2.2.1 .Về nguồn tuyển đội ngũ giảng viên
2.2.2. Về số lượng và cơ cấu củađội ngũ giảng viên
- Về số lượng đội ngũ giảng viên
Nguồn: Học viện ANND, 2019.
Năm Số lượng hao hụt Số lượng bổ sung Tổng số giảng viên
2015 18 47 398
2016 36 20 427
2017 31 5 411
2018 36 3 385
2019 37 8 352
Bảng 2.1. Bảng thống kê số lượng đội ngũ giảng viên của Học viện ANND giai đoạn 2015-2019
Bảng 2.1 cho thấy trong giai đoạn 2015-2019, duy nhất năm 2015, số lượng giảng viên của Học viện được bổ sung nhiều hơn số lượng hao hụt, các năm còn lại số lượng giảng viên của Học viện có xu hướng chung là giảm do nguồn tuyển bị hạn chế theo chủ trương tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế của Bộ Cơng an.Như vậy, tính đến tháng 12/2019 thì tổng số giảng viên của Học viện là 323. Tuy nhiên, căn cứ Quyết định số 3012/QĐ-X11 ngày
12/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt Đề án thành phần số 2 – Phát triển Học viện ANND thành cơ sở trọng điểm của ngành Công an vào năm 2015 và trọng điểm của quốc gia vào năm 2020, thì số lượng giảng viên của Học viện tính đến tháng 12/2019 cịn khá hạn chế so với mục tiêu đặt ra.
- Về cơ cấu (độ tuổi, giới tính) của đội ngũ giảng viên
Nguồn: Học viện ANND, 2019.
Độ tuổi Dưới 31 Từ 31-45 Từ 46 -55 Trên 55
Giới tính Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
Số lượng (người) 66 7 152 76 11 8 3 0 73 228 19 3 Tỷ lệ (%) 20,43 2,17 47,06 23,53 3,41 2,48 0,93 0 22,6 70,59 5,88 0,93
Bảng 2.2. Bảng thống kê theo độ tuổi, giới tính đội ngũ giảng viên của Học viện ANND năm 2019
Bảng 2.2 cho thấy cơ cấu độ tuổi của đội ngũ giảng viên Học viện đang có xu hướng “trẻ hóa”. Cụ thể, đội ngũ giảng viên có độ tuổi từ 31-45 chiếm tỷ lệ vượt trội (70,59%), tiếp đến là số giảng viên dưới 31 tuổi (22,6%),trong khi số lượng giảng viên trên 46 tuổi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (6,81%). Qua đó cho thấy, cơ cấu độ tuổi đội ngũ giảng viên của Học viện chủ yếu tập trung ở độ tuổi31-45,đội ngũ giảng viên trong độ tuổi này về cơ bản đã được bổ nhiệm chức danh giảng viên hoặc giảng viên chính,đã có kinh nghiệm giảng dạy, năng động, nhiệt huyết phấn đấu, học hỏi nâng cao trình độ và có khả năng thích ứng cao với sự thay đổi không ngừng của công tác đào tạo, nghiên cứu
khoa học trong giai đoạn mới. Vì vậy, có thể xem đây là một lợi thế, là giai đoạn tốt nhất và là cơ hội để Học viện phát triển bứt phá, vừa đảm bảo chất lượng giảng dạy vừa theo kịp với những biến đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ, nhất là trong giai đoạn bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay.
Bên cạnh đó, Học viện đang thiếu hụt đội ngũ giảng viên có thâm niêm lâu năm, bề dày kinh nghiệm cơng tác giảng dạy, nghiên cứu để giữ vai trị dẫn dắt, truyền lửa cho các giảng viên trẻ cũng là một vấn đề đặt ra đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện. Từ những đặc điểm trên đã đặt ra những yêu cầu cụ thể đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện như: nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên sẽ rất cao; nội dung đào tạo, bồi dưỡng trước tiên cần tập trung vào việc hoàn thiện các tiêu chuẩn, chức danh giảng dạy theo quy định…