kết hôn sớm, sinh con khi chưa đủ tuổi và nguy cơ suy kiệt giống nòi khi kết hôn với những người cùng huyết thống.... đã tạo ra chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của mọi tầng lớp nhân dân về công tác dân số, góp phần thực hiện thành cơng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Năm 2020, tỷ suất sinh thô là 19,0%0 giảm 1,8%0 so với năm 2019; Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1,55% giảm 0,19% so với năm 2019; Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 28,3%, giảm 1,9% so với năm 2019. UBND huyện đã ban hành Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016 -2020 và phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2025. Qua sơ kết đề án năm 2020 cho thấy tỷ số giới tính khi sinh là 104,2 nam/100 nữ.
1.4.2. Kinh nghiệm của huyện Minh Hố, tỉnh Quảng Bình
Minh Hoá là huyện miền núi vùng cao nằm về phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình. Phía Tây giáp nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào với 89 km đường biên giới, phía Bắc giáp huyện Tun Hố, phía Nam và Đơng Nam giáp huyện Bố Trạch. Tồn huyện có 15 xã và 1 thị trấn với diện tích tự nhiên là 1.394 km²,
dân số năm 2019 là 50.670 người, mật độ dân số đạt 36 người/km². Minh Hố có dân tộc Kinh chiếm đa số và các dân tộc ít người Bru - Vân Kiều, Chứt với 6.500 người, tập trung ở các xã biên giới.
Trong thời gian qua, được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự phối kết hợp của các ban, ngành, đoàn thể và sự tham gia hưởng ứng của nhân dân, sự nỗ lực của tồn ngành y tế nói chung và đội ngũ viên chức dân số và cộng tác viên ở thôn, bản, tiểu khu nên công tác dân số đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Để thực hiện hồn thành các mục tiêu, chỉ tiêu được giao Huyện uỷ đã ban hành Kế hoạch số 52-KH/HU ngày 18/4/2018 về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khố XII) về cơng tác dân số trong tình hình mới; Uỷ ban nhân dân huyện ban hành Kế hoạch số 35/KH- UBND ngày 04/4/2018 về thực hiện Chương trình Hành động của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khố XII) về cơng tác dân số trong tình hình mới. Năm 2020, Tỷ suất sinh thô là 15,72%o giảm 1,15%o so với năm 2019; thực hiện tốt chương trình sàng lọc sơ sinh, qua đó năm 2020 đạt 100% kế hoạch được giao.
Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật Nhà nước về công tác dân số như: Nghị quyết số 21/NQ-TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khố XII) về cơng tác dân số trong tình hình mới; Chương trình Hành động số 18-CTr/TU ngày 13/3/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Bình về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khố XII) về cơng tác dân số trong tình hình mới…Đặc biệt, đã xây dựng và triển khai các hoạt động mơ hình tư vấn nâng cao chất lượng dân số dân tộc ít người. Qua đó, đã tổ chức tư vấn, nói chuyện chuyên đề về nâng cao chất lượng dân số cho đồng bào dân tộc thiểu số, năm 2020 tổ
chức 07 lớp với 210 lượt người tham gia.
Các xã, thị trấn đã từng bước đưa chỉ tiêu không sinh con thứ 3 trở lên vào tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, bình xét gia đình văn hóa, thơn, bản, tiểu khu văn hóa.
1.4.3. Kinh nghiệm của huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
Nam Đông là một trong hai huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế cách thành phố Huế khoảng 50 km về phía Tây Nam. Huyện có 10 đơn vị hành chính, trong đó có 8 xã và 01 thị trấn. Theo niên giám thống kê năm 2020, huyện Nam Đơng có tổng diện tích: 647,82 km2; Dân số: 25.310 người; Mật độ dân số: 39 người/km2. Nam Đơng là huyện có quy mơ dân số và mật độ dân số nhỏ nhất tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trong thời gian qua công tác QLNN về dân số luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND. Các cấp ủy đảng, chính quyền đã chỉ đạo, đưa các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu về DS-KHHGĐ thành một nội dung quan trọng trong nghị quyết, chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm, xem đây là một tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của địa phương, đơn vị, đặc biệt các xã xây dựng nơng thơn mới. Vì vậy, cơng tác dân số đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Năm 2020, tỷ suất sinh và tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên đều giảm và vượt mức so với chỉ tiêu đề ra, tỷ suất sinh: 18,9%o giảm 4,2%o so với năm 2019, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 1,46% giảm 0,44% so với năm 2019; Tỷ
số giới tính khi sinh 96 bé trai/100 bé gái. Cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực,
làm giảm gánh nặng dân số phụ thuộc, tăng mạnh số lượng và tỷ trọng của dân số trong độ tuổi lao động, góp phần phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.
