Cơ sở pháp lý liên quan đến công tácđào tạo,bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên tại học viện an ninh nhân dân (Trang 59 - 61)

2.2.1 .Về nguồn tuyển đội ngũ giảng viên

2.3. Thực trạng công tácđào tạo,bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học

2.3.1. Cơ sở pháp lý liên quan đến công tácđào tạo,bồi dưỡng

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện được thực hiện trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của Bộ Cơng an. Nhìn chung, trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực giáo dục, về công tác đào tạo bồi dưỡng, về đội ngũ giảng viên… do các cơ quan có thẩm quyền ban hành như Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Cơng an… thì cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện ANND trong thời gian qua chịu tác động trực tiếp, căn bản từ một số văn bản pháp lýcó tính chất quan trọng, chiến lược sau:

- Ngày 22/7/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1229/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án quy hoạch tổng thể, nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng trong CAND đến năm 2020 (gọi tắt là Đề án 1229); Đề án 1229 đã xác định "xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng

viên các trường CAND là yếu tố quyết định để thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong CAND; xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng theo tiêu chuẩn chức danh quy định cho từng bậc học, có cơ cấu đồng bộ về trình độ và ngành nghề, độ tuổi".Có thể

khẳng định rằng, đây là cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của công tác đào tạo, bồi dưỡng trong CAND nói chung và đào tạo đội ngũ giảng viên CAND nói riêng.

- Để triển khai thực hiện Đề án 1229 của Thủ tướng Chính phủ, trong giai đoạn 2012-2013, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định phê duyệt các đề án thành phần bao gồm: Đề án thành phần số 2 về "Phát triển Học viện ANND thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của ngành Công an",Đề án thành phần số 4 về "Đổi mới ngành nghề, phương thức tổ chức đào tạo và nội dung chương trình đào tạo trong các trường CAND", Đề án thành phần số 5 về "Phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường CAND", Đề án thành phần số 6 về "Đầu tư, phát triển hệ thống các trường". Các đề án này được ban hành đã giúp xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và cụ thể đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện ANND; đồng thời củng cố và tăng cường các nguồn lực để Học viện có thể triển khai các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng được đồng bộ, hiệu quả.

- Bên cạnh đó, trên cơ sở Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học;ngày 28/10/2014, Đảng ủy Công an Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/ĐUCA và Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Chỉ thị số 13/CT-BCA về đổi mới căn

bản, tồn diện giáo dục, đào tạo trong CAND, trong đó đã đưa ra những định hướng hết sức căn bản, cần thiết cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên CAND. Điều này thể hiện sự quan tâm, quyết tâm chính trị rất cao của lãnh đạo Bộ Công an đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên CAND nói chung và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Học viện ANND nói riêng.

Trên đây là những văn bản pháp lý có tính chất cốt lõi, nền tảng, tác động trực tiếp đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Học viện ANND trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên tại học viện an ninh nhân dân (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)