Tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cơ quan thanh tra tỉnh kiên giang (Trang 32 - 37)

9. Cấu trúc của luận văn

1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.2. Tại Việt Nam

* Quan niệm đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trên cơ sở tiếp thu quan niệm đạo đức cộng sản chủ nghĩa, kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại, đạo đức truyền thống của dân tộc, xuất phát từ tình hình thực tế của xã hội Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đựa ra quan niệm của mình về đạo đức, coi đó là “gốc”, là “nền tảng” của con người mới, xóa bỏ mọi áp bức bất công, cùng nhau xây dựng một xã hội tương lai tốt đẹp - XHCN và cộng sản chủ nghĩa, đạo đức là đạo đức mới - đạo đức cách mạng.

Đạo đức cách mạng do chủ tịch Hồ Chí Minh đề xướng và cùng với Đảng ta xây dựng, bồi đắp là đạo đức cộng sản, mang bản chất giai cấp công nhân, kế thừa truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, trên cơ sở thực tiễn cách mạng Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa, đạo đức của nhân loại. Đạo đức khơng phải là vì danh vọng của cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người; quyết tâm suốt đời đấu tranh cho đảng, cho cách mạng, đó là điều chủ chốt nhất; ra sức làm việc cho Đảng, giữ gìn kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng; đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lịng, hết sức phục vụ nhân dân... vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc. Ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến cơng tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ; là ở chỗ đấu tranh quên mình vì độc lập của dân tộc, vì thống nhất của tổ quốc, vì tự do, ấm no và hạnh phúc của nhân dân, vì chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản (Hồ Chí Minh tồn tập)[15].

Nội dung cơ bản của chuẩn mực đạo đức cách mạng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh [15] là:

- Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội.

- Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư - mình vì mọi người là những phẩm chất đạo đức cơ bản của người cán bộ cách mạng.

- Yêu thương, quý trọng con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp của con người mới.

- Tinh thần quốc tế trong sáng, chân chính là phẩm chất đạo đức mới.

Để xây dựng nền đạo đức mới - đạo đức cách mạng theo những tiêu chuẩn, chuẩn mực, phẩm chất đạo đức kể trên, Hồ Chí Minh cịn đề ra những nguyên tắc và phương châm mang đặc trưng riêng, độc đáo để định hướng cho sự lãnh đạo của Đảng và việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của mỗi con người. Đó là:

- Nói đi đơi với làm, nêu gương sáng về đạo đức là một yêu cầu, một phương châm lớn và sâu sắc để xây dựng đạo đức mới - đạo đức cộng sản.

- “Xây” đi đơi với “chống” là ngun tắc chỉ đạo mang tính bắt buộc, là địi hỏi khách quan để xây dựng đạo đức mới - đạo đức cách mạng.

- Phải tu dưỡng đạo đức kiên trì, bền bỉ, hàng ngày, hàng giờ trong suốt cuộc đời.

- Luôn ln tự phê bình và phê bình là vũ khí sắc bén của Đảng, của mỗi người, mỗi cán bộ, đảng viên trong quá trình tu dưỡng, rèn luyện, xây dựng đạo đức cách mạng.

* Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của ngành Thanh tra Việt Nam

Từ khi bắt đầu thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hịa ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945, thành lập Ban Thanh tra đặc biệt “có ủy nhiệm là đi giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của các ủy ban nhân dân và các cơ quan của Chính phủ” (Điều 1)[37]. Sắc lệnh là cơ sở pháp lý cho hoạt động của Ban Thanh tra, đồng thời cũng là một trong những văn kiện pháp lý đầu tiên đặt nền móng cho việc xây dựng hệ thống luật pháp về thanh tra. Cũng theo Sắc lệnh số 64, tổ chức thanh tra được xác định là một bộ phận cần thiết có tầm quan trọng đặc biệt và khơng thể thiếu trong cơng tác quản lí điều hành của Chính phủ, góp phần bảo vệ thành quả cách mạng. Bên cạnh Ban thanh tra đặc biệt nói trên, trong Sắc lệnh số 57/SL ngày 03/5/1946[38] về tổ chức bộ máy của các Bộ đã quy định trong mỗi Bộ: “có một Văn phịng, các Nha và có thể có một cơ quan thanh tra và ban cố vấn”. Chính vì thế ở một số Bộ đã thành lập tổ chức thanh tra riêng như: Nha thanh tra Hành chính thuộc Bộ Nội vụ, Nha thanh tra Canh nông; Nha thanh tra Bộ Lao động; Ban thanh tra Bộ kinh tế; Phòng kiểm tra Bộ thương binh và cựu binh; Tổng thanh tra Tài chính. Các tổ chức thanh tra này kiểm tra việc chấp hành và điều hành trong phạm vi Bộ mình. Với thiết chế mạnh như vậy, hoạt động của các tổ chức thanh tra có tác dụng rất lớn trong việc ổn định tình hình chính trị - xã hội đất nước khi chính quyền cách mạng đang ở thời kỳ

