7. Kết cầu của luận văn
2.4. Đánh giá chung thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về tổ chức
2.4.3. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm
2.4.3.1. Nguyên nhân của hạn chế
Nguyên nhân khách quan:
Một là, Luật Thanh tra 2010 và các văn băn hướng dẫn thi hành qua
hơn 10 năm thực hiện đã bộ lộ nhiều hạn chế, bất cập; thiếu các quy định đảm bảo tính độc lập, chủ động trong tổ chức và hoạt động thanh tra, nhất là hoạt động tác nghiệp của đoàn thanh tra, thanh tra viên; thiếu các chế tài mang tính cưỡng chế, bắt buộc đối tượng thanh tra, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các yêu cầu, kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; một số quy định còn chung chung, chưa được hướng dẫn thực hiện. Một số quy định qua thực tiễn áp dụng khơng cịn phù hợp, như: Thời hạn thực hiện các cuộc thanh tra, thời gian báo cáo và xây dựng dự thảo kết luận thanh tra; về thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động đoàn thanh tra, việc trưng cầu giám định, thẩm định kết luận thanh tra...
Hai là, các cơ chế, chính sách pháp luật từng bước được hoàn thiện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập; một số quy định pháp luật thiếu rõ ràng, cụ thể hoặc có sự chồng chéo mâu thuẫn hoặc thường xuyên thay đổi, nhất là các quy định về đất đai, khiếu nại, tố cáo...; trong khi đặc thù của Ngành Thanh tra liên quan đến nhiều lĩnh vực nên bị điều chỉnh bởi nhiều hành lang pháp luật khác nhau.
Ba là, tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Quảng
Ngãi diễn biến phức tạp; tăng về số lượng và tính chất ngày càng phức tạp, phát sinh một số vụ việc khiếu kiện đơng người; trong khi đó, hiệu quả cơng tác hòa giải và giải quyết khiếu kiện ở cơ sở còn hạn chế, dẫn đến khiếu kiện, khiếu nại vượt cấp. Nhận thức pháp luật, nhất là pháp luật về khiếu nại, tố cáo của một bộ phận người dân còn hạn chế, thiếu ý thức tuân thủ pháp luật.
Bốn là, số lượng biên chế được giao của Thanh tra cấp huyện nói chung
và Thanh tra thành phố nói riêng cịn ít, thường xun biến động, thiếu tính ổn định, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiểu quả hoạt động thanh tra.
Năm là, việc hợp nhất các cơ quan Đảng và cơ quan nhà nước có chức
năng tương đồng, trong đó có cơ quan ủy ban kiểm tra và thanh tra cấp tỉnh, cấp huyện chỉ là mơ hình thí điểm, thiếu những văn bản chỉ đạo, định hướng của cấp trên; công tác phối hợp giữa cơ quan Đảng và cơ quan nhà nước cấp trên trong chỉ chỉ đạo, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của cơ quan hợp nhất cịn lúng túng, khơng hiệu quả.
Nguyên nhân chủ quan:
Một là, cấp ủy, người đứng đầu chính quyền thành phố Quảng Ngãi có
nơi, có lúc chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng hoạt động thanh tra; chưa quan tâm đúng mức đến công tác xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức Thanh tra thành phố đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Hai là, người đứng đầu cơ quan Thanh tra thành phố chưa thực hiện tốt
trách nhiệm, quyền hạn được giao; có nơi, có lúc cịn trơng chờ, ỷ lại vào sự chỉ đạo, định hướng của Chủ tịch UBND thành phố.
Ba là, một số cán bộ, công chức Thanh tra thành phố tuy có trình độ
chun mơn nhưng hạn chế về nghiệp vụ thanh tra, thiếu kinh nghiệm, bản lĩnh trong thực hiện nhiệm vụ; còn nể nang, né tránh, ngại va chạm trong hoạt động thanh tra, nhất là khi đối tượng thanh tra là người có chức vụ, địa vị.
Bốn là, thủ trưởng một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa quan tâm
đúng mức đến công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; cịn tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơng dân. Trình độ năng lực của một số cán bộ thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn hạn chế, chưa thực sự nắm
vững các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định pháp luật có liên quan.
Năm là, cơng tác phối hợp giữa Thanh tra thành phố với các cơ quan có
liên quan trong thực hiện công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN có lúc cịn bị động, thiếu chặt chẽ và chưa phát huy được hiệu quả.
2.4.3.2. Kinh nghiệm đúc kết
Một là, hoạt động thanh tra gắn liền với hoạt động QLNN nên chịu sự
tác động bởi nhiều hành lang pháp luật khác nhau. Do đó, để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động thanh tra cần xây dựng một hệ thống pháp luật động bộ, đầy đủ, cụ thể và thống nhất; trong đó, có pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra.
Hai là, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện của cấp ủy,
người đứng đầu cấp ủy và chính quyền địa phương là nhân tố cơ bản đảm bảo cho hoạt động thanh đạt chất lượng, hiệu quả.
Ba là, cần phải tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ làm công thanh tra
có năng lực chun mơn sâu rộng, bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt và ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao.
Bốn là, cần quan tâm thực hiện tốt công tác tuyền truyền, phố biến,
giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là pháp luật trong các lĩnh vực quan trọng, liên quan thiết thực đến phần lớn người dân, nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật.
Năm là, xây dựng và thực hiện tốt các quy chế phối hợp giữa cơ quan
thanh tra và các cơ quan có liên quan trong thực hiện cơng tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác PCTN.
Tiểu kết Chương 2
Nội dung Chương 2, đã tập trung làm rõ thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Thanh tra cấp huyện tại thành phố Quảng Ngãi; đánh giá những kết quả đạt được, những bất cập, hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân trong thực hiện pháp luật về tổ chức và hoạt động Thanh tra cấp huyện cũng như trong việc thực hiện mơ hình thí điểm hợp nhất Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra và Thanh tra thành phố Quảng Ngãi.
Cơng tác xây dựng, kiến tồn tổ chức bộ máy Thanh tra thành phố, nhất là sau khi thực hiện việc hợp nhất Cơ quan ủy ban kiểm tra và Thanh tra thành phố đã được Ban Thường vụ Thành ủy và UBND thành phố quan tâm thực hiện, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra của Thanh tra thành phố. Tuy nhiên, việc thực hiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Thanh tra cấp huyện trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi cũng còn nhiều hạn chế, bất cập; số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ Thanh tra thành phố chưa đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra; việc thực hiện mơ hình thí điểm hợp nhất Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra với Thanh thành phố Quảng Ngãi cịn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao do thiếu các cơ chế, chính sách điều chỉnh. Do vậy, hồn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra, trong đó có Thanh tra cấp huyện là địi hỏi tất yếu khách quan.
Chương 3:
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC