1.3. Quy trình làm mạch in
- Thiết kế mạch điện tử trên máy tính bằng các phần mềm như ORCAD, EAGLE...
- Kiểm tra xem đường mạch được in trên board đồng có bị đứt đường mực in hay khơng, nếu có thì lấy bút lơng dầu đồ kỹ lại, nếu không đường mạch in sẽ bị đứt hoặc rỗ sau khi ngâm mạch xong.
- Cho mạch in vào nước ngâm mạch và lắc nhẹ trong khoảng 15 phút để nước ngâm mạch ăn mịn lớp đồng khơng được bao phủ.
- Sau khi ngâm mạch xong, lấy giấy nhám chà sạch mực in với nước. - Khoan lỗ mạch in.
- Quét lớp nhựa thơng mỏng lên mạch điện để chống oxy hóa mạch và sấy khơ mạch để vào hộp bảo quản.
- Nhận dạng sơ đồ mạch in: Xem đường mạch nào là nguồn cung cấp (Vcc), đường nào là mass (GND), đường nào là đường tín hiệu...
2. Lắp ráp và kiểm tra mạch điện 2.1. Quy trình lắp mạch
2.1.1. Lựa chọn và kiểm tra linh kiện
Trong thưc tế, việc lắp ráp các linh kiện vào mạch in, chúng ta phải chọn linh kiện thụ động (điệ trở tụ điện, cuộn dây) lắp vào mạch trước khi lắp các linh kiện tích cực khác vào mạch (IC).
Chú ý: vị trí của các linh kiện được đặt khơngđược nhầm lẫn giữa các IC có cùng số chân với nhau hoặc tránh cắm ngược đầu chân IC trên board mạch vì khi đó sẽ làm IC hư hỏng do bị cấp sai nguồn.
2.1.2. Làm sạch board mạch
Sau khi ngâm mạch in xong, SV phải chà sạch mực in trên board đồng với nước sạch. Sau đó để khơ và bắt đầu khoan lỗ.
Chú ý: đường kính và vị trí của các lỗ được khoan sao cho phù hợp với linh kiện và lắp vào mạch một cách dễ dàng.
Cuối cùng, quét lớp nhựa thông nước để bảo vệ mạch in tránh bị tình trạng oxi hóa làm dơ mạch
Lắp các linh kiện nhỏ như điện trở, jump, tụ... lên board mạch in trước và hàn.
Lắp các linh kiện lớn như đế IC, led 7 đoạn... lên mạch và hàn.
2.1.4. Hàn linh kiện trên mạch in
Thực hiện lắp ráp, hàn chân và cắt chân linh kiện trên board theo thứ tự chiều cao của linh kiện từ thấp lên caoKhi hàn linh kiện thì mối hàn phải đều, đẹp và chắc chắn
Cắt chân linh kiện. Chú ý cắt chân sao cho đều và đẹp và tránh văng vào người kế bên hoặc vào mắt.
2.2. Thực hành theo quy trình