2.2.1 .Về nguồn tuyển đội ngũ giảng viên
3.2.4. Đổi mới công tácđào tạo,bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học
Học viện để phát triển đội ngũ giảng viên có có học vị tiến sĩ; chức danh giáo sư, phó giáo sư
* Tập trung đào tạo đội ngũ giảng viên đạt trình độ tiến sĩ
Theo Nghị định 99 của Chính phủ, đến năm 2025, Học viện cần phải bổ sung 100 giảng viên có trình độ tiến sĩ, trung bình mỗi năm đến 2025 bổ sung 20 người. Tương ứng đến năm 2030, phải bổ sung 147 tiến sĩ, trung bình mỗi năm phải bổ sung 29 người. Vì vậy, để hồn thành được mục tiêu trên, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện cần nhận được sự quan tâm hơn nữa của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện. Cụ thể:
- Đảng ủy Học viện cần ban hành nghị quyết chuyên đề về phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên nói chung; nghị quyết chuyên đề về đào tạo cán bộ, giảng viên đạt trình độ tiến sĩ nói riêng.
- Trao quyền quản lý và tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo các Khoa giảng dạy, Phòng chức năng liên quan thuộc Học viện trong việc quản lý, giám sát đội ngũ giảng viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nhằm đảm bảo việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ cho đội ngũ giảng viên có tính chiến lược. Đồng thời ban hành
hệ thống văn bản, quy định vừa khuyến khích, tạo điều kiện vừa bắt buộc trong Học viện đối với việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Nhắc nhở và có chế tài đối với số giảng viên được cử đi đào tạo tiến sĩ nhưng không hoàn thành đúng tiến độ.
- Tập trung các giải pháp thúc đẩy tiến độ nghiên cứu sinh đối với giảng viên đang cử đi đào tạo tiến sĩ:
+ Đảng ủy, Ban Giám đốc cần chỉ đạo quyết liệt hơn nữa, yêu cầu cấp ủy, lãnh đạo các đơn vị thuộc Học viện có giảng viên đang được cử đi đào tạo tiến sĩ phải xây dựng lộ trình và có giải pháp cụ thể để đảm bảo tiến độ nghiên cứu, hạn chế việc gia hạn thời gian. Nội dung này cần đưa vào nghị quyết công tác năm học của từng đơn vị, coi đây là nhiệm vụ chính trị được giao của mỗi cá nhân, bên cạnh nhu cầu học tập nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công tác chuyên môn.
+ Định kỳ 6 tháng, giảng viên được cử đi đào tạo tiến sĩ phải báo cáo tiến độ thực hiện luận án; những khó khăn, vướng mắc và đề xuất biện pháp khắc phục để hoàn thiện luận án đúng tiến độ. Qua đó các đơn vị chức năng trong Học viện, đơn vị chủ quản của nghiên cứu sinh nắm tình hình, theo dõi quá trình học tập cũng như thực hiện luận án để phát hiện và xử lý những vấn đề vướng mắc, tháo gỡ kịp thời tạo điều kiện thúc đẩy tiến độ thực hiện luận án của giảng viên.
+ Cấp ủy, lãnh đạo đơn vị cần nâng cao vai trò quản lý, giám sát và tạo điều kiện cho giảng viên của đơn vị mình hồn thành luận án đúng tiến độ; có sự phân cơng hợp lý giữa nhiệm vụ công tác chuyên môn tại đơn vị với yêu cầu từng giai đoạn thực hiện luận án tiến sĩ của giảng viên đang nghiên cứu sinh. Đồng thời tăng cường phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ có liên quan để tạo điều kiện giúp đỡ nghiên cứu sinh thu thập tài liệu phục vụ viết luận án
tiến sĩ.
- Có chế tài khuyến khích, động viên đội ngũ giảng viên đã có trình độ thạc sỹ nhưng chưa đi đào tạo tiến sĩ ở trong nước hoặc nước ngồi; đặc biệt khuyến khích đội ngũ giảng viên này ứng tuyển các chương trình, đề án cử cán bộ đi học tiến sĩ ở nước ngồi của Nhà nước, Bộ Cơng an, cũng như các chương trình học bổng của các trường đại học phù hợp ở nước ngoài. Cụ thể:
+ Đào tạo tiến sĩ nước ngoài
Rà sốt, ưu tiên cử những giảng viên có năng lực và trình độ ngoại ngữ đi đào tạo tại nước ngoài theo các chương trình theo diện học bổng hiệp định của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Bộ Công an. Đối tượng cử đi đào tạo nghiên cứu sinh nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện, yêu cầu của chương trình đào tạo tiến sĩ ở nước ngồi về trình độ ngoại ngữ và chuyên mơn. Tranh thủ nguồn chương trình và kinh phí từ Đề án 89 ngày 18/01/2019 của Chính phủ quy định về nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2020.
