Các khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tích hợp mô đun kỹ thuật xung số tại trường cao đẳng nghề TP hồ chí minh theo định hướng năng lực nghề nghiệp (Trang 34 - 38)

1.2.1. Dạy học tích hợp 1.2.1.1. Tích hợp

Tích hợp (intergration) có nguồn gốc từ tiếng Latinh là xác lập lại cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẽ [9].

Theo từ điển Anh-Anh (Oxford Advanced Learner’s Dictionary) từ Intergrate nghĩa là: “Sự kết hợp những phần, những bộ phận với nhau trong một

tổng thể. Những phần, những bộ phận có thể khác nhau nhưng tích hợp với nhau”.

Theo từ điển Anh-Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương

trình hoặc các thành phần cứng khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp nghĩa là sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp”.

Theo từ điển tiếng Việt, tích hợp là “sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp”. Theo "Từ điển giáo dục học", quan niệm tích hợp được trình bày như sau: “Là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng

được ở môn này, phần này của môn học được sử dụng như những công cụ để nghiên cứu học tập trong môn học khác, trong các phần khác của cùng một môn học” [21].

Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, theo Dương Tiến Sỹ [23, tr 27]: “Tích

hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức (khái niệm) thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối quan hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong các mơn học đó”.

Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu tích hợp là q trình kết hợp các thành phần với nhau, kết quả là tạo ra một hệ thống mới mà trong đó các thành phần liên hệ với nhau chặt chẽ hơn.

1.2.1.2. Dạy học Tích hợp (Integrated Teaching/Instruction)

Trong dạy nghề, mục tiêu là năng lực mà người học đạt được sau quá trình học tập, do đó mọi nội dung tích hợp trong dạy nghề đều nhằm đạt được sự trọn vẹn của năng lực nơi người học nghề. Sự trọn vẹn ấy được quyết định bởi sự kết hợp hài hòa giữa Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ nơi người học.

Theo Nguyễn Văn Tuấn: “Thực chất của dạy học tích hợp trong dạy học là

vừa dạy nội dung lý thuyết và thực hành trong cùng một bài dạy. Với cách hiểu đơn giản như vậy là chưa đủ mà đằng sau nó là cả một quan điểm giáo dục theo mơ hình năng lực. Tích hợp đề cập đến các yếu tố sau:

- Nội dung chương trình đào tạo được thiết kế theo môđun định hướng năng lực.

- PPDH theo quan điểm dạy học định hướng giải quyết vấn đề và định hướng hoạt động” [25].

Như vậy có thể hiểu, DHTH là định hướng dạy học giúp cho HS phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng,… thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực nghề nghiệp.

tượng giảng dạy, học tập trong cùng một kế hoạch hoạt động để đảm bảo sự thống nhất, hài hòa, trọn vẹn của hệ thống dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học tốt nhất.

1.2.2. Năng lực nghề nghiệp 1.2.2.1. Năng lực (Competency) 1.2.2.1. Năng lực (Competency)

Khái niệm năng lực có nguồn gốc từ tiếng Latinh (Competentia), có nghĩa là gặp gỡ. Ngày nay khái niệm năng lực được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Năng lực có thể hiểu như sự thành thạo, khả năng thực hiện một công việc của một cá nhân [10].

Năng lực là: “Sự thực hiện các chức năng một cách an toàn và hiệu quả tại

nơi làm việc (safe an productive at work) của một vị trí việc làm (word rople)”.

Một người được xem là có năng lực khi họ có kiến thức – kỹ năng – thái độ cần thiết để thực hiện công việc an toàn và hiệu quả đồng thời tham gia vào học tập suốt đời [14 ].

Năng lực là sự tích hợp của kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với yêu cầu theo từng vị trí việc làm cụ thể. Hay nói cách khác, năng lực của người lao động chính là mức độ thể hiện và khả năng vận dụng tích hợp tất cả các thành phần năng lực trong hoạt động nghề nghiệp phù hợp với từng vị trí việc làm mà xã hội yêu cầu [14 ].

Theo Bernd Meier định nghĩa: “năng lực là những khả năng và kỹ xảo học

được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt”

(Weinert,2001) [14].

