Chú trọng bồi dưỡng nhận thức cho thanhtra viên về tầm quan trọng của

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cơ quan thanh tra tỉnh kiên giang (Trang 89 - 91)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2. Các biện pháp

3.2.1. Chú trọng bồi dưỡng nhận thức cho thanhtra viên về tầm quan trọng của

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Kết quả khảo sát cho thấy nhận thức của thanh tra viên và cán bộ quản lí cơ quan thanh tra tỉnh Kiên Giang về đạo đức nghề nghiệp và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp thanh tra hiện nay được đánh giá ở mức độ tốt. Ngoài ra, với kết quả khảo sát về thực trạng đạo đức nghề nghiệp của thanh tra viên cũng cho thấy nội dung “Nhận thức về lý luận thanh tra, những tri thức về hoạt động thanh tra” (thuộc về ý thức đạo đức nghề nghiệp) chỉ ở mức khá. Vì thế, biện

pháp này được đề xuất để phát huy, thực hiện và duy trì nhận thức đã tốt ở thanh tra viên và cán bộ quản lí hiện nay, đồng thời bổ sung, bồi dưỡng cho thanh tra viên những tri thức, lý luận mà bản thân họ còn hạn chế. Mục tiêu

của biện pháp nhằm củng cố, bồi dưỡng cho thanh tra viên và cán bộ quản lí nhận thức đúng đắn, đầy đủ, tồn diện vai trị quan trọng của đạo đức nghề nghiệp thanh tra trong thực thi công vụ và nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn trong lĩnh vực thanh tra cho thanh tra viên.

3.2.1.2. Ý nghĩa của biện pháp

Đối với con người, hoạt động nhận thức là hoạt động phản ánh sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Có thể nói, nhờ có hoạt động nhận thức mà con người làm chủ được tự nhiên, làm chủ được xã hội và làm chủ được

chính bản thân mình. Đây là hoạt động tâm lý xuất hiện đầu tiên trong đời sống tâm lý của con người và nó là cơ sở, nền tảng để hình thành các hoạt động tâm lý khác. Nhận thức đúng, đầy đủ về tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp sẽ thúc đẩy thanh tra viên hoàn thiện ý thức, điều chỉnh hành vi và quan hệ đạo đức nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của nghề nghiệp cũng như yêu cầu của xã hội.

3.2.1.3. Nội dung của biện pháp

Đối với biện pháp này, nhà quản lí tổ chức bồi dưỡng nhận thức cho thanh tra viên về tầm quan trọng của các biện pháp rèn luyện đạo đức nghề nghiệp thông qua những hoạt động cụ thể và tiến hành thường xuyên, đều đặn. Các nội dung về ý thức đạo đức nghề nghiệp cần tập trung bồi dưỡng cho thanh tra viên bao gồm: quan điểm của Đảng, Nhà nước; lí luận thanh tra, những tri thức về hoạt động thanh tra; các quy định của pháp luật trong hoạt động thanh tra…

3.2.1.4. Cách thực hiện biện pháp

- Định hướng phấn đấu, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên thông qua việc ban hành các tiêu chí thi đua khen thưởng, đánh giá xếp loại… trong đó có tiêu chuẩn về rèn luyện đạo đức nghề nghiệp. Vào đầu năm, lãnh đạo cơ quan sẽ ban hành các kế hoạch, định hướng và tiêu chí thi đua cụ thể. Bên cạnh các tiêu chí về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đạt về chất lượng và số lượng, để được khen thưởng thì thanh tra viên cũng cần phải đạt các tiêu chí về rèn luyện đạo đức nghề nghiệp kèm theo.

- Tổ chức các buổi sinh hoạt, thảo luận về đạo đức nghề nghiệp trong tập thể hoặc nhóm thanh tra viên. Việc này nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên để họ hiểu sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của nghề thanh tra, từ đó bồi đắp tình u và tinh thần trách nhiệm với công việc được giao. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, nêu gương của lãnh đạo quản lí các cấp, đặc biệt là những người đứng đầu cơ quan, đơn vị; nhân rộng

những tấm gương điển hình tiên tiến hết lịng hết sức vì tập thể, vì cơng việc; đồng thời thực hiện tốt đợt sinh hoạt chính trị định kỳ.

- Bồi dưỡng nhận thức cho thanh tra viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của thanh tra viên, việc kết hợp bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp là một phương pháp có thể được tiến hành một cách dễ dàng, thuận lợi, mang lại hiệu quả cao do bản thân thanh tra viên được tiếp thu và trải nghiệm một cách thực tế các nội dung về đạo đức nghề nghiệp thanh tra.

3.2.1.5. Điều kiện thực hiện biện pháp

Bản thân thanh tra viên và cán bộ quản lí phải hiểu rõ tầm quan trọng của công tác rèn luyện đạo đức nghề nghiệp thanh tra. Việc bồi dưỡng nhận thức cho thanh tra viên phải được các nhà quản lí thực hiện thường xuyên, liên tục. Nội dung bồi dưỡng cần được chuẩn bị kỹ, có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với đặc điểm của từng thanh tra viên và điều kiện thực tế của cơ quan, địa phương.

3.2.2. Tăng cường sinh hoạt các nội dung liên quan đến rèn luyện hành vi đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cơ quan thanh tra tỉnh kiên giang (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)