9. Cấu trúc của luận văn
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Đạo đức là một hiện tượng xã hội phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống của con người. Đạo đức là tập hợp những quan điểm của một xã hội, của một tầng lớp xã hội, của một tập hợp người nhất định về thế giới, về cách sống. Nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội. Từ thời cổ đại đến nay xã hội lồi người đã hình thành rất nhiều quan niệm về đạo đức. Ở mỗi xã hội khác nhau sẽ hình thành những quan niệm về đạo đức khác nhau và ở hình thái nhà nước càng phát triển thì quan niệm về đạo đức càng được hoàn thiện hơn. Cụ thể trong lịch sử phát triển của xã hội loài người từ cổ đại đến nay đã hình thành một số quan niệm chủ yếu về đạo đức như sau:
* Quan niệm đạo đức thời Cổ đại:
Quan niệm về đạo đức hình thành rất sớm ở Hy Lạp cổ đại. Nó phản ánh cuộc đấu tranh giữa quan niệm duy vật và duy tâm, giữa tầng lớp chủ nô dân chủ tiến bộ và tầng lớp chủ nô quý tộc và phần nào phản ánh cuộc đấu tranh giữa nô lệ và chủ nô. Đại biểu xuất sắc cho chủ nghĩa duy vật và tầng lớp chủ nô dân chủ tiến bộ là Đêmơcrít, Êpiquya, cịn đại biểu cho chủ nghĩa duy tâm và chủ nô quý tộc là Platôn. Các nhà triết học đại diện cho chủ nghĩa duy vật quan niệm đối tượng nghiên cứu của đạo đức học là cuộc sống, hành vi, số phận của mỗi cá nhân. Hạnh phúc hay bất hạnh, giàu có hay nghèo nàn, thành cơng hay thất bại đều do hoạt động kinh tế (thủ công và thương mại) tạo ra, không do “Thượng đế” chi phối [16]. Tiêu chuẩn đánh giá đạo đức tốt hay xấu của từng cá nhân gắn động cơ, ý thức với hành động, đó là quan niệm tiến bộ.
Các nhà đại diện cho chủ nghĩa duy tâm thì cho rằng hạt nhân trung tâm trong đạo đức là lương tâm trong sáng, là sự lành mạnh về tinh thần của từng cá nhân. Quan niệm đạo đức được phát triển theo hướng duy tâm khách quan. Nếu Xôcrát thừa nhận đạo đức con người và tri thức thống nhất là một, cái thiện phổ biến (cái chung) là cơ sở của đạo đức, là tiêu chuẩn của đức hạnh, thì Platơn lại cho
rằng linh hồn được tạo ra bởi “Thượng đế” mới là cơ sở, nền tảng tạo nên đời sống đạo đức. Theo Platôn, giữa linh hồn và thể xác hoàn toàn đối lập nhau, thể xác chỉ là chỗ trú ngụ tạm thời của linh hồn. Thể xác khơng bất diệt, chỉ có linh hồn mới bất diệt. Nhưng linh hồn cũng bao gồm ba phần: lý tính (trí tuệ), xúc cảm và cảm tính, trong ba phần ý chỉ lý tính là bất diệt; tương ứng với ba phần của linh hồn con người, xã hội sẽ có ba hạng người, ba đẳng cấp tùy thuộc người có bộ phận linh hồn nào giữ vai trị chủ đạo. Ơng cho rằng, chỉ những nhà triết học, những người thông thái và quý tộc mới đạt đạo đức thanh cao, đạo đức của thường dân chỉ là sự kiềm chế dục vọng thấp hèn, họ chỉ thích nghi với lao động chân tay, cịn nơ lệ thì khơng có đạo đức, vì khơng phải là người, chỉ là “động vật biết nói” [16].
* Quan niệm đạo đức thời Trung đại:
Sau thời kỳ cổ đại, với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất, cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt của giai cấp nô lệ chống giai cấp chủ nô và các cuộc chiến tranh liên miên, tàn khốc giữa các nhà nước chủ nô đã dẫn đến sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ cả ở phương Đông lẫn phương Tây làm xuất hiện chế độ xã hội mới; xã hội phong kiến. Chế độ phong kiến dựa trên cơ sở sở hữu ruộng đất lớn. Khác với nơ lệ, người nơng dân có cơng cụ sản xuất riêng và có nền kinh tế riêng dựa vào lao động cá nhân và đem lại cho họ những điều kiện sinh sống cần thiết. Bọn địa chủ vẫn có quyền điều nơng dân ra khỏi lãnh địa của mình, nhưng khơng có quyền giết họ. Đó là một bước tiến của đạo đức xã hội, thật ra địa vị người nông dân cũng chẳng hơn bao nhiêu so với nô lệ. Sự phụ thuộc về kinh tế và sự cưỡng ép trực tiếp đã buộc họ phải cày cấy ruộng đất của địa chủ và làm trăm nghìn cơng việc có lợi cho giai cấp phong kiến.
