7. Kết cầu của luận văn
3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động Thanhtra
3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động Thanh tra cấp huyện cấp huyện
3.1.1. Dựa trên quan điểm của Đảng về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với hệ thống chính trị nói chung, và Nhà nước nói riêng đã được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận và khẳng định. Trong đó, Đảng lãnh đạo bằng Cương lĩnh chính trị, chiến lược, chính sách, chủ trương, bằng cơng tác tổ chức, cán bộ; và Nhà nước có trách nhiệm thể chế hóa Cương lĩnh chính trị, chiến lược, chính sách, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật để triển khai thực hiện. Do đó, việc xây dựng và hồn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về tổ chức và hoạt động Thanh tra cấp huyện nói riêng khơng thể tách rời khỏi sự lãnh đạo của Đảng.
Trong thời gian qua, Đảng ta đã luôn quan tâm và đề ra nhiều chủ trương, định hướng về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó có cơng tác thanh tra. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược
xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí, Kết luận Hội nghị
Trung ương 5 (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
phịng, chống tham nhũng, lãng phí, đã chỉ rõ cần hoàn thiện pháp luật về tổ
chịu sự thanh tra, kiểm tra của Chính phủ; tăng cường tính độc lập và chịu trách nhiệm của các cơ quan thanh tra; đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan thanh tra theo hướng cơ quan theo cấp hành chính chuyển mạnh sang thực hiện chức năng giám sát, đánh giá hành chính và tăng cường thanh tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ công vụ, thực hiện pháp luật về PCTN, cơ quan theo ngành, lĩnh vực tập trung vào thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; tăng cường hiệu lực thi hành các kết luận của các cơ quan thanh tra,...
Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả cũng yêu cầu Chính phủ, các
bộ, ngành tiếp tục thực hiện đổi mới, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tập trung vào quản lý vĩ mô, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, luật pháp, cơ chế, chính sách; nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành và hiệu quả tổ chức thực hiện; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành. Đặc biệt Nghị quyết yêu cầu “Rà sốt, sửa đổi, bổ sung, hồn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, phạm vi hoạt động, mối quan hệ cơng tác của Kiểm tốn Nhà nước và các cơ quan kiểm tra, thanh tra các cấp để không chồng chéo khi thực hiện nhiệm vụ” [1].
Như vậy, xuất phát từ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và từ những quan điểm, định hướng của Đảng về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó có cơng tác thanh tra nêu trên, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Thanh tra cấp huyện phải dựa trên cơ sở thể chế hóa các quan điểm, định hướng đó của Đảng.
3.1.2. Dựa trên quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta khẳng định: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức” [14, tr.85]. Thể chế hóa quan điểm của Đảng, Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức” (Điều 2); “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân” (Điều 3) và “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật” (Điều 8). [38].
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định "Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước" [18, tr.332].
Như vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng và bằng việc đảm bảo về mặt Hiến định, Nhà nước ta đang tiến hành tạo dựng những nền tảng cần thiết để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa khơng tách rời với q trình phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngoài các đặc điểm là Nhà nước luôn luôn xác định mục tiêu cao nhất của mình là vì con người, là
Nhà nước mà mọi quyền lực thuộc về Nhân dân, cịn có đặc điểm quan trọng, đó là Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và thể hiện địa vị tối cao của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống xã hội, pháp luật thể hiện ý chí của tồn thể Nhân dân. QLNN bằng pháp luật là yêu cầu khách quan của một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, là phương pháp cơ bản nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải bảo đảm, bảo vệ quyền con người, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, khắc phục được sự tùy tiện, lạm quyền của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước. Muốn như vậy cần "tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình; kiểm sốt quyền lực gắn với siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu,..." [18, tr.332]; và để làm được điều đó, thì vai trò của hoạt động thanh tra là một phương thức có ý nghĩa quyết định.
Để thực hiện tốt vai trò này, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan Thanh tra nhà nước cần phải dựa trên quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, đảm bảo chức năng của cơ quan Thanh tra nhà nước là đấu tranh chống các vi phạm pháp luật để bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức, nhằm ổn định, duy trì sự cơng bằng trong xã hội.
3.1.3. Dựa trên quan điểm, mục tiêu phát triển ngành Thanh tra được xác định trong Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành vào ngày 08/12/2015 (Quyết định
Quán triệt quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về công tác thanh tra, kiểm tra; thể chế hóa kịp thời tinh thần của Hiến pháp và các đạo luật quan trọng về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước có liên quan đến công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với ngành Thanh tra. Xây dựng cơ quan thanh tra nhà nước có thực quyền, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả dựa trên nguyên tắc khách quan, công bằng và từng bước được đổi mới phù hợp với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hội nhập hiện nay. Phát triển ngành Thanh tra với lộ trình cụ thể, từng bước vững chắc, phù hợp với quá trình đổi mới hệ thống chính trị, cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, phòng, chống tham nhũng và hội nhập quốc tế [44].
Mục tiêu chung phát triển ngành Thanh tra là:
Xác lập địa vị pháp lý của các cơ quan thanh tra phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phịng, chống tham nhũng; tăng cường tính tập trung, thống nhất, chủ động và tự chịu trách nhiệm trong tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra; xây dựng ngành Thanh tra, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thanh tra chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế [44].
