Mô hình thể chế.

Một phần của tài liệu Khu kinh tế cửa khẩu và tác động của nó đối với việc phát triển vùng đông bắc (Trang 105 - 106)

II. Mô hình phát triển khu kinh tế cửa khẩu.

2. Mô hình thể chế.

2.1. Nguyên tắc chung:

- Tôn trọng luật pháp quốc tế, các hiệp định thoả thuận, quốc gia, khu vực trên cơ sở bảo đảm hoà bình, thịnh vượng và cùng có lợi.

- Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

- Chủ động thông báo cho nhau cùng hợp tác, thiện chí giải quyết những vướng mắc dựa trên sự tôn trọng truyền thống và tập quán, bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.

- Tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và dân chúng làm ăn.

- Phân cấp giải quyết các vấn đề phát sinh thường xuyên cho các cấp chính quyền khu vực theo nguyên tắc đối xứng.

Giữa các quốc gia có chung biên giới cần có sự trao đổi thông tin một cách thường xuyên về tình hình xây dựng cơ chế, chính sách phát triển khu kinh tế cửa khẩu của mỗi nước, để cùng phối hợp điều chỉnh và thực hiện cho phù hợp. Những nội dung mà các bên cùng quan tâm là :

- Khảo sát thực tế nguồn lực trong khu vực qui ước như điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, văn hóa, dân tộc và tập quán, các ưu thế và các hạn chế.

- Những vấn đề về cơ chế chính sách chung như đường lối, chủ trương, chính sách, những văn bản pháp lý, các hiệp định, mô hình thể chế tại các khu vực cửa khẩu.

- Các chính sách cụ thể trong hoạt động xuất nhập khẩu, các biểu thuế và thủ tục hải quan, xuất nhập cảnh đối với người và phương tiện; những văn bản quy định về đầu tư nước ngoài vào khu vực này, cũng như các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự và các biện pháp bảo vệ môi trường cho sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu.

- Các văn kiện thỏa thuận dự kiến đưa ra trao đổi và phân cấp hợp tác. Các dự án đầu tư hỗn hợp và danh sách các đối tác trực tiếp tham gia.

2.2. Vùng giao thoa các chính sách khuyến khích

Các khu kinh tế cửa khẩu thuộc khu vực hành chính đến cấp cơ sở (thôn, tổ dân phố) được chính quyền Trung ương phân cấp quản lý theo hướng khuyến khích phát triển hơn các vùng khác nhưng không phải khu hành chính riêng như các đặc khu kinh tế vì vậy khu kinh tế cửa khẩu là vùng giao thoa chính sách.

2.3. Một cửa áp dụng cho hình thức phân cấp quản lý :

Một trong những vấn đề được mọi nguời quan tâm và lo ngại đó là vấn đề trong việc ra vào khu kinh tế cửa khẩu và xuất nhập cảnh. Cần phải có sự công khai công việc và thống nhất trong các đơn vị làm dịch vụ về vấn đề thu lệ phí.

Các khu kinh tế cửa khẩu có nhiều hình thức và phân cấp quản lý khác nhau nhưng đều theo nguyên tắc một cửa cho các hoạt động đầu tư và thương mại.

- Cửa khẩu độc lập, hình thành theo điều ước quốc tế mà chính phủ nước sở tại phê chuẩn giao cho ngành hải quan quản lý có qui chế riêng.

- Khu thương mại tự do trong đó có khu công nghiệp tự do cấp tỉnh hoặc cấp quốc gia, khu vực này không có dân cư, hàng hoá vào được miễn thuế, việc chuyển đổi hàng hoá như thay đổi nhãn hiệu, bao bì, lắp ráp,… không chịu sự giám sát của hải quan và khi tái xuất hoặc nhập khẩu phải lập sổ sách chịu sự giám sát của hải quan, phải nộp thuế.

Khu kinh tế cửa khẩu cấp tỉnh trong đó có khu thương mại tự do như trên, có dân cư và có đặc quyền riêng về đầu tư và thương mại, ở vùng thuận lợi có sân bay, bến cảng có thể hình thành đặc khu kinh tế với vùng lãnh thổ rộng, thiết chế hành chính riêng.

Một phần của tài liệu Khu kinh tế cửa khẩu và tác động của nó đối với việc phát triển vùng đông bắc (Trang 105 - 106)