sơ khai. Tuy hoạt động chưa nhiều, nhưng những vụ việc đã được Ban Thanh tra đặc biệt giải quyết có tính chất điển hình, liên quan đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Ban thanh tra đặc biệt không chỉ hoạt động với chức năng thanh tra như ngày nay mà còn kiêm cả chức năng của cơ quan kiểm sát, điều tra. Đó là nét đặc trưng nhất của hoạt động thanh tra trong thời kỳ đầu thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Từ năm 1954 tình hình đất nước chuyển sang giai đoạn mới, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở Miền Nam. Vì vậy cơng tác thanh tra cũng được tổ chức, hoạt động cho phù hợp với tình hình mới. Đáp ứng yêu cầu thực tiễn của việc quản lí nhà nước, ngày 28/3/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Sắc lệnh số 261/SL quy định thành lập Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hồ với mục đích: để đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách và mệnh lệnh của Chính phủ, để giữ gìn pháp luật và bảo hộ tài sản của nhà nước (Điều 1)[39]. Sắc lệnh nêu rõ nhiệm vụ của Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ (Điều 2): Thanh tra công tác các Bộ, các cơ quan hành chính và chun mơn các cấp, các doanh nghiệp của nhà nước; thanh tra việc thực hiện hiện kế hoạch nhà nước, việc sử dụng, bảo quản tài sản nhà nước, chống phá hoại, tham ơ và lãng phí. Như vậy chức năng, nhiệm vụ đã có sự thay đổi căn bản, trọng tâm là hướng hoạt động thanh tra vào việc thanh tra nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước.

Sau ngày đất nước thống nhất, cho đến giữa năm 1976, tại phần lớn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều đã thành lập cơ quan thanh tra. Đồng thời, tại nhiều địa phương, cấp ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố cũng bắt đầu coi trọng việc tổ chức các Ủy ban thanh tra cấp huyện và tương đương. Như vậy, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, hệ thống các cơ quan thanh tra đã được thiết lập trong cả nước, góp phần cùng cả nước hồn thành thống nhất về mặt Nhà nước. Cụ thể bao gồm: Hệ thống cơ quan thanh tra chuyên trách của Nhà nước gồm: Ủy ban Thanh tra của Chính phủ; Ban thanh tra các Bộ, ngành quản lí tổng hợp, sản xuất và sự nghiệp quan trọng ở trung ương và địa phương; Ủy ban Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban Thanh tra huyện, quận và tương đương và Hệ thống không chuyên trách là các Ban Thanh tra nhân dân được xây dựng ở các đơn vị hành chính, sự nghiệp, kinh tế trong cả nước.

Bước sang thời kỳ đổi mới, để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước địi hỏi phải có sự thay đổi cả về tổ chức và hoạt động của cơng tác thanh tra. Vì vậy

ngày 01/4/1990, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước công bố ban hành Pháp lệnh Thanh tra (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/1990)[42]. Là một văn bản pháp lý có giá trị cao nhất từ trước đến thời điểm bấy giờ, Pháp lệnh đã thể chế hóa đầy đủ quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về tổ chức và hoạt động của thanh tra. Việc Pháp lệnh Thanh tra 1990 ghi nhận ngay tại Điều 1 mục đích của thanh tra là: “nhằm phát huy nhân tố tích cực, phịng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thiện cơ chế quản lí, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân” [42], điều này cho thấy Đảng và Nhà nước tiếp tục đánh giá cao vai trị của cơng tác thanh tra, coi “Thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lí Nhà nước; là phương thức bảo đảm pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lí Nhà nước, thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa” [42].

Năm 2004 Luật Thanh tra được ban hành đã đánh dấu một giai đoạn phát triển mới về tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nước nói chung và thanh tra hành chính nói riêng, với những nét mới nổi bật như: Mục đích, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Thanh tra nhà nước được quy định cụ thể và đầy đủ hơn với mục đích thanh tra là “phát hiện những sở hở trong có chế quản lí, chính sách pháp luật để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục... ”[46]. Sự đổi mới trong Luật tạo cơ sở cho Thanh tra nhà nước thực hiện nhiệm vụ phù hợp với giai đoạn phát triển mới của thời kỳ cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Lần đầu tiên Luật đã ghi nhận một nhiệm vụ mới của Thanh tra nhà nước là phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng bên cạnh nhiệm vụ thanh tra và nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo. Luật Thanh tra 2004 đã góp phần tạo lập khung pháp lý quan trọng trong việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra. Hằng năm, các cơ quan thanh tra đã phát hiện, kiến nghị xử lý nhiều hành vi vi phạm, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí nhà nước. Tuy nhiên, qua triển khai thực hiện nhiều quy định của Luật Thanh tra năm 2004 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập.

