Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG MỀM
1.3 Cơ sở của việc bồi dưỡng kỹ năng mềm cho viên chức hành chính
1.3.1 Cơ sở khoa học
1.3.1.1 Thuyết Kiến tạo
Xuất phát từ quan điểm của Jean Piaget về đồng hóa và điều ứng nhận thức, các nhà nghiên cứu như Lev Vygosky, Jerome Bruner, David Asubel... trong thế kỷ XX đã phát triển và vận dụng lý thuyết về kiến tạo vào thưc tiễn. Thuyết kiến tạo nhấn mạnh vai trò chủ động của người học trong quá trình học tập nên được xem là một trong những cơ sở khoa học của dạy học hiện đại, có thể ứng dụng trong nghiên cứu bồi dưỡng KNM cho VCHC.
- Thuyết kiến tạo xem tri thức được kiến tạo một cách tích cực bởi chủ thể nhận thức chứ khơng phải tiếp thu một cách thụ động từ bên ngoài. Người học không thu nhận một cách thụ động những tri thức do người dạy truyền đạt một cách áp đặt. Ngược lại, người học thực hiện q trình thu nhận tích cực bằng cách đặt mình vào trong mơi trường học tập tích cực, phát hiện ra vấn đề, giải quyết vấn đề thông qua việc đồng hoá hay điều ứng những kiến thức và kinh nghiệm đã có cho thích ứng với những tình huống mới, từ đó hình thành kiến thức mới cho bản thân. Phương pháp bồi dưỡng lấy người học làm trung tâm của tiến trình bồi dưỡng sẽ tạo điều kiện để học người học chủ động huy động những tri thức, kỹ năng đã có nhằm thích nghi và
khám phá trong tình huống học tập mới. Từ đó, người học rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy và kiến tạo kiến thức cho chính mình.
- Đặc biệt, Vygotsky đã đưa khía cạnh xã hội của việc học vào lý thuyết kiến tạo, được xem là thuyết kiến tạo xã hội (social constructivist theory), với khái niệm "vùng phát triển gần” (Zone of Proximal Development - ZPD). Theo ông, các kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề có thể được chia thành ba loại: không thể thực hiện được trong hiện tại, có thể thực hiện được nhờ sự giúp đỡ của người khác, có thể được thực hiện độc lập. “Vùng phát triển gần” là vùng mà bản thân có thể thực hiện được nhờ sự giúp đỡ của người khác. Nói cách khác, điều mà người học tìm hiểu vượt quá trình độ phát triển hiện tại nhưng vẫn nằm trong ngưỡng phát triển tiềm năng. Nếu có sự nỗ lực tự thân, cùng với sự hướng dẫn của người khác hoặc hợp tác với các bạn học có năng lực hơn, người học sẽ giải quyết được vấn đề. Việc tổ chức bồi dưỡng sẽ tạo điều kiện để người học phát huy năng lực trong “Vùng phát triển gần”.
Hình 0-1: Mơ hình các vùng phát triển nhận thức, theo Vygosky
Vygosky cũng đã khẳng định học là một quá trình tương tác xã hội và là sự tiếp nhận và biến đổi về văn hóa. Như vậy, việc học mang tính xã hội, văn hóa và liên cá nhân. Học khơng chỉ chịu sự tác động của các tác nhân nhận thức, mà còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố xã hội và sự tương tác giữa các cá nhân, vì vậy đối thoại và hợp tác là tất yếu. Trong học tập hợp tác, một nhóm người cố gắng hiểu nhau và làm việc
Vùng không thể thực hiện trong hiện tại
(Beyond reach at present)
Vùng có thể tự thực hiện trong hiện tại
(Current achievement)
Vùng phát triển gần
chung với nhau để cùng tìm ra lời giải cho một vấn đề, tức là thu nhận được kiến thức hay rèn được một kỹ năng cụ thể. Tổ chức các lớp bồi dưỡng KNM cho VCHC tạo điều kiện cho việc tương tác, trao đổi thông tin giữa những người học với nhau, giữa người học và giáo viên, giữa người học và cộng đồng, qua đó người học tự kiến tạo kiến thức.
1.3.1.2 Thuyết Thang bậc nhu cầu của con người
Abraham Maslow (1943) đã phát triển lý thuyết Thang bậc nhu cầu của con người [28]. Thuyết này được áp dụng cho nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Ông sắp xếp các nhu cầu cá nhân của con người theo một hệ thống trật tự gồm 5 bậc, thường được thể hiện dưới dạng hình kim tự tháp, nhu cầu cơ bản hơn thì được xếp ở bậc thấp hơn.
Hình 0-2: Thang bậc nhu cầu của Maslow (Mơ hình 5 bậc)
1. Nhu cầu sinh lý và vật chất (Biological and Physiological needs): bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như khơng khí để thở, ăn, uống; các nhu cầu làm cho con người thoải mái, khuyến khích, hoạt động…đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh mẽ nhất của con người nên được xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất.
Nhu cầu tự hoàn thiện
(Self-actualisation needs)
Nhu cầu được quý trọng
(Esteem needs)
Nhu cầu hợp tác và tình cảm
(Belongingness and Love needs)
Nhu cầu an toàn
(Safety needs)
Nhu cầu sinh lý và vật chất
2. Nhu cầu an toàn (Safety needs): Là những nhu cầu tránh sự nguy hiểm về
thân thể và sự đe dọa, như nhu cầu về bảo vệ, an ninh, trật tự, luật pháp, giới hạn, sự ổn định bền vững... Người học không thể học tốt nếu bị stress; nếu người học bị sợ hãi, bị đe dọa thì càng khơng thể học.
