Tháng 9 năm 2015, Tổng cục Dạy nghề đã tổ chức tập huấn cho các khoa sư phạm dạy nghề trên phạm vi toàn quốc về “Biên soạn giáo án và tổ chức dạy học tích hợp” theo tài liệu mới. So với các tài liệu hướng dẫn về DHTH trước đây, tài liệu tập huấn năm 2015 có một số nội dung đã được thay đổi một cách cơ bản [9].
Do vậy, việc cụ thể hóa những nội dung mới trong tài liệu “Biên soạn giáo
án và tổ chức dạy học tích hợp - 2015” nhằm giúp cho đội ngũ giảng viên, giáo
viên dạy nghề thuận lợi trong quá trình chuẩn bị và tổ chức giảng dạy các bài dạy nghề tích hợp, Hồng Thiếu Sơn - Trường CĐN TNDT Tây Nguyên, biên soạn bài viết “Thiết kế nội dung bài dạy theo mẫu chung giáo án DHTH trong GDNN” (hình 1.5) [35].
25
Năng lực thành tố là những phần hợp thành năng lực, là khả năng thực hiện được các công việc hoặc phần công việc của nghề theo các tiêu chuẩn đặt ra.
Một năng lực thành tố gắn với một tình huống nghề nghiệp và được thực hiện thơng qua một quy trình nhất định, kết quả sẽ tạo ra một sản phẩm cụ thể hoặc một phần sản phẩm.
1.6.2. Xây dựng nội dung bài dạy tích hợp
Căn cứ vào quan điểm, nguyên tắc DHTH và mẫu giáo án tích hợp, các nội dung bài dạy tích hợp được xác định và cấu trúc theo tiến trình DHTH theo trình tự sau:
Hình 1. 5: Thiết kế nội dung bài dạy theo mẫu giáo án tích hợp trong GDNN [35]. Bước 1: Xác định/ phân tích mục tiêu bài dạy
Căn cứ chương trình đào tạo và chủ đề bài dạy để xác định các mục tiêu kiến thức, mục tiêu kỹ năng, mục tiêu thái độ đối với người học.
Những lưu ý khi viết mục tiêu bài dạy:
1) Mục tiêu phải bắt đầu bằng 1 động từ chỉ hành động. Tránh sử dụng các từ chỉ trạng thái, như: “hiểu”, “nắm”, “biết”, “có” khi viết mục tiêu.
2) Mục tiêu phải có tiêu chí để đo (tiêu chí về kỹ thuật, mỹ thuật, sự an tồn, và thời gian thực hiện...)
26
3) Mục tiêu phải phân định rõ mức độ nắm vững kiến thức, kỹ năng, thái độ (dựa vào các mức độ mục tiêu nhận thức, các mức độ mục tiêu kỹ năng, các mức độ mục tiêu thái độ).
Bước 2: Xác định các năng lực thành tố của bài dạy
Dựa vào mục tiêu của bài, chương trình mơ đun và thực tiễn nghề nghiệp để xác định các năng lực thành tố của bài dạy;
Một năng lực thành tố gắn với 01 quy trình thực hiện, kết quả sẽ tạo ra một sản phẩm cụ thể hoặc một phần sản phẩm.
Bước 3: Xác định các kiến thức liên quan của các năng lực thành tố
Chỉ xác định những kiến thức vừa đủ, liên quan đến từng năng lực thành tố (dựa vào chương trình, các giáo trình, tài liệu chuyên ngành);
Mô tả chi tiết các kiến thức liên quan bằng ngơn từ chun ngành, súc tích; chèn hình vẽ, hình ảnh minh hoạ (nếu có).
Bước 4: Xác định trình tự thực hiện các năng lực thành tố
Xác định các bước thực hiện các năng lực thành tố. Danh mục các bước không nên quá ngắn (2 - 3 bước), hoặc không nên quá dài (trên một trang);
Sắp xếp các bước thực hiện nối tiếp nhau theo một trình tự hợp lý;
Mơ tả các bước, bao gồm: phương pháp thực hiện, tiêu chuẩn thực hiện, xác định các dụng cụ, thiết bị và phương tiện, các vấn đề an toàn khi thực hiện các bước; Xác định các sai phạm thường gặp, nguyên nhân, cách phòng và khắc phục khi thực hiện các năng lực thành tố.
Bước 5: Xác định nhiệm vụ thực hành/luyện tập
Căn cứ mục tiêu của bài dạy, điều kiện về cơ sở vật chất và kinh phí học tập giáo viên xác định nhiệm vụ thực hành cho người học. Bao gồm các nội dung sau:
- Xác định nhiệm vụ/ tình huống thực hành đối với cá nhân hoặc nhóm; - Xác định các yêu cầu về an toàn, vệ sinh,... khi thực hành;
27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này, người nghiên cứu đã làm rõ các nội dung: - Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước - Các cơ sở pháp lý
- Khái niệm cơ bản về tích hợp và DHTH, năng lực và NLNN, DHTH theo NLNN.
- Mơ hình năng lực hoạt động nghề nghiệp - Nguyên tắc dạy học tích hợp
- Xây dựng cấu trúc nội dung tích hợp theo chuẩn NLNN - Quy trình xây dựng bài dạy tích hợp theo NLNN
Từ những nội dung kiến thức đã tổng hợp và nghiên cứu, người nghiên cứu đã đưa ra một số nhận định trong việc tổ chức DHTH nhằm làm sáng tỏ vấn đề, và qua đó người nhiên cứu nhận thấy rằng việc tổ chức DHTH theo NLNN trong lĩnh vực đào tạo nghề là phù hợp với xu thế phát triển hiện đại, đào tạo ra nguồn nhân lực có năng lực nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Kết quả nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và quy trình DHTH trong chương này là cơ sở cho việc xây dựng công cụ và xác định nội dung khảo sát thực trạng trong chương 2 và đề xuất DHTH minh họa trong chương 3 của luận văn.
28
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TP.HCM
THEO NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
Để tìm hiểu thực trạng giảng dạy cho SV trình độ Cao đẳng nghề tại trường CĐN TPHCM, người nghiên cứu đã tiến hành khảo sát bằng cách xin ý kiến đánh giá của 23 cán bộ quản lý đào tạo, 51 giáo viên dạy nghề, đặt biệt là 10 GV dạy nghề ĐTCN và 107 SV đang theo học nghề ĐTCN tại trường, từ đó có cơ sở thực tiễn cho việc tổ chức, triển khai dạy học vào bài dạy tích hợp mơ đun KTSX theo định hướng NLNN một cách hồn thiện hơn, góp phần thực hiện đúng mục tiêu đào tạo.
Trước khi trình bày kết quả khảo sát, xin được giới thiệu sơ lược về trường CĐN TPHCM như sau: