- “Nghiên cứu công nghệ nhiệt luyện bằng Laser CO2” [26], báo cáo của các tác giả đến từ Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp. Trong nghiên cứu này, các tác giả trình bày giải pháp nhiệt luyện bề mặt bằng tia laser trên máy CNC với các ưu điểm như chi tiết bị biến dạng tối thiểu, tăng độ cứng giảm tính mịn của chi tiết, khả năng nhiệt luyện các chi tiết siêu mỏng, không yêu cầu công đoạn làm nguội riêng biệt và không cần xử lý sau khi nhiệt luyện. Nhóm tác giả đã xác định các tham số thích hợp cho nhiệt luyện tơi bề mặt thơng qua nghiên cứu ảnh hưởng chất lượng nhiệt luyện bởi các tham số công nghệ như: công suất laser, tốc độ dịch chuyển tia, khoảng cách tia phân kỳ và các mơi trường làm mát. Việc nung nóng và làm nguội cục bộ trong thời gian nung nhanh, không đủ thời gian để austenit phát triển lớn và thời gian làm mát nhanh không đủ thời gian để diễn ra phản ứng carbon với oxy, gây thất thoát carbon làm cho chất lượng nhiệt luyện bằng tia laser cao hơn so với phương pháp nhiệt luyện truyền thống. Kết quả thí nghiệm đạt được trên các vật liệu C45, SKD11 có thể sử dụng để nhiệt luyện được bề mặt các chi tiết 2D và hình trụ. Với đặc tính kỹ thuật của thiết bị có thể kết luận các thơng số cơng suất P (800 - 900 W), vận tốc v (50 - 100 mm/phút), khoảng cách H (40 - 60 mm) là thích
hợp cho ngun cơng tơi bề mặt. Việc nhanh chóng nung nóng bề mặt kim loại đến nhiệt độ của vùng austenit, tiếp theo hạ nhiệt độ rất nhanh khi nguồn nhiệt ra khỏi chi tiết làm cho bề mặt hình thành tổ chức matenxit, có độ cứng rất cao (HRC 35 - 65), chịu mài mòn rất tốt. Phương pháp thể hiện ưu thế nhiệt luyện vùng nhỏ, “cục bộ” và tốc độ nhiệt luyện nhanh. Và cho dù cịn nhược điểm là độ sâu thấm tơi đạt được không đều, nhưng nhiệt luyện bằng tia laser CO2 vẫn đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của nhiệt luyện bề mặt, đặc biệt rất phù hợp cho sản xuất loạt nhỏ.