Các hoạt động phối hợp được triển khai tích cực ngay từ đầu năm, với sự phối kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng của các ban, ngành, đoàn thể. Tập trung các hoạt động truyền thông vào những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và những đối tượng còn nhiều hạn chế về nhận thức. Tổ chức kiểm tra, giám sát
các hoạt động như: kiểm tra tồn diện cơng tác dân số 6 tháng đầu năm và cuối năm; các hoạt động mơ hình, đề án nâng cao chất lượng dân số như Mơ hình tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hơn; Đề án can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; Đề án chăm sóc sức khỏe Người cao tuổi.
Thực hiện tốt, đúng quy định Nghị định số 39/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 của Chính phủ về hỗ trợ cho phụ nữ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách Dân số.
1.4.4. Bài học cho công tác QLNN về dân số trên địa bàn huyện A Lưới
Từ những kinh nghiệm của huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị; huyện Minh Hố tỉnh Quảng Bình và huyện Nam Đơng, tỉnh Thừa Thiên Huế có thể rút ra những bài học cho công tác quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn huyện A Lưới như sau:
- Phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, Chính quyền từ cấp huyện đến cơ sở, đi đôi với việc kiểm tra thường xuyên sâu sát và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu tại các cơ quan, đơn vị.
- Phát huy sức mạnh của các ban, ngành, đoàn thể trên cơ sở hợp đồng trách nhiệm, lồng ghép nội dung QLNN về dân số với các hoạt động chương trình khác của các ngành, các cấp và các đồn thể xã hội. Cơng tác dân số cần được xã hội hố cao, thu hút sự tham gia tích cực của cả cộng đồng dân cư.
- Xây dựng và cụ thể hóa các chủ trương, chính sách dân số tại địa phương, đồng thời rà soát để bổ sung kịp thời cho phù hợp với tình hình mới, tạo mơi trường pháp lý thuận lợi, đồng bộ và chặt chẽ trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách dân số.
- Tập trung nguồn lực thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ là giảm sinh và nâng cao chất lượng dân số. Từ đó tạo tiền đề để chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển.
- Cần quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cho đội ngũ làm công tác dân số từ cấp huyện đến cấp xã từ đó nâng cao năng lực
quản lý, tổ chức thực hiện chương trình đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao. - Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động phải được tổ chức thường xuyên, liên tục, bền bỉ với nhiều hình thức phù hợp, nội dung phong phú để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy được lợi ích và trách nhiệm trong việc thực hiện chính sách dân số, góp phần tích cực làm chuyển biến nhận thức, hành vi và nhận được sự hưởng ứng của mọi tầng lớp nhân dân, từng bước khắc phục và xoá bỏ dần những rào cản về nhận thức, tâm lý, tập quán sinh đẻ lạc hậu đối với các vùng đơng dân có mức sinh cao, vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn. Cần xác định truyền thơng, giáo dục chuyển đổi hành vi là nhiệm vụ quan trọng, là mũi nhọn trong hoạt động công tác dân số.
- Các hoạt động nâng cao chất lượng dân số cần được quan tâm và tập trung thực hiện, thông qua việc triển khai các mơ hình, đề án can thiệp nâng cao chất lượng dân số như mơ hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hơn nhân; chương trình sàng lọc, chẩn đốn trước sinh và sơ sinh; Mơ hình tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hơn; Đề án can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
- Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá là khâu khơng thể thiếu trong q trình triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ nhằm phát hiện những yếu kém, sai sót để có biện pháp uốn nắn kịp thời.