Xây dựng được đội ngũ giảng viên “chờ sẵn” học bổng, với phương châm “có học bổng phù hợp là có người đi”, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện cần chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan xây dựng kế hoạch dài hạn cụ thể về:
Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ: Cần ban hành chính sách đào tạo ngoại ngữ rõ ràng và bắt buộc đối với đội ngũ giảng viên trong diện bồi dưỡng nâng cao, coi việc đi học nâng cao trình độ ngoại ngữ vừa là nhu cầu, vừa là nhiệm vụ với mỗi giảng viên trong diện. Huy động đội ngũ giảng viên giảng dạy của Khoa Ngoại ngữ Học viện phối hợp Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học của Học viện, tranh thủ kinh phí từ nhiều nguồn của Nhà nước, của Bộ Công an tổ
chức mở lớp đào tạo lấy chứng chỉ IELTS, TOEFL cho cán bộ, giảng viên. + Đào tạo tiến sĩ trong nước
Xác định đào tạo tiến sĩ tại Học viện là nguồn chủ yếu để đạt mục tiêu tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ.
Cấp ủy, lãnh đạo các đơn vị thuộc Học viện cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác đào tạo giảng viên đạt trình độ tiến sĩ; có chủ trương, định hướng đến giảng viên để tích lũy và chuẩn bị các điều kiện, tiêu chuẩn khi dự tuyển nghiên cứu sinh, đặc biệt chuẩn bị về trình độ ngoại ngữ và số lượng bài báo khoa học theo quy định tuyển sinh…
Hỗ trợ, khuyến khích và động viên cán bộ, giảng viên thuộc quy hoạch đào tạo tiến sĩ hàng năm viết bài báo khoa học đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, đáp ứng điều kiện về bài báo đối với ứng viên dự tuyển nghiên cứu sinh. Tiêu chí đặt ra là mỗi đồng chí thuộc diện quy hoạch đào tạo tiến sĩ phải có ít nhất 01 đến 03 bài báo và ngoại ngữ theo quy định trước thời gian hoàn thiện hồ sơ dự tuyển. Đối với việc đăng bài báo trên tạp chí thuộc danh mục ISI, Scopus, cán bộ, giảng viên Học viện liên hệ với Nhóm hỗ trợ hợp tác quốc tế về NCKH và chuyển giao công nghệ trực thuộc Văn phòng Học viện.
* Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư
- Để xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư đạt mục tiêu đặt ra, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện chỉ đạo cấp ủy, lãnh đạo các đơn vị xây dựng quy hoạch, kế hoạch tập trung đào tạo toàn diện những giảng viên đã có trình độ tiến sĩ dưới 35 tuổi, ưu tiên đầu tư hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư dưới 45 tuổi. Đó là số giảng viên có năng lực chuyên mơn cao, có khả năng nghiên cứu; đủ sức đảm nhiệm những nhiệm vụ khó khăn, yêu cầu cao; có nhiều sáng kiến, cải tiến trong
công tác giảng dạy, quản lý và nghiên cứu; có nhiều cơng bố khoa học và đăng bài tạp chí; phẩm chất đạo đức tốt, an tâm, gắn bó lâu dài với Học viện; xây dựng đội ngũ này trở thành đội ngũ khoa học đầu đàn, chủ chốt tại Học viện và trong lĩnh vực nghiệp vụ an ninh của Bộ Công an.
- Cấp ủy, lãnh đạo các đơn vị cần rà sốt đội ngũ giảng viên có trình độ, năng lực, căn cứ vào các tiêu chí, tiêu chuẩn xét chức danh giáo sư, phó giáo sư để định hướng, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để giảng viên hoàn thiện các tiêu chuẩn đối với chức danh muốn đề nghị xét.
- Mỗi giảng viên đã có học vị tiến sĩ phải xây dựng lộ trình cụ thể, trong đó có kế hoạch cho từng năm học để hoàn thiện các tiêu chuẩn đối với chức danh muốn đề nghị xét. Trong quá trình thực hiện khi gặp khó khăn, vướng mắc phải báo cáo cấp ủy, lãnh đạo đơn vị và cơ quan quản lý hỗ trợ, giải quyết.
- Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện giao cho Phòng Tổ chức cán bộ là đầu mối tập hợp, báo cáo, đề xuất các phương án thực hiện, các nội dung có liên quan đến từng đơn vị trong q trình hỗ trợ cho giảng viên đó hồn thiện. Phịng Tổ chức cán bộ căn cứ kế hoạch của cá nhân, cấp ủy, lãnh đạo đơn vị, báo cáo Đảng ủy, Ban Giám đốc chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan về các nội dung:
+ Lộ trình giao những nhiệm vụ địi hỏi chun mơn cao, các đề tài, chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ trọng điểm về bảo vệ an ninh quốc gia, quản lý nhà nước về an ninh trật tự, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, nghiên cứu tổng kết lý luận nghiệp vụ Công an; giao hướng dẫn học viên sau đại học,… Đây là điều kiện để mỗi giảng viên đã được quy hoạch chức danh giáo sư, phó giáo sư được đào tạo nâng lên một tầm mới, hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh; đồng thời giúp Học viện hoàn thành các chỉ tiêu
khoa học.
