Xác định nhu cầu và mục tiêu đào tạo,bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên tại học viện an ninh nhân dân (Trang 61 - 69)

2.2.1 .Về nguồn tuyển đội ngũ giảng viên

2.3. Thực trạng công tácđào tạo,bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học

2.3.2. Xác định nhu cầu và mục tiêu đào tạo,bồi dưỡng

Học viện luôn xác định xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên là vấn đề đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển Học viện. Chất lượng đội ngũ giảng viên là yếu tố then chốt, quan trọng và quyết định chất lượng công tác giáo dục đào tạo và công tác nghiên cứu khoa học của Học viện. Vì vậy, việc xây dựng đội ngũ giảng viên vững mạnh toàn diện, đảm bảo đủ cơ cấu, số lượng, có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cao, năng lực sư phạm, năng lực nghiên cứu khoa học… là vấn đề then chốt, yếu tố quyết định đến việc thực hiện thành cơng nhiệm vụ chính trị cơ bản và lâu dài của một trường đại học nói chung, Học viện ANND nói riêng.

Đặc biệt, ngày 29/6/2015, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định số 3969/QĐ-BCA-X11 công nhận Học viện ANND là cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của ngành Cơng an. Trên cơ sở đó, trong giai đoạn từ năm 2015 đến hết năm 2019, mục tiêu xuyên suốt của Học viện ANND là phấn đấu trở thành cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn Quốc gia theo quy định tại Thông tư 24/2015/TT-BGDĐT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện tập trung vào việc hoàn thiện các tiêu chí về đội ngũ giảng viên của một cơ sở

giáo dục đại học đạt chuẩn Quốc gia như:

- Đội ngũ giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng phải đáp ứng các tiêu chuẩn của từng vị trí cơng tác theo quy định của các văn bản pháp luật có liên quan;

- Tỉ lệ sinh viên/ giảng viên cơ hữu xác định theo ngành đào tạo không quá 20 sinh viên/ 01 giảng viên;

- Giảng viên cơ hữu và nghiên cứu viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ chiếm ít nhất 40% tổng số giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu của Học viện;

- Tỷ lệ giảng viên, nghiên cứu viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư trong tổng số giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ chiếm ít nhất 30%...

Bên cạnh đó, giảng viên của Học viện ANND vừa là một giảng viên đại học, vừa là sĩ quan CAND và cần đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn về chức vụ, chức danh nghiệp vụ theo quy định của Bộ Cơng an. Vì vậy, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện cũng cần tập trung vào việc giúp cho đội ngũ giảng viên hoàn thiện các tiêu chuẩn về chức vụ, chức danh nghiệp vụ theo quy định của Bộ Cơng an.

Nhìn chung, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện khá đa dạng và có sự đan xem lẫn nhau. Vì vậy, việc phân loại nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cũng mang tính chất tương đối như sau:

- Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về nghiệp vụ, chức danh, chức vụ đã được quy định như: tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ Cơng an đối với số giảng viên được tuyển dụng vào ngành Cơng an; tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị, trình độ học vấn đối với số giảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy…

đáp ứng được những yêu cầu công tác trong tương lai của Học viện như: bồi dưỡng các kỹ năng, phương pháp giảng dạy hiện đại lấy người học làm trung tâm, tận dụng các tiến bộ về khoa học công nghệ; kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế…

- Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhằm giúp cho đội ngũ giảng viên tổ chức thực hiện công việc tốt hơn, hiệu quả hơn như: cử giảng viên Học viện đi luân chuyển, đi thực tế tại Công an các đơn vị, địa phương theo thời gian quy định để tích lũy kinh nghiệm, thực tiễn nghiệp vụ nhằm phục vụ công tác giảng dạy; cử giảng viên tham gia Hội thi giảng viên dạy giỏi các cấp để nâng cao năng lực, hoàn thiện kỹ năng, phương pháp giảng dạy…

Trên cơ sở các nhu cầu, mục tiêu chiến lược, dài hạn về phát triển đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng; hàng năm, Phịng Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Học viện tiến hành rà soát, đánh giá lại thực trạng đội ngũ cán bộ, đội ngũ giảng viên so với mục tiêu phát triển đã đề ra để tham mưu cho Ban Giám đốc Học việnxây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng của Học viện trong năm tới, trong đó xác định cụ thể đối tượng, số lượngcán bộ cần cử đi đào tạo, bồi dưỡng của từng đơn vị; các loại hình cử đi đào tạo, bồi dưỡng … Qua đó, giúp cụ thể hóa nhu cầu, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng thành những con số cụ thể, có thời gian, lộ trình thực hiện rõ ràng, khoa học.

Bên cạnh đó, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên của Học viện cũng chịu sự chi phối rất lớn từ các Đề án liên quan của Chính phủ, của Bộ Cơng an, trong đó đặc biệt là Đề án thành phần số 5 của Đề án 1229 về "Phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường

CAND". Theo đó, hàng năm, Học viện tiến hành rà sốt, đăng ký nhu cầu đào

tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên theo hướng dẫn, yêu cầu của Ban Quản lý Đề án.