Năm 2010, Quốc hội thông qua Luật Thanh tra năm 2010, thay thế cho Luật Thanh tra năm 2004 (có hiệu lực 1/7/2011)[47]. So với Luật Thanh tra 2004, thì luật Thanh tra 2010 đã có những sửa đổi quan trọng, quy định cụ thể một số nội dung còn vướng mắc, bất cập như: về chức năng của cơ quan thanh tra Nhà nước; bổ sung một số khái niệm thuật ngữ mới; quy định tổ chức của cơ quan Thanh tra; cách

phối hợp giữa các cơ quan Thanh tra và các cơ quan liên quan; thẩm quyền và hoạt động của cơ quan thanh tra được sửa đổi theo hướng nâng cao và chủ động hơn. Bên cạnh đó, Luật Thanh tra 2010 có nhiều quy định các biện pháp bảo đảm thi hành yêu cầu, kiến nghị, kết luận, quyết định xử lý về thanh tra; quy định về việc xử lý hành vi không thực hiện yêu cầu, kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra được quy định có thể áp dụng các biện pháp chế tài xử phạt như: xử lý vi phạm hành chính; xử lý kỷ luật; truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

* Vấn đề đạo đức nghề nghiệp thanh tra

Đạo đức nghề nghiệp là một nhánh trong hệ thống đạo đức xã hội, là một loại đạo đức đã được thực tiễn hoá. Lương tâm nghề nghiệp là sự tự phán xét, tự ý thức về trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp. Nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp và lương tâm nghề nghiệp có quan hệ mật thiết với nhau. Đánh mất ý thức về nghĩa vụ đạo đức là đánh mất ý thức về bản thân mình, làm mất ý nghĩa làm người cũng như giá trị của lao động nghề nghiệp. Chính vì vậy việc nghiên cứu cơng tác giáo dục, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp chính là để góp phần hình thành nhân cách nghề nghiệp của mỗi chủ thể; hướng con người vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ trong hoạt động nghề nghiệp. Tính đến nay, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp có liên quan đến đề tài. Có thể kể đến một số cơng trình tiêu biểu như:

- Bùi Thế Vĩnh (2003), Xây dựng đạo đức cán bộ, công chức Việt Nam trong

thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố và hội nhập quốc tế, NXB Thống

kê [25].

- Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2009), Giáo dục đạo đức cho cán bộ,

đảng viên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB

Chính trị quốc gia [30].

- Nguyễn Văn Phúc (2001), Vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong nền kinh tế

thị trường ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học số 7 [20].

- Nguyễn Hữu Khiển (2003), Đạo đức công vụ và vấn đề nâng cao đạo đức

công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học số 10

[12].

- Đỗ Xuân Đơng (2006), Cơ sở lí luận và thực tiễn xây dựng Luật đạo đức

- Trần Văn Truyền (2009), Xây dựng văn hóa thanh tra và chuẩn mực đạo đức cán bộ thanh tra, Đề tài khoa học trọng điểm cấp Bộ [23].

- Lê Thị Hằng (2014), Đạo đức công chức và vấn đề xây dựng đạo đức công

chức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ Triết học

[6].

- Cao Minh Công (2012), Trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức ở nước

ta hiện nay, Luận án Tiến sỹ Triết học [2].

- Phan Kiều Thanh Hương (2010), Đạo đức cơng vụ trong hoạt động quản lí

nhà nước ở Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ [10].

- Đinh Thị Yến (2014), Đạo đức trong thực thi công vụ của công chức thanh

tra xây dựng, Luận văn Thạc sỹ [26].

Ngồi những cơng trình trên cịn rất nhiều cơng trình khác được đăng trên các báo cáo, các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành, các luận án, luận văn về những yếu tố khác nhau có liên quan đến đạo đức, đạo đức nghề nghiệp cơng chức. Tuy vậy, chưa có cơng trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn cơng tác rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cơ quan thanh tra cấp tỉnh nói chung cũng như cơ quan Thanh tra tỉnh Kiên Giang nói riêng. Trong khi đó, thực tiễn hoạt động của cơ quan Thanh tra tỉnh Kiên Giang đang đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để bảo đảm hiệu quả công tác rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên trong điều kiện cải cách hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tuy vậy những cơng trình nghiên cứu có liên quan là những tài liệu tham khảo có giá trị để nghiên cứu và hồn thiện luận văn này.

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cơ quan thanh tra tỉnh kiên giang (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)