+ Tăng cường thúc đẩy hình thành nhiều hơn nữa nhóm nghiên cứu mạnh theo các lĩnh vực, vừa tạo điều kiện xây dựng đội ngũ giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư, đồng thời bồi dưỡng thêm nhiều giảng viên có triển vọng trở thành giảng viên đầu đàn, chủ chốt; vừa tạo điều kiện và khuyến khích nhân lực khoa học của Học viện trao đổi học thuật với các nhà khoa học trong và ngoài ngành ở trong và ngồi nước.
+ Có các quy định, chế tài xử lý đối với những giảng viên khơng hồn thành kế hoạch, nhiệm vụ khoa học được giao. Ngược lại có chính sách nội bộ để khuyến khích, động viên cụ thể, thiết thực với những cá nhân hoàn thành tốt.
3.2.5.Tập trung tìm kiếm, khai thác các chương trình, đề án của Đảng, Nhà nước và Bộ Công an về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.
Có thể nói trong giai đoạn vừa qua, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ giảng viên của Học viện nói riêng phụ thuộc rất lớn vào các đề án thành phần thuộc Đề án 1229 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó đặc biệt là Đề án thành phần số 5 về "Phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường CAND". Tuy nhiên, Đề án 1229 sẽ kết
thúc vào năm 2020, vì vậy để đảm bảo sự liên tục, ổn định và đẩy mạnh hơn nữachất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, Học viện cần chủ động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Bộ Công an và các đơn vị chức năng liên quan để kịp thời xây dựng và ban hành các đề án, chương trình mới thay thế Đề án 1229.Bên cạnh đó, trước xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Học viện cần tranh thủ và đẩy mạnh hơn nữa công tác hợp tác quốc tế vào đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực với các cơ sở giáo dục đào tạo ở
trong và ngoài nước. Cụ thể:
- Tăng cường hợp tác, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo để thu hút các dự án của Nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực. Khai thác, mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là những đối tác truyền thống, những nước có nền khoa học tiên tiến và phù hợp với điều kiện, chuyên môn cần đào tạo. Trong đó mở rộng hợp tác đào tạo tại CHLB Nga theo Nghị định thư số 5 giữa Bộ Công an Việt Nam và Cơ quan An ninh CHLB Nga.
- Học viện tiếp tục duy trì và tích cực mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo với các đối tác đặc biệt là các nước có nền khoa học, giáo dục tiên tiến trên thế giới. Học viện hướng tới những hoạt động hợp tác, trao đổi nghiên cứu học thuật, trao đổi giảng viên và học viên với các cơ sở giáo dục đại học có chuyên ngành đào tạo về nghiên cứu những vấn đề an ninh, tội phạm học, cơng nghệ thơng tin, luật. Điển hình như: Học viện An ninh Liên Bang Nga (FSB), Học viện FBI Hoa Kỳ, Đại học Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc.
- Tiếp tục phát huy vai trị là thành viên chính thức của Hiệp hội các cơ sở đào tạo an ninh, cảnh sát quốc tế INTERPA một tổ chức mang tính quốc tế về giáo dục, đào tạo góp phần mở rộng cơng tác hợp tác quốc tế của Học viện trong thời kỳ hội nhập. Đồng thời thúc đẩy tạo mối liên kết, hợp tác với các tổ chức quốc tế như: lực lượng cảnh sát các nước Đông Nam Á (ASEANPOL), lực lượng cảnh sát Liên Hợp Quốc (UNPOL), Cơ quan Điều tra Liên Bang Hoa Kỳ (FBI), lực lượng Cảnh sát Liên Bang Úc (AFP), trung tâm phòng chống tội phạm xuyên quốc gia Việt – Úc (JTCC). Thông qua các mối quan hệ hợp tác, Học viện phối hợp với đối tác tổ chức các hội thảo trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, các khóa học bồi dưỡng ngắn hạn cho giảng viên, học viên
của Học viện cũng như cán bộ Công an các đơn vị, địa phương.
- Tập trung củng cố, kiện tồn đội ngũ cán bộ làm cơng tác đối ngoại, nghiên cứu đào tại ngành An ninh quốc tế và Quan hệ quốc tế trong hệ thống giáo dục đào tạo CAND để bổ sung và thực sự nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác đối ngoại cũng như cán bộ làm công tác an ninh trong tình hình hiện nay. Cần bố trí cán bộ giỏi về ngoại ngữ, pháp luật quốc tế và nghiệp vụ công tác chuyên trách tại bộ phận đầu mối đối ngoại của Học viện để chủ động trong giao dịch với các đối tác, nâng tầm thực lực, tiềm năng hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của Học viện lên một tầm cao mới.