2.3.3. Xây dựng kế hoạchđào tạo, bồi dưỡng

Việc xây dựng các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ giảng viên của Học viện nói riêng thời gian qua được thực hiệntheo quy trình, bài bản và bám sát vào nhu cầu, mục tiêu xuyên suốt của Học viện về phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn công tác giáo dục, đào tạo và hướng tới đáp ứng được các tiêu chuẩn của cơ sở giáo dục đại học chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, Phịng Tổ chức cán bộ là đơn vị có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị ở trong và ngồi Học viện rà sốt lại thực trạng đội ngũ cán bộ, giảng viên so với mục tiêu đã đề ra để tham mưu cho Ban Giám đốc Học viện ban hành các kế hoạch, chương trình có tính chất chiến lược, dài hạn cũng như các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm, đột xuất. Điển hình như:

Quán triệt nghị quyết của Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an, qua từng thời kỳ cụ thể, Ban Giám đốc Học viện đã chỉ đạo xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục cho từng năm học. Điển hình, Đảng ủy Học viện đã ban hành Nghị quyết số 104-NQ/ĐU ngày 31/5/2011 về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên giai đoạn 2011-2015; xây dựng Kế hoạch số 4109/KH-T31 ngày 27/9/2011 của Giám đốc Học viện ANND về“Đào tạo tiến sĩ trẻ Học viện ANND giai đoạn 2011-2020” trong đó chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ tiến sĩ trẻ (dưới 35 tuổi), coi đây là khâu đột phá trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên đáp ứng yêu cầu xây dựng Học viện trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của ngành Công an và của quốc gia.

Ngày 15/11/2012, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định số 5620/QĐ-BCA-X11 phê duyệt Đề án thành phần số 5/1229 về “phát triển và

khai có hiệu quả nội dung Đề án, Học viện đã ban hành Kế hoạch số 4940/T31-TCCB ngày 25/11/2013 về “phát triển và nâng cao chất lượng đội

ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục Học viện ANND đến năm 2020”

nhằm chủ động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tiến tới xây dựng Học viện trở thành cơ sở giáo dục đại học chuẩn quốc gia theo Chương trình số 2142/CTr-T31-TCCB ngày 20/5/2016 của Giám đốc Học viện về "Phát triển Học viện ANND thành cơ sở giáo dục đại học chuẩn quốc gia”.

Bên cạnh đó, trên cơ sở bám sát yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công an trong thời kỳ hội nhập và những tác động của cuộc cách mạng 4.0, bám sát Đề án của Thủ tướng Chính phủ về Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020 và giai đoạn 2017 - 2025, gần đây nhất là Đề án “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019 – 2030", Học viện ANND

đã ban hành các Kế hoạch số 6227/KH-T31-TCCB ngày 26/12/2014 và Kế hoạch số 1708/KH-T31-TCCB ngày 11/4/2017 về việc triển khai thực hiện Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 tại Học viện ANND giai đoạn 2014-2020 và giai đoạn 2017-2025; Kế hoạch số 6072/KH-T01-TCCB thực hiện Đề án

“Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019 - 2030” trong Học viện ANND nhằm tăng cường đào

tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, giảng viên đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định.

Ngoài những kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng có tính chất dài hạn, chiến lược. Hàng năm, căn cứ vào quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đã được phê duyệt và nguồn lực hiện có, Học viện đã chủ động xây dựng các kế hoạch, chương trình, khóa đào tạo, bồi dưỡng cụ thể để triển khai quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đã được phê duyệt, qua đócụ thể hóa và từng bước hồn thành các mục tiêu xuyên suốt về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của

Học viện.

2.3.4. Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

Trong những năm qua, Học viện đã tập trung xây dựng, hồn thiện và chuẩn hóa các quy định, quy trình liên quan đến cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên của Học viện.Trong đó, đặc biệt là quy trình cử cán bộ, giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng đã được Học viện xây dựng cụ thể, khoa học và định kỳ được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với các quy định hiện hành của Bộ Cơng an và tình hình thực tiễn công tác.Điều này đã giúp cho quá trình triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện thống nhất, bài bản và hiệu quả.

Nhìn chung, quá trình triển khai các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của Học viện được thực hiện theo các bước cơ bản như xác định mục tiêu, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng nội dung, phân bổ thời gian cho từng nội dung đào tạo, bồi dưỡng; lựa chọn giảng viên; xác định thời gian, địa điểm đào tạo; tổ chức quản lý lớp; đánh giá kết quả đào tạo... Tuy nhiên, căn cứ vào mục đích, tính chất của các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cần triển khai, Học viện sẽ lựa chọn phương pháp và cách thức tổ chức thực hiện cho phù hợp. Cụ thể:

- Đối với các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo giai đoạn; các dự án, đề án có tính chất chiến lược, dài hạn thì Học viện sẽxây dựng lộ trình triển khai cụ thể cho từng năm và định kỳ sẽ tiến hành sơ kết, tổng kết để kiểm tra tiến độ thực hiện, đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế để kịp thời khắc phục. Bên cạnh đó, nguồn lực để triển khai thực hiện các kế hoạch, dự án, đề án dạng này chủ yếu phụ thuộc và ngân sách do Bộ Công an hoặc Ban Chỉ đạo các dự án, đề án cấp cho Học viện theo từng năm, vì vậy việc triển khai thực hiện của Học viện có lúc cịn bị động, chưa đảm bảo lộ trình đã đặt ra, đặc biệt là khi ngân sách được cấp ít hơn so với dự kiến ban đầu.

