Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra từ thực tiễn ở thành phố quảng ngãi (Trang 62 - 66)

7. Kết cầu của luận văn

2.4. Đánh giá chung thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về tổ chức

2.4.1. Kết quả đạt được

2.4.1.1. Về tổ chức, bộ máy cơ quan thanh tra

Trong thời gian qua, Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy và UBND thành phố đã quan tâm đến việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ Thanh tra thành phố. Đã bố trí đủ số lượng biên chế

(trước khi thực hiện việc hợp nhất, Thanh tra thành phố có đủ 07 biên chế; sau khi hợp nhất, Cơ quan Kiểm tra - Thanh tra có đủ 09 biên chế theo đề án được duyệt; đến năm 2021, Ban Thường vụ Thành ủy đã phân bổ tăng số lượng biên chế cho Cơ quan Kiểm tra - Thanh tra là 11 biên chế) và cơ

cấu theo Đề án được duyệt; đồng thời quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thanh tra, 100% cán bộ Thanh tra thành phố có trình độ đại học trở lên (hiện nay có 05/09 cán bộ có trình độ sau đại học) và hầu hết đã qua đào tạo về lý luận chính trị, bồi dưỡng về nghiệp vụ thanh tra và QLNN.

Sau khi thực hiện việc hợp nhất, trong cơ cấu tổ chức của Cơ quan Kiểm tra -Thanh tra có: đồng chí Chánh Thanh tra thành phố là Uỷ viên Ban Thường vụ Thành ủy, thành viên UBND thành phố; 01 đồng chí Phó Chánh Thanh tra thành phố là Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố và một số cán bộ, công chức là Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Thành ủy (cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý), tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu,

tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo, cũng như trong công tác tham mưu cho Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy và UBND, Chủ tịch UBND thành phố về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN; đồng thời, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Cơ quan và người đứng đầu Cơ quan Thanh tra thành phố, hạn chế sự phụ thuộc của Thanh tra thành phố vào Chủ tịch UBND thành phố về tổ chức, nhân sự, kinh phí hoạt động.

Thanh tra thành phố đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, công chức, thanh tra viên; trong đó, mỗi phó chánh thanh tra được phân cơng phụ trách một số lĩnh vực, địa bàn cụ thể, tạo thuận lợi cho việc chun mơn hóa trong cơng tác, đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được phân cơng.

Ngồi ra, sau khi thực hiện việc hợp nhất, cán bộ, công chức Cơ quan Kiểm tra - Thanh tra được hưởng thêm một số chế độ phụ cấp công tác Đảng.

2.4.1.2. Về hoạt động của Thanh tra thành phố

Thanh tra thành phố đã chủ động xây dựng và triển khai thực hiện tồn diện, có hiệu quả kế hoạch thanh tra hằng năm đã được phê duyệt, coi đây là một khâu quan trọng đảm bảo hiệu quả hoạt động thanh tra. Quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra đúng theo định hướng của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Thanh tra tỉnh, sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố và đặc điểm tình hình của địa phương; đã tập trung thanh tra vào lĩnh vực đất đai, việc thực hiện chế độ chính sách, giải quyết khiếu nại, tố cáo

của công dân... Đồng thời, chú trọng đến cơng tác theo dõi nắm tình hình, để kịp thời phát hiện, tiến hành thanh tra đột khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Hầu hết các cuộc thanh tra được thực hiện nghiêm túc, cơ bản đảm bảo quy trình, thủ tục; cơng tác chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra sâu sát, kịp thời, có sự phân cơng nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho từng thành viên đoàn thanh tra. Hiệu quả hoạt động thanh tra ngày càng được nâng lên; các kết luận thanh tra cơ bản đảm bảo chính xác, trung thực, khách quan, đúng quy định của pháp luật, được các cơ quan, tổ chức, cá nhân và nhân dân đồng tình, ủng hộ, chưa phát sinh trường hợp khiếu nại sau kết luận thanh tra. Qua thanh tra đã phát hiện những sai phạm, tồn tại, hạn chế và bất cấp về cơ chế, chính sách; kịp thời kiến nghị xử lý về kinh tế, hành chính đối với tổ chức, cá nhân có vi phạm và hồn thiện cơ chế, chính sách trên một số lĩnh vực, từ đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động QLNN.

Công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra được thực hiện thường xuyên, kịp thời, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của đối tượng thanh tra trong thực hiện các kết luận thanh tra.

Từ năm 2017 đến năm 2021, tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi diễn biến phức tạp. Nhưng với sự quyết tâm, nổ lực, Thanh tra thành phố đã tham mưu UBND, Chủ tịch UBND thành phố kịp thời chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường giải quyết và tham mưu giải quyết kịp thời, đúng quy định, tăng cường công tác đối thoại, gặp gỡ trực tiếp với người dân...; đồng thời, tham mưu cho Chủ tịch UBND thành phố xem xét, giải quyết kịp thời, đúng quy định các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. Nhờ vậy, tỷ lệ khiếu nại, tố cáo được giải quyết ngày càng nâng lên, từ năm 2017 đến năm 2021 đều đạt trên 90%, chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo ngày càng tốt hơn; công tác theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các quyết định, kết luận giải quyết

khiếu nại, tố cáo có hiệu lực đã được quan tâm thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực; qua đó, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn được củng cố, tăng cường.

Cơng tác PCTN đạt được nhiều kết quả tích cực, Chủ tịch UBND thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đã chủ động ban hành chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cơng tác PCTN; Thanh tra thành phố đã chủ động phối hợp tham mưu Chủ tịch UBND thành phố tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện thường xuyên, đồng bộ các biện pháp phòng ngừa tham nhũng như: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về PCTN; công khai minh bạch trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị; minh bạch tài sản, thu nhập; cải cách hành chính; kiện tồn, sắp xếp tổ chức, bộ máy của cơ quan, đơn vị; tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao... Công tác thanh tra, kiểm tra về PCTN được quan tâm thực hiện; đã chú trọng thanh tra những lĩnh vực trọng tâm, nhạy cảm dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng các địa phương, đơn vị trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN; qua đó, đã kịp thời kiến nghị xử lý các tổ chức, cá nhân có sai phạm và chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý các vụ việc có dấu hiệu tội phạm liên quan đến tham nhũng, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức trong việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về PCTN.

Bên cạnh đó, việc thực hiện hợp nhất 02 cơ quan đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức thực hiện các nội dung lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy, UBND thành phố và Chủ tịch UBND thành phố, hạn

chế các khâu trung gian. Trong thực hiện nhiệm vụ đã có sự thống nhất về nội dung, chương trình, kế hoạch, đối tượng kiểm tra, giám sát, thanh tra, khắc phục được hạn chế trong việc trùng lắp đối tượng, nội dung thanh tra, kiểm tra, bước đầu phát huy được vai trò, nâng cao hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ; đã tận dụng được thế mạnh của mỗi cơ quan, năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra, kiểm tra trong thực hiện nhiệm vụ; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các kết luận thanh tra được kịp thời, nghiêm minh và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra từ thực tiễn ở thành phố quảng ngãi (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)