Ở đây, tồn tại nhiều kiểu đạo đạo đức, có cả đạo đức của chính giai cấp phong kiến lại có đạo đức của giai cấp nông dân và nhân dân lao động. Đạo đức thống trị trong xã hội phong kiến trước hết là đạo đức học của giai cấp phong kiến. Tuy nhiên, tư tưởng đạo đức học ở phương Tây thường xuất phát từ những tín điều của tơn giáo. Ở phương Đơng đạo đức học khơng hồn tồn lệ thuộc vào tôn giáo mà thường xuất phát từ quan hệ giữa người và người được nhìn qua lăng kính của học thuyết nho giáo. Yêu cầu chung của đạo đức thống trị là bầy tôi phải trung với vua, chư hầu phải trung với thiên tử, nông dân phải trung với địa chủ. Khổng Tử đặc biệt coi trọng lễ (tức là trật tự phong kiến), yêu cầu phải chính danh định phận (vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con), yêu cầu này về sau được cụ thể hóa trong cơng thức tam cương ngũ thường [16].
Ở phương Tây, giai cấp phong kiến đưa lên hàng đầu khái niệm danh dự để cho mỗi cá nhân quý tộc ý thức được địa vị của mình trong xã hội, khẳng định thân phận và phẩm chất đạo đức của cá nhân gắn liền trước hết với tính “cao quý” của dòng dõi. Ở đâu, giai cấp phong kiến cũng coi khinh lao động và quần chúng lao động, đòi hỏi họ phải “giữ phận”, chung thủy và trung thành vô điều kiện với bề trên. Theo giai cấp phong kiến, trật tự phong kiến là thiêng liêng, do trời định; cịn giáo hội phương Tây thì truyền bá tư tưởng phục tùng tuyệt đối đấng Chúa Trời coi đó là phẩm chất đạo đức cao nhất. Quan niệm đạo đức của giai cấp thống trị vừa ảnh hưởng, vừa đối lập với quan niệm đạo đức của nông nô và nơng dân. Một mặt, chính sách ngu dân của phong kiến, địa vị xã hội hèn mọn của nông dân, nuôi dưỡng ở họ tính yên phận, nhẫn nhục, thói quen phục tùng, thái độ tôi tớ đối với phong kiến. Mặt khác, sự bóc lột tàn bạo cũng như thực trạng đạo đức giả trong bản thân giai cấp phong kiến làm nảy sinh lòng phẫn nộ và tinh thần phản kháng, nổ ra thành những cuộc khởi nghĩa nông dân liên miên suốt thời Trung đại [16].
* Quan niệm đạo đức thời Cận đại:
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, nhất là khoa học tự nhiên, của sản xuất và cuộc đấu tranh liên tục của giai cấp nông dân chống địa chủ, phong kiến... đã thúc đẩy xã hội phương Tây bước vào một thời kỳ mới - thời kỳ Phục hưng và Cận đại (từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII). Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành và trở thành xu thế lịch sử tất yếu, khơng có thế lực nào ngăn cản nổi. Chính sự quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản là tiền đề thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của triết học, trong đó có đạo đức học, nhất là các tư tưởng nhân đạo. Tin tưởng vào sức mạnh của con người, coi “con người là thước đo của mọi vật” chi phối suy nghĩ, hành động của các nhà tư tưởng [16].
Những quan niệm đạo đức tiêu biểu của thời Phục Hưng và Cận đại tuy có mặt hạn chế nhưng quan niệm về đạo đức cũng có những yếu tố tích cực đáng được kế thừa và phát triển trong hoàn cảnh mới như:
- Đề cao rèn luyện, tu dưỡng bản thân (Nho giáo, Phật giáo);
- Phát hiện nguồn gốc sinh ra mọi bất công trong xã hội là sở hữu tư nhân; - Tin vào sức mạnh của con người, con người là chủ thể của xã hội;
- Tìm ra nguồn gốc thúc đẩy xã hội phát triển là quá trình nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn;
- Gắn xây dựng đạo đức với xây dựng luật pháp, nhà nước; - Đề cao vai trị, vị trí của cá nhân trong xã hội.
Chính những yếu tố tích cực tiến bộ này đã được C.Mác, Ph.Ăngghen kế thừa để xây dựng nên học thuyết cách mạng, khoa học về đạo đức.
* Quan niệm đạo đức Mác - xít:
Những quan niệm đạo đức trước Mác tuy có những hạn chế do hoàn cảnh lịch sử, do địa vị giai cấp và nhận thức, nhưng cũng có đóng góp nhất định để hình thành một bộ môn khoa học mới - đạo đức học mác-xít. Đạo đức học mác-xít đã khắc phục mặt hạn chế, kế thừa yếu tố tiến bộ để đưa ra quan niệm đúng đắn, khoa học về đạo đức.