Tiểu kết chương 1
Thực hiện tốt công tác dân số là một trong những nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa lớn trong chiến lược phát triển đất nước, đồng thời cũng là một trong những giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng dân số. Qua nghiên cứu một số vấn đề chung quản lý nhà nước về dân số có thể thấy được vị trí, vai trị tầm quan trọng của QLNN về dân số trong công cuộc phát triển đất nước.
Trong hoạt động QLNN về dân số, con người vừa là chủ thể quản lý đồng thời cũng là đối tượng bị quản lý nên thường gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó QLNN về dân số còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán và tâm lý xã hội, sự phát triển của khoa học
và cơng nghệ, chính sách dân số.
Có thể nói, để thực hiện tốt hoạt động QLNN về dân số địi hỏi phải có sự quản lý của nhà nước đối với công tác này do đó để đánh giá một cách khách quan, khoa học trong quản lý nhà nước về dân số, ngồi căn cứ khoa học sẵn có cịn phải căn cứ vào các điều kiện cụ thể của địa phương, vùng miền để từ đó làm rõ các mặt còn tồn tại và đề ra các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, từ đó thực hiện có hiệu quả cơng tác dân số.
Chương 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
A Lưới là một huyện miền núi biên giới phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế. “Tổng diện tích 1.148,50 km2, dân số trung bình 50.109 người, mật độ dân số 44 người/km2” [16, tr.69], chiếm 23,22% về diện tích và 4,42% về dân số tồn tỉnh. Là địa bàn sinh sống, tụ cư lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số anh em: Pa Kơ, Tà Ơi, Ka Tu, Pa Hy trong các thung lũng dọc Trường Sơn, sát với nước bạn Lào anh em, đến năm 1976 huyện A Lưới được thành lập và có thêm 03 xã kinh tế mới Sơn Thủy, Phú Vinh, Hương Phong là đồng bào kinh lên xây dựng quê hương mới tại A Lưới.
Địa giới huyện A Lưới được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 160 00'57'' đến 16027'30'' vĩ độ Bắc và từ 1070 0' 3'đến 1070 30' 30'' kinh độ Đông. Là huyện miền núi, nằm trong khu vực địa hình phía Tây của dãy Trường Sơn Bắc, có độ cao trung bình 600-800 m so với mặt nước biển, độ dốc trung bình 20-250, địa hình gồm hai phần Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn.
Huyện A Lưới nằm trên trục đường Hồ Chí Minh chạy qua địa phận 14 xã, thị trấn trong huyện đã phá thế ngõ cụt, nối liền A Lưới thông suốt với hai miền Bắc-Nam đất nước; cách không xa quốc lộ 9 - trục đường xuyên Á, có thể thơng thương thuận lợi với các nước trong khu vực qua cửa khẩu Lao Bảo - Quảng Trị; đồng thời, Quốc lộ 49 nối đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 1A, đây là trục giao thông Đông - Tây quan trọng kết nối A Lưới với quốc lộ 1A, thành phố Huế và các huyện đồng bằng. Có 85 km đường biên giới giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và là huyện duy nhất trong tỉnh có 2 khẩu quốc tế A Đớt - Tà Vàng (tỉnh Sê Kông) và cửa khẩu Hồng Vân - Kutai (tỉnh SaLavan) liên
thơng với Cộng hồ dân chủ nhân dân Lào, đây là các cửa ngõ phía Tây quan trọng, là lợi thế để huyện mở rộng hợp tác kinh tế, văn hóa với nước bạn Lào và các nước trong Khu vực.
A Lưới nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, trong đó lượng mưa lớn tập trung vào tháng 10 đến tháng 12, thường gây lũ lụt, ngập úng; mùa khô kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8, mưa ít, chịu ảnh hưởng gió Tây khơ nóng, lượng bốc hơi lớn gây ra khơ hạn kéo dài. Ngồi ra, A Lưới cịn có mạng lưới các suối phân bố hầu khắp trên địa bàn huyện. Phần lớn sơng suối có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, lịng sơng hẹp, thường bị sạt lở vào mùa mưa, gây khó khăn cho xây dựng cầu, đường và đi lại.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Với quyết tâm hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra, sự quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân huyện A Lưới, tình hình phát triển KT-XH trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.