Với quan điểm và mục tiêu phát triển ngành Thanh tra được ghi nhận trong Chiến lược là cơ sở pháp lý quan trọng để hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra, trong đó có Thanh tra cấp huyện.
3.1.4. Đặt trong tổng thể quá trình cải cách hành chính và hiện đại hóa nền hành chính
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030 đã xác định rõ mục tiêu: "Tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, trên cơ sở những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh tồn diện, đồng bộ cơng cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân trong giai đoạn 2021 - 2030." [11].
Để đạt được mục tiêu này, trước hết pháp luật trong từng lĩnh vực phải được xây dựng và hoàn thiện, nhất là pháp luật về tổ chức, cán bộ và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, để tạo nên một tổng thể hệ thống pháp luật đáp ứng u cầu cải cách hành chính, góp phần tăng cường hiệu lực của bộ máy QLNN. Pháp luật về thanh tra khơng nằm ngồi hệ thống pháp luật nói chung. Vì vậy, việc hồn thiện pháp luật về thanh tra cũng là đòi hỏi khách quan của cải cách hành chính, góp phần xây dựng một nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
3.1.5. Đáp ứng nhu cầu mở cửa, hội nhập quốc tế
Trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, Đảng ta xác định: "Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh..."; "Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" [18] và "Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đã phương hóa, đa dạng hóa; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế tồn diện, sâu rộng, có hiệu quả" [18].
Quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường cũng như hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, làm phát sinh nhiều quan hệ xã hội mới, nhất là các quan hệ có yếu tố
nước ngồi; nhiều cơ chế, chính sách cần phải được sửa đổi, bổ sung kịp thời cho phù hợp với thực tiễn và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên... đòi hỏi phải có đổi mới về tổ chức và hoạt động của các cơ quan QLNN nói chung và cơ quan thanh tra nói riêng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động nhằm theo kịp và phù hợp với sự phát triển và hội nhập quốc tế.
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra cấp huyện
“Pháp luật không bao giờ đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội do các
quan hệ xã hội rất nhiều, đa dạng và phong phú; các quan hệ xã hội luôn luôn vận động, thay đổi và phát triển làm cho các quy định pháp luật có thể bị lạc hậu và khơng cịn phù hợp, nên khơng đáp ứng được sự phát triển của xã hội” [21, tr.105]. Vì vậy, hồn thiện pháp luật là nhu cầu tất yếu khách quan
của xã hội. Liên quan đến tổ chức và hoạt động thanh tra, Nhà nước ta đã ban hành luật và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, nhưng vẫn cịn khơng ít bất cập, không phù hợp với thực tiễn, nên cần phải tiếp tục hoàn thiện.
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về thanh tra
Trong Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ đã nhận định:
Trải qua 70 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Thanh tra Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước.... Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra nhìn chung vẫn chưa theo kịp những yêu cầu ngày càng cao của quản lý nhà nước, chưa đáp ứng hết những đòi hỏi của Đảng, Nhà nước và kỳ vọng của nhân dân. Hiệu lực, hiệu quả công tác của ngành trên các lĩnh vực thanh tra, tiếp cơng dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phịng, chống tham còn hạn chế. [44].
Do vậy, việc hoàn thiện pháp luật Thanh tra, trong đó có pháp luật về tổ chức và hoạt động của Thanh tra cấp huyện, đảm bảo phù hợp với tình hình mới, có sự tương thích với những văn bản pháp luật có liên quan là một địi hỏi cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Thực hiện Nghị quyết số 106/2020/QH14 ngày 10/6/2020 của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, Quyết định số 999/QĐ- TTg ngày 11/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phân cơng cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật, pháp lệnh năm 2020, các dự án luật thuộc chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành xây dựng dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi). Trong dự thảo Luật Thanh tra (dự thảo lần thứ 2), có nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung liên quan đến tổ chức và hoạt động của Thanh tra cấp huyện, như: Việc phân định hoạt động thanh tra và kiểm tra; về tổ chức và chức năng của cơ quan Thanh tra cấp huyện; về điều kiện thành lập Thanh tra cấp huyện; về tiêu chuẩn của thanh tra viên và tiêu chuẩn bổ nhiệm ngạch thanh tra. Trong hoạt động thanh tra, dự thảo Luật Thanh tra đã quy định việc ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra; nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đồn và thành viên đồn thanh tra; luật hóa quy trình thực hiện một cuộc thanh tra; đồng thời, bổ sung một số nội dung về thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra; về thẩm định kết luận thanh tra; về trưng cầu giám định; về thực hiện kết luận thanh tra... Nội dung dự thảo Luật Thanh tra cơ bản khắc phục được những hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật Thanh tra hiện hành.
Tuy nhiên, qua thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về tổ chức và hoạt động Thanh tra cấp huyện tại thành phố Quảng Ngãi và qua nghiên cứu quy định pháp luật Thanh tra hiện hành và dự thảo Luật thanh tra (dự thảo lần 2), tác giả nhận thấy một số hạn chế, bất cập trong pháp luật hiện