Mô hình không gian.

Một phần của tài liệu Khu kinh tế cửa khẩu và tác động của nó đối với việc phát triển vùng đông bắc (Trang 101 - 105)

II. Mô hình phát triển khu kinh tế cửa khẩu.

1. Mô hình không gian.

Các khu kinh tế cửa khẩu đều có đặc điểm chung về hành chính là nơi tiếp giáp hai hay nhiều quốc gia, có vị trí địa lý riêng trên đất liền, biển, sông hồ…. nằm trong tài liệu phân chia biên giới theo Hiệp Định và được Nhà nước cho áp đặt một số chính sách riêng.

1.1. Nguyên tắc chung của mô hình không gian:

- Tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, thuỷ, thềm lục địa, vùng trời theo hiệp định đã ký và các quy ước quốc tế.

- Các hoạt động ở khu vực phải xét đến yếu tố địa lý, tự nhiên để không làm tổn hại đến lợi ích các bên về các mặt, chú ý đến lĩnh vực môi trường.

- Bảo đảm sự phối hợp tốt nhất các yếu tố tự nhiên để các bên cùng có lợi.

- Cần có sự bàn bạc cụ thể khi triển khai các hoạt động trong khu vực nhằm tạo ra sự hợp tác các nguồn lực của các bên.

- Tìm kiếm các các yếu tố tương đồng, tìm kiếm và hướng tới các vị trí mà ở đó có mối liên hệ tốt trong nội địa để bù đắp các thiếu hụt về nguồn lực, về trao đổi hàng hoá.

- Tránh các vị trí bất lợi, vị trí để tội phạm hoạt động hoặc có thể xảy ra tranh chấp, lấn chiếm, vị trí dễ nảy sinh mâu thuẫn.

1.2. Một số mô hình không gian:

Mô hình đường thẳng: Đây là mô hình tốt, một mặt giảm tập trung cao về biên giới, đồng thời là nơi sử dụng hàng hoá nhập khẩu và tạo ra hàng xuất khẩu dựa trên cơ sở lợi thế về mặt giao thông. Để đáp ứng về điều đó các bên phải có tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông, hoặc liền bờ biển, ngoài ra trên các tuyến giao thông đó cần hình thành các, khu công nghiệp, đô thị, bến cảng ở mỗi bên với cự ly hợp lý, có mối liên hệ kinh tế mật thiết với khu kinh tế cửa khẩu. Mô hình này gần như đã tồn tại một cách “tự nhiên” trong lịch sử, từ một lối mòn dân chúng qua lại sau đó nhu

cầu trao đổi tăng giao thông phát triển trở thành cửa khẩu. Có thể cho rằng mô hình này là cơ sở của các mô hình khác. (hình 1a)

Mô hình quát giao nhau ở cán: là mô hình dựa trên hai bên có hành loạt các đô thị, khu công nghiệp, các vùng sản xuất nhưng cách biên giới một khoảng do tự nhiên hoặc quy ước một cách phù hợp, việc trao đổi hàng hoá đều tập trung về khu kinh tế theo đường giao thông gần nhất. Mô hình này có tính tập trung cao về thương mại, có thể gọi là cảng khô hay khu thương mại tự do. (hình1b)

Mô hình quạt giao nhau ở cánh: là mô hình mà biên giới có các khu đô thị, khu công nghiệp tập trung, hàng hoá hai bên được trao đổi một cách phân tán ở nhiều cặp chợ biên giới. Mô hình này thích hợp với biên giới có địa hình phẳng đông dân cư để có thể xây dựng các phố biên giới dài hàng km. (hình 1c)

Mô hình lan toả: là mô hình dựa trên cơ sở tập quán sinh hoạt của dân cư nên mô hình này mang tính tự phát và phát triển theo yêu cầu lợi dụng các yếu tố tự nhiên. Mô hình này thích hợp với các cặp chợ, thị trấn biên giới, hay các công trình hạ tầng do hai bên hợp tác, hoặc sẵn có.

Sơ đồ 1: Sơ đồ các mô hình không gian

1a. Mô hình đường thẳng 1b. Mô hình quạt giao nhau ở cán

1c. Mô hình quạt giao ở cánh 1d. Mô hình lan tỏa

1.3. Mô hình một khu kinh tế cửa khẩu:

Là mô hình căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế của mỗi nước, khả năng giao lưu với nước thứ ba nhờ hệ thống giao thông như đường bộ, sân bay bến cảng đường thủy; dựa trên các điều kiện tự nhiên thuận lợi các nước sẽ bố trí các cặp cửa khẩu quốc tế, quốc gia và địa phương.

Mô hình này được dựa trên một số các nguyên tắc như: thuận lợi cho việc kiểm soát các phương tiện, người và hàng hoá qua lại, trong đó cần có sự phối hợp hỗ trợ về các tiện ích công cộng như điện, nước, chiếu sáng, cây xanh, môi trường. Ngoài ra cần có dịch vụ tốt cho sự lưu trú của người cũng như của hàng hoá và các phương tiện quá cảnh,... Có hai mô hình cụ thể sau:

- Mô hình đối xứng: là mô hình được xây dựng theo định hướng phát triển của mỗi bên và thoả thuận quốc gia, mỗi bên xây dựng khu kinh tế cửa khẩu độc lập, cạnh tranh phát triển, do vậy nó có nét đối xứng mỗi bên có kết cấu hạ tầng giống nhau do đó chúng có những điểm bố trí tương đồng với nhau về kết cấu bao gồm: khu dân cư, khu thương mại, khu sản xuất, khu vui chơi giải trí, khu hành chính.

Sơ đồ 2: Sơ đồ mô hình khu kinh tế cửa khẩu đối xứng

Khu sản xuất Các cửa kiểm soát Khu hành chính Khu thương mại và dịch vụ Dải phân cách

Khu sản xuất Các cửa kiểm soát Khu hành chính Khu thương mại và dịch vụ

Mô hình đặc biệt: đây là mô hình liên kết hai giai đoạn, tạo ra vùng lãnh thổ đặc biệt, hai bên có thể thoả thuận bằng một hiệp ước, theo đó chỉ ra vùng lãnh thổ hợp lý, có hàng rào, không có dân cư sinh sống. Điểm khác biệt về nguyên tắc của mô hình là hình thành một công ty kinh doanh hạ tầng cho thuê toàn bộ các tiện ích trong khu theo danh mục ngành nghề kinh doanh. Mô hình này có lợi thế khai thác tốt nhất hạ tầng và có khả năng thu hút đầu tư quốc tế. Tuy nhiên cơ chế qui định trách nhiệm và lợi ích mỗi bên cần được phân định một cách thật rõ ràng.

Sơ đồ 3: Sơ đồ khu kinh tế cửa khẩu đặc biệt

Khu sản xuất (công ty liên doanh đầu tư

phát triển và kinh doanh hạ

tầng thuê đất)

Các cửa kiểm soát

Khu hành chính Khu thương mại và dịch

vụ

Đường phân cách Khu sản xuất

(công ty liên doanh đầu tư phát triển và kinh doanh hạ

tầng thuê đất)

Các cửa kiểm soát

Khu hành chính Khu thương mại và dịch

Một phần của tài liệu Khu kinh tế cửa khẩu và tác động của nó đối với việc phát triển vùng đông bắc (Trang 101 - 105)