3. Nhu cầu hợp tác và tình cảm (Belongingness and Love needs): thể hiện
qua quá trình giao tiếp như sinh hoạt gia đình, kết bạn, làm việc nhóm, vui chơi tập thể, tham gia các câu lạc bộ, tham gia cộng đồng... nên còn được gọi là nhu cầu về xã hội.
4. Nhu cầu được quý trọng (Esteem needs): là nhu cầu được người khác quý
mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, q trọng chính bản thân mình, tự tin vào khả năng của bản thân. Mỗi người học là một chủ thể có ý thức trong các hoạt động học. Mỗi người có lịng tự trọng và biết tơn trọng người khác, đồng thời có nhu cầu được người khác tôn trọng. Sự đáp ứng và đạt được nhu cầu này khiến cho người học học tập tích cực hơn.
Để đáp ứng nhu cầu được quý trọng của người học, việc giáo dục đào tạo không thể chủ quan áp đặt đối với người học mà phải đặt người học vào trung tâm của mọi hoạt động. Nhà giáo dục phải có lịng nhân ái, tơn trọng và niềm tin vào người học; luôn tỏ ra nghiêm khắc nhưng chân thành, thiện chí, tin tưởng; đề cao phẩm giá, tinh thần cầu tiến, nghị lực và khả năng tiềm tàng ở đối tượng bồi dưỡng; đòi hỏi và định hướng cho người học phát huy mặt tốt và khắc phục những hạn chế, thiếu sót, tiêu cực.
5. Nhu cầu tự hoàn thiện (Self-actualisation needs): là nhu cầu của một cá
nhân mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để làm” nhằm phát triển và hồn thiện chính mình nên cịn được gọi là nhu cầu tự quyết. Đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của bản thân để đạt tới mức tối đa và hoàn thành được một mục tiêu nào đó để tự khẳng định mình. Chỉ khi cơng việc đó được thực hiện thì bản thân mới cảm thấy hài lịng.
Chính sự thỏa mãn nhu cầu đã làm cho con người hài lịng và khuyến khích hành động, nhu cầu trở thành động lực quan trọng cho hành động. Do đó tìm hiểu các khó khăn mà người học gặp phải, các nhu cầu cần được thỏa mãn để đáp ứng là phương thức cần thiết để giáo dục đào tạo có hiệu quả.
Khi nhu cầu căn bản thỏa mãn, nhu cầu kế tiếp xuất hiện. Vì vậy, nếu những nhu cầu căn bản không được thỏa mãn, nhu cầu cao nhất về khả năng kiến thức tiềm tàng của cá nhân là nhu cầu tự quyết (tự hồn thiện) sẽ khơng thể thực hiện được [18]. Nhu cầu tự hoàn thiện được xếp cao nhất trong thang bậc nhu cầu của Maslow cũng chính là mục tiêu cao nhất mà giáo dục hiện đại nhắm đến. Trong báo cáo của UNESCO có tựa đề Learning: the Treasure Within, vấn đề học tập đã được mô tả qua 4 trụ cột của giáo dục: Học để biết; Học để làm; Học để chung sống với nhau; Học
để tự khẳng định mình.
Bồi dưỡng KNM cho VCHC, về phía nhà trường chính là đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người học để họ vươn lên thực hiện những nhu cầu cao hơn, trong đó có nhu cầu chiếm lĩnh tri thức để tự hồn thiện; về phía giáo viên cần làm cho người học nhận thức được việc bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng, làm việc một cách thơng minh, chuyên nghiệp trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với các VCHC thông qua cách tổ chức bài giảng, sử dụng phương pháp dạy học… sao cho tạo hứng thú cho người học, đồng thời chỉ ra cho họ những cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Từ đó làm nảy sinh khát vọng học tập, mong muốn hồn thiện mình và tự điều chỉnh, biến những yêu cầu của Trường trở thành yêu cầu, niềm tin của bản thân. Chính động lực thúc đẩy đó làm tăng hiệu quả hoạt động nhận thức và kích thích tính tích cực học tập của người học nhằm thỏa mãn nhu cầu kiến thức của bản thân, tự khẳng định mình.
Từ lý thuyết về thang bậc nhu cầu của con người của Maslow cho thấy: Nhà trường không thể mong đợi một đội ngũ nhân viên chun nghiệp nếu khơng có sự quan tâm tìm hiểu về nhu cầu được học tập và bồi dưỡng và phát triển của họ, chúng ta không thể mong đợi ở nhân viên kết quả làm việc tốt nhất khi họ không được đáp ứng nhu cầu được bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, trình độ để hồn thiện bản thân;
ngược lại khi họ được đào tạo, bồi dưỡng, họ nhận ra được sự hấp dẫn lôi cuốn của tri thức thể hiện ở sự chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa trong hoạt động cơng sở thì tiếp tục hình thành động cơ thúc đẩy họ học tập, trau dồi để trình độ, kỹ năng làm việc càng ngày càng được nâng lên.