Trong lĩnh vực sư phạm nghề, năng lực được hiểu là: “Khả năng thực hiện có

trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh ngiệm cũng như sự sẵn sàng hành động” [30].

thức, kỹ năng và thái độ thực hiện nhiệm vụ một cách thành công theo chuẩn xác định [10].

Năng lực có thể được hiểu là “khả năng thực hiện hành vi nghề nghiệp phù

hợp trong các tình huống nghề nghiệp thực tiễn. Hành vi này dựa trên sự tích hợp của kiến thức, các kĩ năng và thái độ, động cơ và tính cách của cá nhân”

[12, tr. 12].

Năng lực được hiểu theo nhiều cách khác nhau nhưng mối liên hệ của năng lực là bao gồm những vấn đề cụ thể khi thực hiện một cơng việc nhất định nào đó, ví dụ, hồn thành một công việc với hiệu quả không cao chứng tỏ năng lực thực hiện cơng việc đó là chưa tốt và ngược lại. Như vậy, có nhiều mức độ khác nhau để đánh giá năng lực, khả năng ta thực hiện cơng việc đó như thế nào thì nó sẽ đi kèm với kết quả.

1.2.2.2. Năng lực nghề nghiệp (Professional Competency)

Theo Trần Khánh Đức: NLNN là những năng lực riêng được hình thành và

phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, cơng việc hoặc tình huống, mơi trường lao động nghề nghiệp đặc thù. Ví dụ như năng lực nhận dạng nhanh được hình thành trên cơ sở các năng lực chung về thị giác, phán đoán, so sánh… và các phẩm chất, năng khiếu chuyên biệt khác của mỗi cá nhân trong các hoạt động lao động nghề nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau: công nghệ, dịch vụ, sư phạm….[16].

Theo Bùi Văn Hồng: NLNN có thể được xem là sự tích hợp của năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực bản ngã và phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp theo từng vị trí việc làm ngồi xã hội [19]. Những

năng lực này tuy tách rời nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên một chuỗi năng lực đáp ứng cho nhu cầu cuộc sống.

Như vậy, NLNN có thể được hiểu là sự tích hợp của kiến thức, kỹ năng và

thái độ phù hợp với yêu cầu theo từng vị trí việc làm cụ thể. Hay nói cách khác,

NLNN của người lao động chính là mức độ thể hiện và khả năng vận dụng tích hợp tất cả các thành phần năng lực trong hoạt động nghề nghiệp phù hợp với từng

vị trí việc làm mà xã hội yêu cầu.

1.2.3. Dạy học tích hợp theo năng lực nghề nghiệp

Bài dạy tích hợp là đơn vị học tập nhỏ nhất có khả năng hình thành nơi người học cả kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để giải quyết 1 công việc hoặc một phần cơng việc chun mơn cụ thể, góp phần hình thành năng lực thực hiện hoạt động nghề nghiệp của họ.

Khi xây dựng bài dạy tích hợp theo định hướng NLNN, người GV không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cịn phải xây dựng một hệ thống hoạt động, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt người học từng bước thực hiện để hình thành năng lực. Bài dạy tích hợp theo định hướng NLNN phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kiến thức, kỹ năng chuyên mơn để giải quyết tình huống nghề nghiệp.

Bài dạy tích hợp liên quan đến các thành phần sau:  Chương trình đào tạo nghề

 Mô đun giảng dạy  Giáo án tích hợp

 Đề cương bài giảng theo giáo án  Đề kiểm tra

 Các mô phỏng, bản vẽ, biểu mẫu sử dụng trong bài giảng

Vì vậy, để tổ chức DHTH theo định hướng NLNN thành công, người GV phải xây dựng cấu trúc nội dung và kế hoạch DHTH phù hợp với trình độ của người học, với điều kiện thực tiễn của cơ sở đào tạo, nhưng vẫn đảm bảo thời gian và nội dung theo chương trình khung đã quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tích hợp mô đun kỹ thuật xung số tại trường cao đẳng nghề TP hồ chí minh theo định hướng năng lực nghề nghiệp (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)