- Đối với việc triển khai quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm, Học viện tiến hành triển khai theo quy trình đã được xây dựng. Cụ thể, các cán bộ, giảng viên đã được đưa vào quy hoạch sẽ chủ động bám sát kế hoạch mở lớp, kế hoạch tổ chức khóa đào tạo, bồi dưỡng của cơ sở đào tạo mà cán bộ,giảng viên đã lựa chọn, đăng ký. Căn cứ hồ sơ xin đi đào tạo, bồi dưỡng do cán bộ, giảng viên gửi về, Phòng Tổ chức cán bộ sẽ thẩm định và tham mưu cho Giám đốc Học viện ký quyết định cử cán bộ, giảng viên đi dự thi, dự tuyển. Sau khi có kết quả dự thi, dự tuyển, nếu cán bộ, giảng viên đủ điều kiện tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, Phòng Tổ chức cán bộ sẽ tham mưu cho Giám đốc Học viện ban hành Quyết định cử đi đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện quản lý theo quy định của Học viện, đặc biệt là thực hiện chế độ thông tin, báo cáo tiến độ, kết quả học tập định kỳ.

- Đối vớicác kế hoạch lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng do Học viện trực tiếp tổ chức thì quá trình tổ chức thực hiện được tiến hành bài bản theo các bước từ xác định mục tiêu, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng nội dung, phân bổ thời gian cho từng nội dung đào tạo, bồi dưỡng; lựa chọn giảng viên; xác định thời gian, địa điểm đào tạo; tổ chức quản lý lớp; đánh giá kết quả đào tạo… Tùy theo tính chất của các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng, Học viện sẽ giao cho các đơn vị chức năng chủ trì việc tổ chức thực hiện, trong đó chủ yếu là do Phòng Quản lý đào tạo và bồi dưỡng nâng cao hoặc Phòng Tổ chức cán bộ đảm nhiệm.

- Đối với các khóa, chương trình đào tạo, bồi dưỡngdo các đơn vịngoài Học viện tổ chức, có tính chất đột xuất, không được lên kế hoạch trước thì Học viện sẽ căn cứ vào mục đích, nội dung của các khóa, chương trình đào tạo, bồi dưỡng này và mục tiêu phát triển đội ngũ giảng viên của Học viện để xác định có cử giảng viên tham gia khơng, nếu cử giảng viên tham gia thì sẽ rà sốt, lựa chọn những giảng viên có năng lực, trình độ, chun mơn phù hợp

với nội dung khóa đào tạo, bồi dưỡng. Thực tế thời gian qua cho thấy, các khóa, chương trình đào tạo, bồi dưỡng dạng này khá đa dạng và thường được tổ chức trong thời gian ngắn, mang tính chất là bồi dưỡng ngắn hạn.

- Đối với việc cử giảng viên Học viện tham gia bồi dưỡng kỹ năng hoạt động thực tiễn nghề nghiệp, đặc biệt là cử giảng đi thực tế và luân chuyển tại Công an các đơn vị, địa phương đã được Học viện đẩy mạnh và thực hiện có lộ trình rõ ràng, bài bản.Học viện luôn xác định đây là một chủ trương đúng đắn của Bộ Công an nhằm gắn lý luận với thực tiễn, tạo điều kiện để đội ngũ giảng viên Học viện có cơ hội tiếp xúc, cọ xát với cơng việc thực tế, từ đó tích lũy những kinh nghiệm cho bản thân, phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học sau này.

Cụ thể, căn cứ vào Thông tư 04/2009/TT-BCA(X11) ngày 20/01/2009 và Thông tư 44/2014/TT-BCA ngày 07/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác luân chuyển và thực tế giảng viên các trường CAND, hàng năm Học viện đều xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc cử giảng viên đi luân chuyển, thực tế tại Công an các đơn vị, địa phương. Quá trình tổ chức thực hiện, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện đã chỉ đạo lãnh đạo Phòng Tổ chức cán bộ và các Khoa giảng dạy có giảng viên đi luân chuyển, thực tế định hướng cho giảng viên liên hệ địa bàn, đăng ký thời gian luân chuyển, thực tế phù hợp, vừa đảm bảo thực hiện tốt công tác giảng dạy, nghiên cứu tại Học viện theo quy định, vừa có điều kiện đi học tập, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn. Đồng thời, Học viện đã chủ động liên hệ, đẩy mạnh việc ký kết quy chế phối hợp với nhiều Công an các đơn vị, địa phương như Công an thành phố Hà Nội, Công an thành phố Hải Phịng, Cơng an tỉnh Lạng Sơn… nhằm mở rộng địa bàn luân chuyển, thực tế cho giảng viên Học viện,

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên tại học viện an ninh nhân dân (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)