Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG MỀM
2.2 Thực trạng cơng tác bồi dưỡng viên chức hành chính trường Đại học Sư phạm
2.2.2 Thực trạng công tác chuyên môn và công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng
độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ viên chức hành chính
Trong nhiều năm qua, cơng tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ viên chức nói chung ln được nhà trường chú trọng, nhà trường đã tổ chức nhiều khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ cho CBVC. Do đặc thù về cơng việc các đối tượng CBGD được quan tâm đào tạo bồi dưỡng nhiều hơn đối tượng VCHC. Đối với VCHC, nhà trường đã mở các lớp ôn thi vào ngạch chuyên viên cho các đối tượng đủ tiêu, tổ chức và hỗ trợ một phần các lớp học chứng chỉ chuyên viên chính. Mở các lớp bồi dưỡng CBQL cho các VCHC quản lý, các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ … Cử VCHC tham dự các khóa bồi dưỡng lý luận chính trị, chun mơn nghiệp vụ, ngoại ngữ …
Tuy nhiên, nhìn chung cơng tác đào tạo bồi dưỡng cho đối tượng VCHC chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Về cơ bản, nhà trường đã quan tâm đến việc nâng cao trình độ cho các vị trí cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu. Theo báo cáo công
tác bồi dưỡng CBCC, VC số: 06/ ĐHSPKT-TCCB ngày 10 tháng 01 năm 2017, trong năm 2016 có tổng 56 VCHV được đào tạo bồi dưỡng trong nước và 2 người được bồi dưỡng ở nước ngoài. Cụ thể là: 2 người được bồi dưỡng Lý luận chính trị, 6 người được bồi dưỡng Quản lý nhà nước, 18 người được bồi dưỡng Kiến thức chuyên môn, 30 người được bồi dưỡng ngoại ngữ. Cũng theo báo cáo này, năm 2017 sẽ có 52 VCHC được đào tạo bồi dưỡng trong nước và 04 VCHC được đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài. Như vậy, xét về số lượng, trong năm 2016 khoảng 150 cịn lại VCHC khơng được trải qua bất cứ lớp đào tạo bồi dưỡng nào. Và thực tế cũng cho thấy, chưa có VCHC nào được bồi dưỡng KNM trong 10 năm gần đây.
Hiện nay, Theo báo cáo công công khai năm học 2016-2017 số: 561/ CV- ĐHSPKT ngày 14 tháng 11 năm 2016 cho thấy tỷ lệ số lượng CBGD/VCHC là: 2,71/1; tỷ lệ số lượng SV, HV/ VCHC là: 88,6/1. Theo chức năng công việc của VCHC ta thấy trung bình 1 VCHC sẽ thực hiện công tác phục vụ đào tạo cho 88,6 học viên và 2,71 giảng viên, qua đó có thể thấy được khối lượng cơng việc của VCHC khá nhiều, điều này đòi hỏi cần có biện pháp cải cách hành chính để VCHC của trường có thể đáp ứng và nâng cao hiệu quả công việc. Biện pháp để thực hiện cải cách hành chính quan trọng nhất chính là cơng tác bồi dưỡng VCHC về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công việc.