Theo quan niệm mác-xít: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội (Trần Đăng Sinh - Nguyễn Thị Thọ, 2011)[22].
Trong định nghĩa trên có mấy điểm cần chú ý như sau:
- Một là, đạo đức với tư cách là hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, phản ánh hiện thực đời sống đạo đức xã hội. Đạo đức cũng như các quan điểm triết học, chính trị, nghệ thuật, tôn giáo đều mang tính chất của kiến trúc thượng tầng. Chế độ kinh tế - xã hội là nguồn gốc của quan điểm về đạo đức con người. Các quan điểm này thay đổi theo điều kiện kinh tế - xã hội. Ví dụ: Thích ứng với chế độ phong kiến, dựa trên cơ sở bóc lột những người nơng nô bị cột chặt vào ruộng đất là đạo đức xã hội nơng nơ. Thích ứng với chế độ tư bản dựa trên cơ sở bóc lột người cơng nhân làm th là đạo đức tư sản. Chế độ xã hội chủ nghĩa tạo ra một nền đạo đức biểu hiện mối quan hệ hợp tác trên tình đồng chí và quan hệ tương trợ lẫn nhau của những người lao động đã được giải phóng khỏi ách bóc lột. Như vậy, sự phát sinh và phát triển của đạo đức, xét đến cùng là một quá trình do sự phát triển của phương thức sản xuất quyết định.
- Hai là, đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người. Loài người đã sáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh hành vi: phong tục, tập quán, tôn giáo, pháp luật, đạo đức... Đối với đạo đức, sự đánh giá hành vi con người theo khuôn phép chuẩn mực và quy tắc đạo đức biểu hiện thành những khái niệm về
thiện và ác, vinh và nhục, chính nghĩa và phi nghĩa. Và trong xã hội có giai cấp thì bao giờ đạo đức cũng biểu hiện lợi ích của một giai cấp nhất định. Những khuôn phép (chuẩn mực) và quy tắc đạo đức là yêu cầu của cá xã hội hoặc của một giai cấp nhất định đề ra cho hành vi của mỗi cá nhân. Bao gồm hành vi của cá nhân đối với xã hội (Tổ quốc, nhà nước, giai cấp mình và giai cấp đối lập...) và đối với người khác. Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức nhất định được công luận của xã hội, hay của một giai cấp, dân tộc thừa nhận. Hành vi cá nhân tuân thủ những ngăn cấm, những khuyến khích, những chuẩn mực cho phù hợp với những đòi hỏi của xã hội... Do vậy sự điều chỉnh đạo đức mang tính tự nguyện, và xét về bản chất, đạo đức là sự tự do lựa chọn của con người.
- Ba là, đạo đức là một hệ thống các giá trị, các hiện tượng đạo đức thường biểu hiện dưới hình thức khẳng định, hoặc phủ nhận lợi ích chính đáng hoặc khơng chính đáng nào đó. Nghĩa là nó bày tỏ sự tán thành hay phản đối trước thái độ hoặc hành vi ứng xử của các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng trong một xã hội nhất định. Vì vậy, đạo đức là một nội dung hợp thành hệ thống giá trị xã hội. Sự hình thành, phát triển và hoàn thiện hệ thống giá trị đạo đức khơng tách rời sự phát triển và hồn thiện của ý thức đạo đức và sự điều chỉnh đạo đức.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, đạo đức được sinh ra trước hết từ nhu cầu phối hợp hành động trong lao động sản xuất vật chất, trong đấu tranh xã hội, quản lí xã hội, phân phối sản phẩm và trong quan hệ giữa con người với con người để con người tồn tại và phát triển. Chính lao động là giá trị đạo đức hàng đầu của mọi thang bậc giá trị, vì nó sáng tạo ra giá trị cao nhất, sáng tạo ra con người, hoàn thiện phẩm cách con người để xã hội tồn tại và phát triển [22].
Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, xã hội tư bản tất yếu sẽ bị diệt vong, xã hội cộng sản chủ nghĩa nhất định sẽ thay thế xã hội tư bản, người thực hiện sứ mệnh lịch sử này là giai cấp công nhân, giai cấp vơ sản; sau khi giành được chính quyền, thiết lập sự thống trị chính trị của mình, cùng với việc xây dựng xã hội mới, tiến bộ giai cấp vô sản sẽ xây dựng nên nền đạo đức mới của mình, đó là đạo đức cộng sản [13].
Đạo đức cộng sản là giai đoạn cao trên con đường phát triển của đạo đức nhân loại, theo V.I. Lênin, đạo đức cộng sản đó là: “Những gì góp phần phá hủy xã
hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người lao động xung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của người cộng sản”, vì vậy,
sản, nó là vũ khí tinh thần giúp giai cấp cơng nhân xóa bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới - xã hội XHCN và cộng sản chủ nghĩa [13].