Hình thức rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanhtra viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất biện pháp rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cơ quan thanh tra tỉnh kiên giang (Trang 61 - 62)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4. Các vấn đề lí luận về rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanhtra viên

1.4.4. Hình thức rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanhtra viên

Việc xác định hình thức và lựa chọn ưu tiên các hình thức rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên là một yêu cầu khách quan của các chủ thể quản lí. Đây là cơng việc thường xuyên liên tục và có tính hệ thống thì mới có thể tạo ra được những thanh tra viên đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động thanh tra. Cần kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, bồi dưỡng về chun mơn, nghiệp vụ với q trình rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên. Để rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cơ quan thanh tra cấp tỉnh có thể sử dụng các hình thức cơ bản sau đây:

- Tổ chức học tập, sinh hoạt, thảo luận về đạo đức nghề nghiệp: quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; lồng ghép với việc giảng giải, định hướng các giá trị đạo đức nghề nghiệp nói chung, đạo đức nghề nghiệp thanh tra nói riêng; nêu gương người tốt, việc tốt (nói chuyện, kể chuyện, đọc sách báo, mời những người có gương phấn đấu tốt đến nói chuyện, nêu gương tốt của những nhà quản lí hoặc thanh tra viên khác trong và ngồi cơ quan…); tổ chức trị chuyện, thảo luận với thanh tra viên hoặc nhóm thanh tra viên để khuyến khích động viên những hành vi cử chỉ đạo đức nghề nghiệp tốt đẹp của họ, khuyên bảo, uốn nắn những mặt còn chưa tốt hoặc chưa phù hợp.

- Tổ chức rèn luyện ý thức, hành vi, thói quen đạo đức nghề nghiệp thông qua thực tiễn các hoạt động thanh tra, như: thanh tra kinh tế - xã hội, giải quyết

khiếu nại - tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

- Xây dựng cơ quan thanh tra thành môi trường lành mạnh để giáo dục, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp: phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng, Cơng

đồn, Đồn thanh niên; tạo điều kiện cho thanh tra viên tham gia các các hoạt động tập thể, cộng đồng; giáo dục và rèn luyện ý thức tự giác và có tinh thần tự nguyện tham gia hoạt động, cơng việc khó khăn, gian khổ mà khơng nhất thiết phải có quyền lợi vật chất cho bản thân.

- Ban hành những nội quy, quy chế trong cơ quan cũng như trong thực thi cơng vụ với tính chất vừa là những u cầu đối với thanh tra viên, vừa là những điều

lệnh có tính chất mệnh lệnh đòi hỏi thanh tra viên tuân theo để có những hành vi đúng đắn theo yêu cầu của hoạt động thanh tra.

- Tổ chức phát động các phong trào thi đua ngắn hạn, dài hạn, thi đua

chuyên đề trong thực hiện nhiệm vụ gắn với việc rèn luyện đạo đức nghề nghiệp. Kịp thời sơ tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân rộng các điển hình tiêu biểu, nổi bật. Rèn luyện ý thức đạo đức nghề nghiệp thông qua các phong trào thi đua là biện pháp tác động tâm lý rất quan trọng nhằm thúc đẩy các động cơ kích thích bên trong của thanh tra viên, làm cho thanh tra viên phấn đấu rèn luyện đạo đức nghề nghiệp tốt hơn, vì vậy nhà quản lí cần tổ chức các phong trào thi đua và động viên thanh tra viên tham gia tốt phong trào này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất biện pháp rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cơ quan thanh tra tỉnh kiên giang (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)